KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT


Hiện nay, Trung tâm Di chúc Việt Nam nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng về việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế đất đai như: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là gì? Cách giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất? Các kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai? … Chúng tôi sẽ đưa ra một số phương án để giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai bằng bài viết dưới đây. Qúy khách hàng cũng có thể liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Một số kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất?

Hiện nay, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất là một trong những nội dung tranh chấp tương đối phổ biến. Đặc biệt là các tranh chấp xoay quanh việc phân chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất. Do các bên trong quan hệ tranh chấp này thường có mối quan hệ huyết thống nên việc giải quyết thủ tục tương đối phức tạp, kéo dài.

Tranh chấp thừa kế là gì?

Tính đến nay, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm “Tranh chấp thừa kế”. Tuy nhiên dựa vào các quy định liên quan trong Bộ luật Dân sự 2015 có thể hiểu, tranh chấp thừa kế là việc phát sinh mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên trong quan hệ thừa kế. Quan hệ thừa kế được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ người đã mất cho những người được hưởng thừa kế. Ví dụ: Các đồng thừa kế phát sinh tranh chấp về việc phân chia/quản lý di sản của người chết để lại.

Quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định, Nhà nước thực hiện việc thống nhất quản lý, làm đại diện chủ sở hữu đối với đất đai. Tuy nhiên về bản chất, đất đai là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân. Quyền sử dụng đất hợp pháp sẽ được Nhà nước giao cho người được sử dụng đất theo đúng quy định.

Quyền sử dụng đất có được thông qua hình thức: Nhận đất được giao từ Nhà nước, nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng, chuyển đổi đất. Hoặc cũng có thể có được thông qua việc thuê/ thuê lại đất, nhận thừa kế đất đai từ những người khác. Quyền sử dụng đối với đất này là quyền được tận dụng các công dụng của thửa đất. Đồng thời chủ sử dụng đất được quyền hưởng các lợi ích mà thửa đất đem lại từ việc khai thác chúng. Ví dụ như: củ/ quả của cây trồng trên đất…

Như vậy, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có thể được hiểu là việc cơ quan nhà nước xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ đã có. Cùng với đó, cơ quan cũng tiến hành xác minh, có các văn bản cần thiết để giải quyết vấn đề xoay quanh việc tranh chấp thừa kế là quyền sử dụng đất. Các công việc này được cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp cho các bên liên quan. Dưới đây là một số kinh nghiệm được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể để giải quyết tranh chấp đất đai.

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất – Tổng đài hỗ trợ 0963.673.969 (Zalo)

Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không có giấy tờ.

Điều 108 Nghị định 102/2024 quy định các căn cứ để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất khi không có giấy tờ như sau:

  • Bằng chứng chứng minh nguồn gốc hình thành nhà đất đang tranh chấp. Các bên liên quan phải cung cấp tài liệu này cho cơ quan nhà nước để làm cơ sở xem xét vụ án;
  • Xem xét diện tích nhà, đất thực tế mà các bên đang sử dụng và quy định pháp luật về diện tích tối đa cho một nhân khẩu tại địa phương;
  • Việc sử dụng đất của các bên đang tranh chấp phù hợp với các chính sách, quy hoạch/ kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có đất;
  • Chủ trương ưu đãi đối với người có công với cách mạng, với nhà nước và người thân của những người này;
  • Các quy định pháp luật cụ thể về việc công nhận quyền sử dụng đất. Cho thuê/thuê lại quyền sử dụng đất; giao đất cho hộ gia đình, cá nhân, …

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ dựa vào các căn cứ phía trên để ra văn bản phù hợp nhằm giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ. Kể từ khi văn bản đó có hiệu lực, các bên tranh chấp phải thực hiện theo đúng nội dung của văn bản. Trường hợp không chấp hành thì một trong các bên có quyền nộp đơn đến UBND huyện nơi có đất để yêu cầu phía còn lại thực hiện.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất không có giấy tờ.

Theo tinh thần tại Điều 236 Luật Đất đai 2024, khi các bên phát sinh tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất không có các giấy tờ cần thiết quy định tại Điều 137. Lúc này, một trong các bên có thể giải quyết tranh chấp theo một trong hai hình thức sau:

  • Gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến UBND huyện/ UBND tỉnh tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định;
  • Gửi hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Tranh chấp thừa kế đất đai do người khác sử dụng.

Trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà người đang quản lý và người được nhận thừa kế đất là khác nhau. Trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế cần làm rõ các vấn đề sau:

  • Người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đã bắt đầu quản lý phần đất này từ thời điểm nào?
  • Ai là người đứng tên kê khai, đăng ký trong hồ sơ? Ai là người được ghi tên trong sổ địa chính, sổ đăng ký ruộng đất?
  • Phần đất đang tranh chấp đã được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa? Nếu được cấp rồi thì hồ sơ cấp sổ có đúng với quy định pháp luật không?
  • Tất cả các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người để lại di sản thừa kế?
  • Các giấy tờ chứng minh quyền thừa kế của người được nhận thừa kế?

Trên thực tế, thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai do người khác sử dụng là thủ tục phức tạp, cần nhiều thời gian. Tùy từng trường hợp sẽ có cách giải quyết khác nhau.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà đất đã được cấp giấy chứng nhận:

Khi cả hai bên (người để lại thừa kế và người đang sử dụng đất) đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cấp trùng nhau). Đến nay các bên phát sinh tranh chấp. Khi đó, Toà án cần xác minh thời gian sử dụng đất của các bên. Thu thập các tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lý về việc thực hiện thủ tục kê khai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên. Bên cạnh đó, cần xác minh ý kiến của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng pháp luật không. Trên cơ sở đó, Tòa án mới có căn cứ để công nhận quyền sử dụng đất cho bên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất mà đất chưa được cấp giấy chứng nhận:

Trong trường hợp hai bên tranh chấp mà chưa bên nào được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên trên thực tế, người đang sử dụng đất đã kê khai hoặc có tên trong sổ địa chính/ sổ đăng ký ruộng đất. Và người này được xác định đã sử dụng, quản lý đất liên tục. Trong khi đó, người được hưởng thừa kế không kê khai, đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định. Lúc này, một trong các bên có quyền làm thủ tục khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp. Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh và giải quyết vụ việc dựa trên các tài liệu, chứng cứ cụ thể.

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất? Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Tranh chấp quyền thừa kế đất đai có phải hòa giải không?

Hiện nay, rất nhiều người cho rằng tranh chấp thừa kế đất đai hay tranh chấp đất đai không khác gì nhau và đều cùng một loại. Vì vậy, hầu hết mọi người đã chủ động làm đơn yêu cầu UBND có thẩm quyền tiến hành hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế, hai loại tranh chấp này khác nhau. Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất chỉ là loại tranh chấp liên quan tới đất đai.

Tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có đề cập:

Trên thực tế, khi phát sinh các tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất, ví dụ: tranh chấp về giao dịch, hợp đồng xoay quanh quyền sử dụng đất (mua bán/ tặng cho đất đai), tranh chấp về thừa kế đất đai, tranh chấp nhà đất (tài sản chung vợ chồng),… Trường hợp này, các bên được quyền gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án để giải quyết dứt điểm luôn mà không cần cung cấp biên bản hòa giải của UBND xã/ phường như tranh chấp đất đai. Thẩm quyền của Tòa án giải quyết cũng có phần khác biệt so với thủ tục tranh chấp đất đai.

Câu hỏi pháp lý:

Chào Luật sư, tôi là Trần Thị K hiện đang cư trú tại Hà Nam. Tôi có một vài thắc mắc về thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai. Mong Luật sư giải đáp giúp:

“Bố mẹ tôi đều đã qua đời vào tháng 2/2022 vì tai nạn giao thông. Bố mẹ sinh được 2 người con là anh trai và tôi. Lúc còn sống bố mẹ tôi có 2 mảnh đất tại Phú Thọ. Trước khi mất ông bà đều không để lại di chúc nên tôi bàn bạc với anh trai mỗi người được nhận 1 mảnh đất cho đều nhau. Tuy nhiên anh trai là người trực tiếp chăm sóc ông bà khi cả hai còn sống. Vì thế, anh trai tôi không chấp nhận chia đều 2 mảnh đất mà cho rằng mình có công thì phải được phần nhiều hơn.

Hiện tại tôi và anh trai không thống nhất được quan điểm. Tôi muốn khởi kiện ra Tòa án để phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đối với 2 mảnh đất nêu trên. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có cần gửi đơn ra xã để hòa giải không? Hay là tôi được gửi thẳng đơn kiện ra Tòa?” 

Trung tâm giải đáp:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Trung tâm di chúc Việt Nam. Chúng tôi giải đáp thắc mắc trên cho bạn như sau:

Tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017. Nghị quyết hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án có đề cập:

Đối chiếu với các quy định pháp luật liên quan, tranh chấp giữa bạn và anh trai được xác định là tranh chấp về thừa kế có liên quan đến quyền sử dụng đất. Loại tranh chấp này không bắt buộc các bên phải làm thủ tục hòa giải tại UBND nơi có đất trước khi làm hồ sơ khởi kiện nộp cho Tòa án. Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai và bạn không thống nhất được quan điểm về việc phân chia di sản thừa kế là 2 mảnh đất nêu trên. Vì vậy, bạn có thể tiến hành thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền luôn mà không cần thông qua bước hòa giải ở UBND xã/ phường. Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ qua hotline 0963.673.969 (Zalo) của Luật sư tại Trung tâm di chúc. 

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất? Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu?

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, Tòa án là cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế đất đai. Điều này được thể hiện rõ tại Điều 26, 35, 37, 39, 40 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015. Tùy từng hồ sơ, tính chất vụ việc mà thẩm quyền của Tòa án theo cấp sẽ khác nhau.

Cụ thể:

  • Tòa án cấp quận/ huyện: thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế nhà đất, tranh chấp đất đai;

  • Tòa án cấp tỉnh/ thành phố: thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế/ đất đai có yếu tố nước ngoài. Ví dụ như: Vụ án mà đương sự là người có quốc tịch nước ngoài. Hoặc người Việt Nam đang định cư/ làm việc ở nước ngoài.

Trường hợp giữa các bên phát sinh tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc TAND nơi có bất động sản. Đối với loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất (tranh chấp thừa kế đất đai, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng đất,…) thì thẩm quyền giải quyết lại thuộc TAND nơi bị đơn cư trú/ làm việc. Hoặc cũng có thể giải quyết tại Tòa án nơi các bên cùng thỏa thuận lựa chọn. Bởi lẽ, đối tượng của các tranh chấp này là tranh chấp về quan hệ thừa kế, tranh chấp về quyền/ nghĩa vụ các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng liên quan đến đất đai. Vì thế, theo quy định chung trong BLTTDS thì thẩm quyền giải quyết vẫn là Tòa án nơi bị đơn cư trú/ làm việc. 

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất? Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Giải quyết tranh chấp thừa kế mất bao lâu?

Các vụ việc tranh chấp thừa kế là một trong các loại tranh chấp phức tạp. Chính vì vậy, thời gian giải quyết các vụ việc này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ví dụ như: quan điểm của các bên tranh chấp trên thực tế? Tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc? Sự hợp tác của các bên liên quan? Quy trình, thủ tục pháp lý liên quan tại từng địa phương cụ thể,… Thời gian giải quyết đối với tranh chấp này thường kéo dài từ vài tháng đến vài năm.

Thời gian giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Trường hợp các bên có thể ngồi lại cùng giải quyết tranh chấp theo con đường hòa giải, thương lượng thì thời gian giải quyết sẽ nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, tính chất mức độ phức tạp của vụ việc cũng sẽ giảm đi đáng kể. Còn nếu các bên không thống nhất được quan điểm thì buộc phải khởi kiện tại Tòa án để giải quyết vụ việc. Lúc này, thời gian giải quyết vụ án sẽ kéo dài hơn.

Đối với các vụ việc tranh chấp thừa kế đất đai, việc hòa giải tại UBND xã không phải là thủ tục bắt buộc trước khi khởi kiện. Tuy nhiên nếu các bên vẫn có nguyện vọng muốn ngồi lại cùng trao đổi thì có thể gửi đơn đến UBND xã/phường để yêu cầu tổ chức hòa giải. Kể từ khi nhận được đơn yêu cầu, UBND sẽ tổ chức hòa giải trong thời hạn không quá 30 ngày (Điều 235 Luật Đất đai 2024).

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất? Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

 Luật sư kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị nghiên cứu, tư vấn pháp luật chuyên sâu về giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp thừa kế, … Chúng tôi có:

  • Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu. Đồng thời, có nhiều năm kinh nghiệm trong vấn đề giải quyết tranh chấp nhà đất, tranh chấp di sản thừa kế là đất đai;
  • Tư vấn về các thủ tục hành chính liên quan đến tranh chấp đất đai, nhà ở;
  • Tư vấn/ nhận ủy quyền tham gia đàm phán, khiếu nại/ khiếu kiện, tranh tụng tại Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp;
  • Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ Hợp đồng. Luôn đề cao uy tín, trách nhiệm và hiệu quả công việc lên hàng đầu để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
  • Chi phí dịch vụ Luật sư giải quyết đất đai hợp lý. Có nhiều gói dịch vụ Luật sư khác nhau tùy theo từng vụ việc cụ thể và điều kiện kinh tế của khách hàng.

Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất? Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Trung tâm di chúc Việt Nam.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách – Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Trung tâm di chúc Việt Nam được thành lập với sứ mệnh hỗ trợ người dân trong lĩnh vực liên quan đến Thừa kế – Di chúc như sau:

  • Tư vấn pháp luật thừa kế;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc;
  • Lưu trữ, công bố di chúc;
  • Thẩm định, kiểm tra di chúc đã lập;
  • Hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế;
  • Giải quyết các tranh chấp thừa kế đất đai;
  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc, thừa kế.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin có thể giải đáp các thắc mắc, vấn đề của khách hàng. Khách hàng sẽ được bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng dịch vụ Luật sư của Trung tâm di chúc. Chúng tôi có văn phòng tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với đó là đội ngũ Luật sư hỗ trợ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Do đó chúng tôi có thể hỗ trợ khách hành một cách nhanh chóng, kịp thời khi khách hàng có nhu cầu.

Liên hệ với chúng tôi.

Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *