DI CHÚC MIỆNG CÓ ĐƯỢC PHÁP LUẬT CÔNG NHẬN KHÔNG?


Xã hội phát triển, việc lập di chúc nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời ngày càng trở nên phổ biến. Di chúc ngoài việc được ghi nhận lại bằng văn bản thì có thể được lập bằng miệng. Tuy nhiên, di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? Có thể lập di chúc miệng trong trường hợp nào? Di chúc miệng có phải chuyển thành văn bản không? Sau đây Trung tâm di chúc sẽ giải đáp cho bạn đọc về các vấn đề nêu trên. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn.

Di chúc miệng là gì?

Theo Điều 624 và Điều 627 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

“Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”.

Di chúc là cách mà một người bày tỏ ý chí của mình về việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho những người còn sống sau khi qua đời. Di chúc được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau. Bao gồm lập thành văn bản hoặc truyền đạt lại bằng lời nói.

Trên tinh thần của quy định trên, có thể hiểu: Di chúc miệng là sự thể hiện ý nguyện, ý chí bằng “lời nói” của người có tài sản nhằm chuyển tài sản của mình cho những người còn sống sau khi người lập di chúc qua đời.

Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?
Liên hệ tư vấn về Di chúc miệng qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo).

Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không?

Theo Điều 629 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:

“Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng”.

Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện tại cho phép người để lại di sản được lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, di chúc lập bằng hình thức này chỉ được pháp luật công nhận khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện chung của di chúc hợp pháp. Cùng với các điều kiện riêng của di chúc miệng. Cụ thể:

Điều kiện chung để di chúc miệng được pháp luật công nhận:

Tại Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định về điều kiện để di chúc thông thường được coi là hợp pháp như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa trong khi lập di chúc;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức của di chúc không trái với quy định pháp luật.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp di chúc được lập bởi người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì di chúc này phải được lập thành văn bản. Bên cạnh đó, việc lập di chúc phải được sự đồng ý của cha/ mẹ/ người giám hộ.
  • Trong trường hợp di chúc được lập bởi người bị hạn chế về thể chất. Hoặc người không biết chữ thì phải có người làm chứng ghi chép lại bằng văn bản. Bản di chúc này phải được công chứng/ chứng thực.
  • Di chúc bằng văn bản không có công chứng/ chứng thực chỉ được công nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015.

Điều kiện riêng để di chúc miệng được pháp luật công nhận:

Tại Khoản 5 Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định về điều kiện để di chúc miệng được coi là hợp pháp. Cụ thể như sau:

  • Có ít nhất từ 02 người làm chứng trở lên;
  • Ngay sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại đầy đủ. Sau đó, cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản;
  • Di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký/ điểm chỉ của người làm chứng trong thời hạn 05 ngày làm việc. Kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí.

Nếu đáp ứng dược đầy đủ các điều kiện mà Trung tâm di chúc vừa liệt kê, thì di chúc miệng sẽ được pháp luật công nhận.

Có thể lập di chúc miệng trong trường hợp nào?

Đối chiếu với quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành, di chúc miệng không được lập một cách tự do, tùy tiện. Mà chỉ được lập khi tính mạng của người để lại tài sản bị cái chết đe dọa (mắc bạo bệnh, bị thương nặng do tai nạn, mắc các bệnh hiểm nghèo và lâm vào tình trạng nguy kịch,…). Không thể hoặc không còn thời gian để thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

Ví dụ:

Ông A 70 tuổi có 1 mảnh đất tại Sông Lô – Vĩnh Phúc. Trong lúc tham gia giao thông, ông gặp tai nạn. Thấy vậy, bà B và ông C (hàng xóm nhà ông A) chạy sang đỡ và đưa ông vào nhà. Vừa đưa vừa hô hào các con cháu của ông A ra đỡ. Sau đó ông A lâm vào tình trạng nguy kịch do mất máu quá nhiều. Lúc này, ông đã nói chuyện với tất cả mọi người có mặt xung quanh giường (có cả B,C và con cháu của ông A). Rằng ông A để lại tài sản là mảnh đất tại Sông Lô cho anh D.

Trường hợp này lập di chúc miệng này của ông A sẽ có hiệu lực pháp luật nếu như đáp ứng đầy đủ các nội dung sau:

  • Bà B và và ông C đáp ứng đủ các điều kiện của người làm chứng;
  • Bà B và ông C phải ghi chép lại đầy đủ ý chí cuối cùng của ông A. Và cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản;
  • Trong thời hạn 5 ngày bà B và ông C phải chứng thực xác nhận chữ ký/ điểm chỉ của người làm chứng.

Như vậy, khi người có tài sản lâm vào hoàn cảnh bị đe dọa về tính mạng. Thì người đó được phép lập di chúc miệng thay cho di chúc bằng văn bản. Tuy nhiên việc lập di chúc miệng sẽ phải đảm bảo một số điều kiện nhất định theo quy định pháp luật.

Quý khách hàng còn băn khoăn về việc Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? và cần giải đáp, hỗ trợ thủ tục hãy liên hệ Hotline: 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Di chúc miệng có hiệu lực khi nào?

Dựa vào quy định tại Khoản 1, Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015. Di chúc sẽ phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế. Cũng tại Điều 611 Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định về thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Thời điểm người có tài sản chết được chia thành 02 trường hợp sau:

  • Người có tài sản chết trên thực tế thì thời điểm mở thừa kế căn cứ vào giấy chứng tử của người đó;
  • Người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế sẽ căn cứ vào quyết định mà Tòa án đã tuyên.

Di chúc miệng là một trong hai hình thức của di chúc. Di chúc sẽ phát sinh hiệu lực tại thời điểm mở thừa kế.

Bên cạnh đó, pháp luật có quy định về địa điểm mở thừa kế như sau:

“Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ hoặc nơi có phần lớn di sản”.

Như vậy, địa điểm mở thừa kế đối với phần di sản của người chết được xác định theo nơi cư trú cuối cùng. Có thể là nơi đăng ký thường trú/ tạm trú, … cuối cùng. Trường hợp không thể xác định được thì địa điểm mở thừa kế được xác định theo nơi có toàn bộ di sản hoặc phần lớn di sản.

Di chúc miệng bị hủy bỏ?

Di chúc miệng chỉ phát sinh hiệu lực khi người để lại tài sản chết. Nếu di chúc đã được lập nhưng người để lại tài sản chưa chết thì không đủ căn cứ để phát sinh hiệu lực của di chúc. Ngoài ra, người lập di chúc miệng không lâm vào tình trạng ” tính mạng bị cái chết đe dọa”. Hoặc người làm chứng bị mất năng lực hành vi dân sự (bị tâm thần,..). Thì di chúc miệng cũng có thể bị hủy bỏ. Phần tài sản dùng để phân chia theo di chúc miệng vẫn thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc. Người này vẫn có quyền thực hiện việc lập di chúc mới/ thay đổi/ hủy bỏ. Hoặc bổ sung nội dung của di chúc mới theo ý nguyện bản thân.

Như vậy, di chúc miệng có thể bị hủy bỏ khi thuộc các trường hợp sau:

  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
  • Người làm chứng/ người lập di chúc/ nội dung di chúc/… không đáp ứng được các điều kiện của di chúc có hiệu lực theo Bộ Luật Dân sự 2015. Và các văn bản khác có liên quan quy định.

Di chúc miệng có phải chuyển thành văn bản không?

Theo tinh thần của Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015, di chúc miệng bắt buộc phải được chuyển thành văn bản. Việc này nhằm đảm bảo tính khách quan. Pháp luật đã quy định rõ, di chúc miệng phải được ít nhất 02 người làm chứng ghi nhận lại bằng văn bản. Và cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản đã lập sau khi nghe người để lại di sản nói. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, văn bản này phải được công chứng, chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Tổ chức hành nghề công chứng, UBND xã, phường,…

Việc chuyển di chúc miệng thành văn bản sẽ đảm bảo được tính pháp lý, tránh trường hợp di chúc miệng bị vô hiệu. Đảm bảo ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản được thực hiện đúng. Cũng như đảm bảo được quyền lợi của người được hưởng di sản thừa kế.

Ví dụ:

Vợ chồng ông A bà B kết hôn năm 1974 và có với nhau 4 người con chung là C,D,E,F. Thời kỳ hôn nhân, 2 vợ chồng tạo lập được khối tài sản chung gồm: 3 mảnh đất tại Lập Thạch – Vĩnh Phúc và 5 chỉ vàng. Trong buổi họp gia đình có đầy đủ tất cả các con, vợ chồng ông A bà B tuyên bố bằng miệng rằng sau khi cả 2 vợ chồng qua đời, anh C,D,E mỗi người được hưởng 1 thửa đất. Còn 5 chỉ vàng sẽ cho anh F.

Mặc dù, xét về bản chất đây là di chúc miệng nhưng lại không đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật đó là ” tính mạng bị đe dọa”“không được lập thành văn bản ngay sau đó”. Vì thế, di chúc miệng mà vợ chồng ông A bà B lập bị vô hiệu.

Quý khách hàng còn băn khoăn về việc Di chúc miệng có được pháp luật công nhận không? và cần giải đáp, hỗ trợ thủ tục hãy liên hệ Hotline: 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Người làm chứng di chúc miệng cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 632 Bộ Luật Dân sự 2015 hầu hết mọi người đều có thể trở thành người làm chứng di chúc miệng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Không thuộc người thừa kế theo di chúc. Hoặc người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Không thuộc người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  • Không thuộc người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Việc giới hạn quyền làm chứng đối với những đồng thừa kế, người liên quan đến di chúc. Nhằm đảm bảo việc lập di chúc được khách quan, tránh các rủi ro/ tranh chấp về sau.

Giới hạn quyền làm chứng đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên. Hoặc những người có khó khăn trong nhận thức, điều khiển hành vi. Vì họ thuộc nhóm người bị khiếm khuyết, hạn chế về năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Họ không đáp ứng được các điều kiện để trở thành người làm chứng cho việc lập di chúc miệng.

Như vậy, người làm chứng di chúc miệng cần đáp ứng các điều kiện trên theo quy định pháp luật. Nhằm tránh ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của di chúc và quyền lợi của những người được hưởng di sản.

Ví dụ:

Ông A có khối tài sản riêng gồm 500.000.000 đồng tiền mặt, 01 nhà đất tại Yên Lạc – Vĩnh Phúc. Ông A mắc bệnh hiểm nghèo và phải điều trị dài ngày trong bệnh viện Bạch Mai. Trong lúc sức khỏe của ông A rơi vào tình trạng trầm trọng, khó qua khỏi. Ông A đã nói với con gái rằng sẽ để lại toàn bộ tài sản nêu trên cho con gái sau khi ông qua đời. Tại thời điểm ông A nói có 1 bác sĩ và 2 y tá của bệnh viện làm chứng. Sau đó 2 y tá này đã xác nhận lại nội dung trên bằng văn bản và chứng thực chữ ký trong văn bản. Sau đó đưa lại cho con gái của ông A.

Đối với trường hợp trên, 2 y tá của bệnh viện Bạch Mai chính là những người làm chứng hợp pháp đối với di chúc miệng của ông A.

Tổng đài tư vấn pháp luật – thừa kế.

Trung tâm di chúc của chúng tôi là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng BáchTrung tâm di chúc cung cấp đầy đủ các dịch vụ Tư vấn pháp luật về thừa kế, đất đai,… Đội ngũ Luật sư của chúng tôi là những người có chuyên môn sâu, dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực di chúc, thừa kế, đất đai Trung tâm thường xuyên xử lý. Vì vậy, Trung tâm di chúc luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề của quý khách hàng.

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ khác có liên quan như:

  • Lập vi bằng, dịch vụ công chứng
  • Dịch vụ Luật sư
  • Thừa phát lại
  • Giám định chữ viết/ chữ ký,…

Qúy khách hàng cần được hỗ trợ vui lòng liên hệ:

Trân trọng!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *