NGƯỜI LÀM CHỨNG DI CHÚC CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?


Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, di chúc phải tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Trong một số trường hợp, di chúc theo quy định thì phải có người làm chứng mới được thừa nhận. Vậy người làm chứng di chúc cần đáp ứng điều kiện gì ? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm di chúc Việt Nam về vấn đề này. Hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Người làm chứng di chúc là gì?

Người làm chứng cho việc lập di chúc là người hỗ trợ cho người để lại di sản trong quá trình lập di chúc. Người làm chứng phải là người chứng kiến quá trình lập di chúc. Thông qua đó, người làm chứng xác nhận khả năng nhận thức, ý chí và điều kiện của người lập. Cùng với đó, bảo đảm nội dung di chúc là ý nguyện đích thực của người để lại di sản thông qua việc ký tên hay điểm chỉ vào bản di chúc.

Cụ thể, những trường hợp pháp luật quy định di chúc được lập phải có sự tham gia của người làm chứng bao gồm:

  • Di chúc miệng.

Khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ…”

  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Điều 634 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.”

  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ.

Khoản 3 Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

“Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.” 

Tuy nhiên, không phải bất cứ chủ thể nào cũng được phép làm chứng mà phải tuân thủ các điều kiện theo quy định pháp luật. Người này, phải là người chứng kiến sự việc một cách khách quan, độc lập, không bị ràng buộc hoặc bị ảnh hưởng từ bất cứ yếu tố hay chủ thể nào liên quan đến sự việc mà họ chứng kiến trong việc lập di chúc. 

Người làm chứng di chúc cần đáp ứng điều kiện gì?

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể các điều kiện của người làm chứng di chúc. Tuy nhiên, theo quy định tại điều 632 Bộ luật dân sự năm 2015, người làm chứng cho việc lập di chúc cần đáp ứng những điều kiện sau. Cụ thể:

  • Về độ tuổi, người làm chứng phải là người đã thành niên. Theo quy định pháp luật dân sự, người đã thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Do đó, người dưới 18 tuổi không được làm chứng cho di chúc.
  • Vê năng lực hành vi dân sự. Người làm chứng không phải là người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  • Về giới hạn một số đối tượng. Nếu đáp ứng hai điều kiện trên nhưng là người thừa kế theo di hoặc theo pháp luật hoặc người có, quyền, nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc cũng không được làm chứng cho di chúc.
Người làm chứng di chúc cần đáp ứng điều kiện gì?
Liên hệ số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ về người được làm chứng di chúc.

Ai không được làm chứng di chúc?

Pháp luật cho phép mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc. Ngoại trừ các đối tượng sau:

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người thừa kế của người lập di chúc.

Người thừa kế của người lập di chúc bao gồm người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật. Pháp luật loại trừ quyền làm chứng di chúc của những người thừa kế theo quy định tại Khoản 1 Điều 632 Bộ luật dân sự 2015. 

Việc định đoạt của người lập di chúc sẽ ảnh hưởng lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp những người thừa kế. Do đó, quy định người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật không được làm chứng cho di chúc có ý nghĩa nhằm bảo đảm tính khách quan của di chúc, tránh trường hợp chỉnh sửa, giả mạo di chúc hoặc làm cho di chúc vô hiệu.

Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

Những người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung của di chúc có thể là các chủ thể như:

  • Là đồng chủ sở hữu đối với phần tài sản định đoạt trong di chúc;
  • Chủ thể nhận thế chấp di sản, thuê mượn di sản hoặc chủ nợ, con nợ của người lập di chúc,…;

Việc pháp luật quy định các chủ thể có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan không được làm chứng cho di chúc nhằm đảm bảo khách quan, tránh thay đổi hay lái nội dung di chúc theo hướng có lợi cho họ. Đồng thời tránh xảy ra tranh chấp sau này.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, không làm chủ được hành vi và hậu quả của hành vi thì không được làm chứng cho việc lập di chúc. 

Người mất năng lực hành vi dân sự.

Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi;
  • Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan;
  • Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của những chủ thể trên. Căn cứ ra quyết định dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Trường hợp này là người bị Tòa án ra quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể:

Người từ đủ 18 tuổi trở lên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Người chưa thành niên.

Người chưa thành niên là những người dưới 18 tuổi. Theo quy định pháp luật, những người này chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Do vậy những người này đương nhiên không đủ điều kiện để làm chứng cho di chúc.

Di chúc có người làm chứng thì tối thiểu phải bao nhiêu?

Tình huống.

Chào Trung tâm di chúc Việt Nam. Tôi là Nguyễn Văn A, chưa kết hôn và có nhận nuôi một người con. Tôi có khối tài sản bao gồm là một mảnh đất. Nay tôi muốn lập di chúc bằng văn bản có một người bạn làm chứng để định đoạt những tài sản trên cho con trai tôi. Tuy nhiên, không biết số lượng người làm chứng trong di chúc là bao nhiêu người? Do tôi không quen biết nhiều người thì chỉ cần một người bạn của tôi làm chứng thì có hợp lệ hay không, mong Trung tâm giải đáp?

Trung tâm tư vấn.

Chào anh A, về câu hỏi của anh Trung tâm xin tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 634 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.”

Pháp luật yêu cầu đối với loại di chúc có người làm chứng thì phải có ít nhất là hai người. Việc quy định như vậy nhằm mục đích tránh sai lệch về nội dung di chúc. Những người làm chứng này sẽ kiểm soát hành vi của nhau. Họ có thể đối chứng khi cần thiết nhằm bảo đảm tính khách quan, trung thực của di chúc.

Do đó trường hợp của anh A mới chỉ có một người làm chứng nên chưa đáp ứng đủ điều kiện. Trường hợp anh cần hỗ trợ lập di chúc, anh có thể sử dụng dịch vụ Làm chứng di chúc của Trung tâm. Ngoài ra, Trung tâm sẽ cũng sẽ hỗ trợ thực hiện các nội dung:

  • Tư vấn phương án lập di chúc, tư vấn về nội dung di chúc;
  • Soạn thảo di chúc chuẩn quy định;
  • Làm chứng di chúc;
  • Lưu trữ di chúc;
  • Công bố di chúc;
  • Thẩm định di chúc.

Liên hệ tư vấn về người làm chứng trong di chúc: 0963.673.969 (Zalo).

Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc có người làm chứng.

Thủ tục lập di chúc có người làm chứng.

Quý khách hàng cần hỗ trợ làm di chúc có thể thực hiện theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Liên hệ để được tư vấn phương án lập di chúc qua số: 0963.673.969 (Zalo) – Luật sư hỗ trợ miễn phí;
  • Bước 2: Đăng ký, lựa chọn dịch vụ soạn thảo, lập di chúc, hình thức di chúc;
  • Bước 3: Xác nhận tạm ứng phí. Cung cấp thông tin, tài liệu để Luật sư triển khai công việc;
  • Bước 4: Tiếp nhận, rà soát lại nội dung dự thảo của di chúc;
  • Bước 5: Tiến hành ký, lưu trữ di chúc theo yêu cầu.

Khách hàng đăng ký thủ tục làm di chúc có người làm chứng tại Trung tâm Di chúc Việt Nam sẽ được hỗ trợ tư vấn, giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan đến pháp luật thừa kế, di chúc. Tư vấn phương án tối ưu nhất để đảm bảo tài sản của mình được định đoạt đúng mục đích, nguyện vọng.

Phí dịch vụ tư vấn, lập di chúc.

Phí Luật sư lập di chúc tại Trung tâm di chúc Việt Nam như sau:

  • Phí Luật sư tư vấn sơ bộ về thừa kế, di chúc: Miễn phí – Liên hệ: 0963.673.969 (Zalo);
  • Mẫu di chúc điền tay đúng chuẩn quy định có kèm theo tài liệu hướng dẫn: Chỉ từ 200.000 đồng/01 bộ;
  • Phí tư vấn pháp luật thừa kế, di chúc trực tiếp tại Văn phòng: 500.000 đồng/giờ;
  • Phí Luật sư tư vấn lập di chúc thừa kế đất đai, tài sản tại nhà: 1.000.000 đồng/giờ;
  • Biểu phí tư vấn, soạn thảo di chúc trọn gói: Chỉ từ 1.500.000 đồng/ Di chúc.

Phí các dịch vụ khác về di chúc:

  • Dịch vụ lưu trữ di chúc: 500.000 đồng/05 năm;
  • Phí công bố di chúc: Từ 3.000.000 đồng/Vụ việc;
  • Phí thẩm định di chúc: Từ 1.500.000 đồng/01 Di chúc;

Biểu phí Luật sư nêu trên được điều chỉnh cho phù hợp với từng vụ việc, yêu cầu của khách hàng. Và đã bao gồm phí Luật sư tư vấn pháp luật khi người dân sử dụng dịch vụ di chúc. Mọi nhu cầu tư vấn về mức giá, phí Luật sư lập di chúc được tiếp nhận 24/7 qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo)

Dịch vụ Luật sư

Trung tâm di chúc Việt Nam.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ người dân giải quyết các vấn đề pháp lý chuyên sâu về thừa kế, di chúc như:

  • Tư vấn pháp luật thừa kế;
  • Soạn thảo, lập di chúc;
  • Lưu trữ di chúc;
  • Thẩm định di chúc;
  • Công bố di chúc;
  • Khai nhận di sản thừa kế;
  • Giải quyết tranh chấp thừa kế, di chúc.

Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, chúng tôi có Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…. Cán bộ đại diện tại Nhật Bản, Hàn Quốc có thể hỗ trợ khách hàng tại các tỉnh thành ở Việt Nam và tại nhiều quốc gia.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ Luật sư hỗ trợ lập di chúc có người làm chứng của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *