CÓ NGƯỜI THỪA KẾ MẤT TÍCH XỬ LÝ THẾ NÀO?


Quyền thừa kế là một trong các vấn đề khách hàng tại Trung tâm di chúc Việt Nam quan tâm khá nhiều gần đây. Khi pháp luật được phổ biến rộng rãi, tất cả công dân đều thượng tôn pháp luật thì họ cũng biết đến những quyền lợi mà mình được hưởng đối với một số vấn đề pháp lý, trong đó có thừa kế. Thông thường nhắc đến thừa kế, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến: Di sản thừa kế là gì? Ai được hưởng di sản thừa kế? Thừa kế theo pháp luật hay thừa kế theo di chúc…. Vấn đề liên quan đến người thừa kế mất tích lại khá mới, vì vậy Trung tâm di chúc mang đến cho khách hàng những thông tin bổ ích về vấn đề này thông qua bài viết ” Có người thừa kế mất tích xử lý thế nào?”.

Mọi thắc mắc hay nhu cầu tư vấn chuyên sâu Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn nhanh chóng, chi tiết.

Người mất tích có được hưởng thừa kế không?

Người mất tích là việc một người không còn xuất hiện tại nơi họ cư trú. Không ai biết họ đang ở đâu, còn sống hay đã chết.

Người mất tích vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như công dân bình thường. Trừ trường hợp họ được Tòa án tuyên bố đã chết. Vì vậy, đối với quyền thừa kế, người mất tích vẫn được hưởng quyền lợi đầy đủ như những đồng thừa kế của họ.

Theo quy định của Bộ Luật dân sự năm 2015, về hàng thừa kế theo thứ tự gồm có:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi hàng thừa kế trước đó không còn ai.

Việc người mất tích được hưởng thừa kế hay không sẽ phụ thuộc vào việc họ thuộc hàng thừa kế nào. Chứ không phụ thuộc vào việc họ có mất tích hay không. Tương tự như thừa kế theo pháp luật, nếu di chúc của người chết để lại di sản cho người mất tích, họ vẫn được hưởng thừa kế như người đang có mặt tại thời điểm mở di chúc. (Trừ trường hợp người đó không được hưởng di sản thừa kế theo quy định của Bộ luât dân sự 2015).

Có người thừa kế mất tích xử lý thế nào?
Có người thừa kế mất tích xử lý thế nào? Liên hệ hỗ trợ 0963.673.969 (Zalo)

Xem thêm: Quyền thừa kế thuộc về những ai? Ai không được thừa kế.

Chia thừa kế vắng mặt được không?

Tình huống tư vấn.

Chào Trung tâm di chúc, tôi là Nguyễn Văn A, hiện đang cư trú tại Long Biên muốn được luật sư tư vấn về thừa kế. Cụ thể, bố mẹ tôi chết không để lại di chúc. Tài sản ông bà có 01 sổ tiết kiệm trị giá 5 tỷ đồng và thửa đất rộng 500m2. Bố mẹ tôi có 5 người con: 3 trai, 2 gái. Ông bà nội, ngoại thì đã mất từ lâu trước bố mẹ tôi. Tuy nhiên, có 1 người em gái đã mất tích cách đây 3 năm. Gia đình đã tìm mọi cách nhưng vẫn không có bất kỳ thông tin nào của em gái tôi.

Nay gia đình có một số vấn đề cần phải sử dụng tiền, nên các anh em còn lại muốn chia di sản thừa kế. Tôi nghe nói, sẽ không chia được khi chưa tìm được em tôi, không biết thông tin này có chính xác không.  Nếu vắng mặt em gái tôi chúng tôi có được quyền chia thừa kế không? Mong luật sư và Trung tâm hỗ trợ tư vấn.

Trung tâm di chúc giải đáp.

Chào anh Nguyễn Văn A, đối với trường hợp của gia đình mình văn phòng hỗ trợ tư vấn như sau:

Vì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Những người được hưởng thừa kế gồm có: 5 anh chị em của bạn. Mỗi người sẽ được hưởng 1 suất thừa kế như nhau.

Tuy nhiên, vì một người mất tích, vắng mặt nên không thể làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế được, gia đình bạn cần thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố em gái mất tích. Sau đó yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ bạn. Mặc dù em gái bạn đã mất tích nhưng suất thừa kế của em bạn vẫn được tòa án chia bằng nhau như các đồng thừa kế khác.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế.

Các bước xử lý khi có người thừa kế mất tích.

Bước 1: Yêu cầu thông báo tìm kiếm người thừa kế mất tích.

Khi có căn cứ về việc người thừa kế mất tích, không có bất kỳ thông tin nào từ họ. Người thừa kế mất tích trong vòng 06 tháng liên tục không có tin tức gì. Các đồng thừa kế có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Tòa án nhân dân nơi cư trú cuối cùng của người được yêu cầu tuyên bố mất tích có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Quản lý tài sản thừa kế.

Ngoài việc, yêu cầu Tòa án thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú, các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản. Việc quản lý tài sản nhằm mục đích giữ gìn bảo quản tài sản cho người mất tích. Đồng thời, thực hiện các nghĩa vụ của người mất tích phải thực hiện bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.

Người được giao quản lý tài sản phải giao lại tài sản cho người mất tích nếu họ quay về. Người quản lý tài sản cần thông báo ngay cho Tòa án được biết về việc người mất tích đã trở về.

Người được giao quản lý tài sản được thanh toán các chi phí cần thiết trong quá trình quản lý di sản.

Bước 3: Tuyên bố mất tích.

Các đồng thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích nếu đáp ứng đủ điều kiện sau:

  • Biệt tích 02 năm liền trở lên, không có tin tức về việc người đó còn sống hay đã chết;
  • Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp tìm kiếm, thông báo theo quy định của pháp luật nhưng không có kết quả (trình báo cơ quan công an về việc mất tích, đăng báo, tìm kiếm thông tin trên các trang phương tiện thông tin đại chúng, quyết định của Tòa án về việc thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú…);
  • Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.

Tổng đài tư vấn pháp luật Thừa kế – di chúc  0963.673.969 (Zalo)

Thủ tục tuyên bố mất tích theo quy định pháp luật.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

  • Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích (Mẫu số 01- VDS);
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm trở lên;
  • Quyết định của Tòa án về thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh tư cách yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích.
  • …..

Bước 2: Tòa án thụ lý và chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố mất tích.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu tuyên bố mất tích, tòa án tiến hành xem xét hồ sơ và thụ lý nếu hồ sơ hợp lệ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thụ lý, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người yêu cầu tuyên bố mất tích.

Thời hạn thông báo tìm kiếm của Tòa án là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.

Sau khi kết thúc thời hạn thông báo tìm kiếm, Tòa án sẽ mở phiên hợp xét đơn yêu cầu trong thời hạn 10 ngày.

Bước 3: Ra quyết định tuyên bố một người mất tích.

Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu và ra quyết định tuyên bố một người mất tích. Trong trường hợp có đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích thì Tòa án chấp nhận yêu cầu và quyết định áp dụng biện pháp phù hợp.

Dịch vụ hỗ trợ giải quyết thủ tục yêu cầu tại Tòa án nhân dân. Liên hệ hotline hỗ trợ 0963.673.969 (Zalo)

Xử lý tài sản thừa kế trong thời gian chờ xác định mất tích.

Tình huống tư vấn.

Chào Trung tâm di chúc, tôi cần được tư vấn về vấn đề xử lý tài sản thừa kế. Trường hợp của gia đình tôi như sau:

Ông tôi mất năm 2023, trước khi mất ông có lập di chúc để lại tài sản cho chú tôi. Chú tôi làm nghề đánh cá, thường xuyên lênh đênh trên biển vài tháng mới vào bờ. Tuy nhiên, gia đình tôi đã mất liên lạc của chú từ 3 năm nay. Chúng tôi đã tìm mọi cách để tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả. Hiện không ai biết chú tôi đang ở đâu còn sống hay đã chết.

Gia đình đã làm đơn yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục tuyên bố mất tích đối với chú tôi. Luật sư cho tôi hỏi, tài sản thừa kế sẽ được xử lý như thế nào trong thời gian chờ xác định mất tích của chú tôi. Mong luật sư tư vấn hỗ trợ.

Trung tâm di chúc giải đáp.

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp cho trường hợp của bạn như sau:

Hiện Tòa án đang tiếp nhận đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích của gia đình bạn, chưa có quyết định có hiệu lực của Tòa án. Vì vậy, trường hợp của chú bạn được xem là người vắng mặt tại nơi cư trú.

Di sản thừa kế của ông bạn, nếu chú bạn là người duy nhất được hưởng thừa kế thì gia đình có quyền yêu cầu Tòa án giao di sản này cho những người sau quản lý:

  • Người nhận ủy quyền nếu trước đó đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý tài sản;
  • Người sở hữu chung còn lại quản lý phần di sản đó;
  • Vợ hoặc chồng đang quản lý tiếp tục quản lý;
  • Trường hợp vợ hoặc chồng chết hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt đứng ra quản lý.
  • Nếu không có những người như trên thì Tòa án sẽ chỉ định 1 trong số những người thân thích của người đó quản lý tài sản;
  • Trong trường hợp không còn người thân thích thì Tòa án sẽ chỉ định cho một người phù hợp khác quản lý tài sản.

Hotline hỗ trợ tư vấn 0963.673.969 (Zalo)

Giải quyết tranh chấp khi có người thừa kế mất tích.

Tình huống tư vấn.

Chào Trung tâm di chúc, gia đình tôi đang có tranh chấp liên quan đến tài sản thừa kế của bố mẹ. Mong luật sư tư vấn hướng dẫn xử lý.

Bố, mẹ tôi có 2 con chung và 1 con nuôi. Di sản thừa kế của ông bà để lại là 3 thửa đất tại Đông Anh, Sơn Tây, Hoàng Mai. Dự định bố mẹ tôi khi còn sống sẽ chia cho mỗi người 1 thửa đất riêng. Tuy nhiên, do tai nạn nên bố mẹ tôi ra đi đột ngột không kịp làm di chúc để lại. Người con nuôi sau đó cũng bỏ đi không có bất kỳ thông tin nào hơn 10 năm nay. Gia đình cũng đã làm thủ tục tại Tòa án. Sau đó, được tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích đối với em nuôi tôi.

Hiện nay, do nhu cầu của các đồng thừa kế, chúng tôi muốn chia di sản thừa kế của bố mẹ. Tuy nhiên, anh trai tôi và tôi đang không thống nhất được với nhau về vấn đề chia thừa kế. Tôi yêu cầu chia 3 phần để lại cho chú út nếu sau này chú ấy quay về. Nhưng anh trai tôi không đồng ý mà chỉ muốn chia đôi.

Trung tâm di chúc hỗ trợ tư vấn.

Theo quy định pháp luật, trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Như thông tin bạn cung cấp thì những người được hưởng thừa kế là anh trai bạn, bạn và em nuôi.

Nếu các đồng thừa kế không thống nhất được phương án phân chia thừa kế thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền tiến hành giải quyết phân chia di sản thừa kế.

Những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được nhận kỷ phần thừa kế như sau. Mặc dù em nuôi bạn đang mất tích nhưng quyền thừa kế của em bạn vẫn còn. Vì vậy, em nuôi vẫn được hưởng một suất thừa kế như bạn và anh trai.

Phần di sản thừa kế của em nuôi bạn sẽ được giao cho người quản lý di sản. Trường hợp người mất tích quay trở về sẽ nhận lại phần di sản thừa kế mà mình đã được chia.

Xem thêm: Chia tài sản thừa kế không có di chúc thực hiện thế nào? 

Liên hệ Trung tâm di chúc Việt Nam hỗ trợ.

Hiện nay Trung tâm di chúc Việt Nam có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng.

Trên đây là bài viết: Có người thừa kế mất tích xử lý thế nào?”. Nếu quý khách hàng chưa biết cách chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục di chúc. Vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

PTN.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *