LẬP DI CHÚC CÓ CẦN CÔNG CHỨNG KHÔNG?


Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người để lại di sản. Hiện nay việc lập di chúc được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên có nhiều vấn đề pháp lý đặt ra khiến cho người lập di chúc băn khoăn như: Lập di chúc có cần công chứng không? Công chứng di chúc cần lưu ý những nội dung gì? Di chúc không công chứng có hiệu lực hay không?… Dưới đây sẽ là giải đáp của Trung tâm Di chúc Việt Nam cho những vấn đề trên. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Di chúc công chứng là gì?

Theo quy định của Bộ luật dân sự, di chúc được định nghĩa như sau:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc có 2 hình thức chính bao gồm di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Trong đó di chúc bằng văn bản bao gồm: di chúc không có người làm chứng; di chúc có người làm chứng; di chúc công chứng; di chúc chứng thực.

Đồng thời theo quy định tại Luật công chứng năm 2014:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Như vậy, Di chúc công chứng được hiểu là di chúc bằng văn bản được chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội bởi công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung và hình thức của di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng bản di chúc. Việc công chứng di chúc được thực hiện theo Thủ tục lập di chúc tại phòng công chứng.

Lập di chúc có cần công chứng không?
Khách hàng cần tư vấn về Di chúc công chứng có thể liên hệ trực tiếp qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Lập di chúc có cần công chứng không?

Ông Trần Mạnh Q có đặt câu hỏi tới Trung tâm di chúc với nội dung: “Tôi muốn lập di chúc bằng văn bản để định đoạt tài sản cho các con. Tôi ở cách xa văn phòng công chứng, đi lại không tiện. Vậy nếu tôi làm di chúc có cần công chứng không? Rất mong Luật sư tư vấn, giải đáp cho tôi.”

Trước tiên Trung tâm di chúc cảm ơn ông đã quan tâm và đặt câu hỏi. Đối với thắc mắc của ông Q, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định về hình thức của di chúc theo quy định tại Điều 628 Bộ luật dân sự năm 2015, người lập di chúc có thể lập di chúc bằng văn bản theo các loại sau:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Như vậy, ông Q hoàn toàn có thể lập di chúc viết tay mà không cần phải công chứng. Tuy nhiên, đối với di chúc bằng văn bản không công chứng, chứng thực cũng phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định pháp luật. Ông Q có thể tham khảo nội dung phần dưới đây của bài viết để hiểu rõ hơn khi lập di chúc mà không cần công chứng.

Nếu cần tư vấn chuyên sâu vui lòng liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Các loại di chúc không cần công chứng.

Có hai loại di chúc bằng văn bản không cần công chứng bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng được quy định cụ thể tại Điều 633 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Đặc trưng của loại di chúc này là người lập di chúc tự viết, tự ký vào văn bản. Đây là loại di chúc có tính truyền thống và xu hướng tồn tại lâu dài. Loại di chúc này được sử dụng khá phổ biến vì có ưu điểm nhanh chóng, dễ dàng thực hiện, tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên khi lập di chúc không có người làm chứng cũng có nhiều hạn chế. Người lập di chúc phải tự viết và ký đầy đủ thì mới hoàn thiện được di chúc. Việc viết nội dung nhưng không ký thì cũng chỉ là bản dự thảo, không có hiệu lực. Ngoài ra, việc thực hiện di chúc sau khi người lập di chúc qua đời thường gặp nhiều khó khăn do tính bảo mật, không có nhiều người được tiếp cận, làm chứng. Do đó, đây là loại di chúc thường xuyên xảy ra tranh chấp. Thực tế hiện nay tồn tại nhiều vụ kiện liên quan đến công nhận di chúc viết tay tại Tòa án.

Thảm khảo: Mẫu di chúc viết tay không cần công chứng vẫn có giá trị

Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Những người thuộc các trường hợp sau không được làm chứng việc lập di chúc:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tham khảo: Người làm chứng di chúc cần đáp ứng điều kiện gì?

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Quý khách hàng cần tư vấn về việc lập di chúc không công chứng có thể liên hệ Trung tâm di chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Thủ tục lập di chúc không cần công chứng.

Người lập di chúc có thể lập di chúc không cần công chứng theo các bước:

  • Bước 1: Tự mình soạn thảo hoặc nhờ người khác soạn thảo nội dung di chúc;
  • Bước 2: Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào di chúc và trước mặt những người làm chứng;
  • Bước 3: Những người làm chứng xác nhận chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc, ký vào bản di chúc.

Trường hợp khách hàng cần hỗ trợ, Trung tâm di chúc có thể hỗ trợ khách hàng theo các bước sau:

  • Bước 1: Liên hệ để được tư vấn phương án lập di chúc qua số: 0963.673.969 (Zalo) Luật sư hỗ trợ miễn phí;
  • Bước 2: Tiếp nhận thông tin vụ việc, yêu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ, quy định pháp luật, lên phương án giải quyết;
  • Bước 4: Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của khách hàng, đảm bảo quy định pháp luật;
  • Bước 5: Hướng dẫn khách hàng, người làm chứng ký hồ sơ.

Khách hàng đăng ký thủ tục làm di chúc tại Trung tâm Di chúc Việt Nam sẽ được hỗ trợ tư vấn, giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan đến pháp luật thừa kế, di chúc. Tư vấn phương án tối ưu nhất để đảm bảo tài sản của mình được định đoạt đúng mục đích, nguyện vọng.

Lập di chúc không cần công chứng cần lưu ý những gì?

Về chủ thể lập di chúc, nội dung di chúc.

Để một di chúc có hiệu lực đầu tiên di chúc đó phải hợp pháp. Điều kiện để một di chúc hợp pháp bao gồm:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt khi lập di chúc;
  • Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức của di chúc không trái quy định pháp luật.

Nội dung chủ yếu của di chúc bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.

Ngoài các nội dung chủ yếu kể trên thì di chúc còn có thể có cái nội dung khác.

Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu. Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự. Đồng thời, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc mỗi trang. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Về người làm chứng.

Về cơ bản đa số mọi người đều có thể là người làm chứng. Việc làm chứng lập di chúc chỉ giới hạn đối với một số nhóm người sau:

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Việc giới hạn quyền làm chứng đối với nhóm người có liên quan đến di chúc, người thừa kề của người lập di chúc để đảm bảo việc lập di chúc được khách quan, minh bạch, tránh những tranh chấp không đáng có sau này. Đối với những người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, đây là những người bị hạn có hạn chế, khiếm khuyết về năng lực pháp luật, năng lực về hành vi. Vì vậy, họ không đủ điều kiện để làm chứng cho việc lập di chúc.

Đối với di chúc không có người làm chứng thì người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2015.

Liên hệ tư vấn thủ tục lập di chúc.

Hiện nay Trung tâm di chúc đang triển khai dịch vụ tư vấn, hỗ trợ lập di chúc. Quý khách hàng cần hỗ trợ làm di chúc có thể thực hiện theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Liên hệ để được tư vấn phương án lập di chúc qua số: 0963.673.969 (Zalo) Luật sư hỗ trợ miễn phí.
  • Bước 2: Đăng ký, lựa chọn dịch vụ soạn thảo, lập di chúc, hình thức di chúc theo khả năng và nhu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Xác nhận tạm ứng phí. Cung cấp thông tin, tài liệu để Luật sư triển khai công việc;
  • Bước 4: Tiếp nhận, rà soát lại nội dung dự thảo của di chúc;
  • Bước 5: Tiến hành ký, lưu trữ di chúc theo yêu cầu.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị có chuyên môn sâu trong lĩnh vực di chúc tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…, và đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng ở 63 tỉnh/thành trên cả nước.

Dịch vụ Luật sư Trung tâm di chúc.

Hiện nay Trung tâm di chúc Việt Nam đang cung cấp một số dịch vụ như:

  • Tư vấn pháp luật về thừa kế: chúng tôi có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu và kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực thừa kế, di chúc. Do đó, Trung tâm di chúc luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết vấn đề cho khách hàng;
  • Soạn thảo, lập di chúc: Trung tâm di chúc Việt Nam có thể hỗ trợ khách hàng soạn thảo, lập di chúc với nhiều hình thức: di chúc công chứng, di chúc viết tay… Ngoài ra chúng tôi còn có thể cung cấp cho khách hàng các mẫu di chúc;
  • Lưu trữ di chúc: hiện nay chúng tôi có hệ thống trụ sở, chi nhánh trên khắp cả nước cung cấp dịch vụ lưu trữ di chúc an toàn, bảo mật cho khách hàng;
  • Thẩm định di chúc: trường hợp khách hàng có băn khoăn về di chúc đã lập thì có thể liên hệ với Trung tâm di chúc Việt Nam để được Luật sư thẩm định. Luật sư sẽ thẩm định xem di chúc của khách hàng có đủ điều kiện hay không?
  • Khai nhận di sản thừa kế: Hỗ trợ khách hàng khai nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Giải quyết tranh chấp: Đại diện tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng cung cấp các dịch vụ khác có liên quan như:

  • Dịch vụ Luật sư, Công chứng,
  • Thừa phát lại, lập vi bằng,
  • Giám định chữ ký…

Liên hệ Trung tâm di chúc Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *