LÀM THỦ TỤC THỪA KẾ MẤT BAO LÂU?


Để được nhận di sản thừa kế của người chết để lại, những đồng thừa kế phải thực hiện thủ tục thừa kế. Vậy, thủ tục thừa kế được thực hiện như thế nào? Làm thủ tục thừa kế mất bao lâu? Làm sao để thủ tục thừa kế được thực hiện nhanh chóng nhất? Hay có dịch vụ hỗ trợ cho thủ tục này không? Những câu hỏi trên sẽ được Trung tâm di chúc Việt Nam giải đáp toàn bộ ở bài viết ” Làm thủ tục thừa kế mất bao lâu?”. Quý khách hàng sau khi tham khảo nếu có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp cho trường hợp của mình hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo).

Các loại thủ tục thừa kế theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, hiện có các loại thủ tục thừa kế sau:

  • Thủ tục thừa kế có di chúc;
  • Thủ tục thừa kế không có di chúc hay còn gọi là thủ tục thừa kế theo pháp luật.

Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật.

Thủ tục thừa kế có di chúc.

Thủ tục này sẽ được thực hiện trong trường hợp người để lại di sản có lập di chúc trước khi chết. Di chúc cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Di chúc được lập bởi người có quyền đối với phần tài sản được coi là di sản thừa kế sau khi người để lại tài sản chết;
  • Người lập di chúc minh mẫn, tỉnh táo, không bị đe dọa, cưỡng ép hay lừa dối khi tiến hành lập di chúc;
  • Nội dung di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật, không vi phạm đạo đức, xã hội.

Xem xét di chúc đáp ứng đủ điều kiện, người thừa kế thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng.

Thủ tục thừa kế không có di chúc

Thủ tục này được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Người chết không để lại di chúc;
  • Di chúc của người chết không hợp pháp;
  • Một phần nội dung di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Người cơ quan, tổ chức được hưởng di chúc chết/ giải thể trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di chúc;
  • Người được hưởng thừa kế theo chỉ định của di chúc thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế.

Di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định pháp luật. Cần xác định đúng những người được thừa kế theo thứ tự quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Trong trường hợp không có tranh chấp, các đồng thừa kế tự thống nhất phương án phân chia di sản thừa kế. Có thể lập thành văn bản thỏa thuận hoặc biên bản họp gia đình. Sau đó liên hệ đến tổ chức hành nghề công chứng để khai nhận di sản thừa kế. Trong trường hợp có tranh chấp giữa các đồng thừa kế, có thể khởi kiện đến TAND có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Làm thủ tục thừa kế mất bao lâu?

Để xác định làm thủ tục thừa kế mất bao lâu cần xem xét các yếu tố sau:

  • Người để lại di sản chết có di chúc hay không?
  • Di sản thừa kế là gì? Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh di sản thừa kế?
  • Các đồng thừa kế bao gồm những ai? Có tranh chấp giữa các đồng thừa kế liên quan đến di sản thừa kế hay không?
  • Có hay không nghĩa vụ tài sản do người chết để lại;
  • Yêu cầu của người thừa kế di sản trong việc xử lý di sản thừa kế;

Vì có rất nhiều yếu tố cần được xem xét nên tùy vào từng trường hợp cụ thể thời gian làm thủ tục thừa kế sẽ có những khác nhau nhất định. Quý khách hàng cần hỗ trợ về vấn đề này, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được luật sư/ chuyên viên pháp lý kiểm tra hồ sơ và tư vấn cụ thể cho trường hợp riêng của gia đình mình.

Làm thủ tục thừa kế mất bao lâu?
Làm thủ tục thừa kế mất bao lâu? – Liên hệ tư vấn 0963.673.969 (Zalo)

Những việc cần thực hiện để làm thủ tục thừa kế nhanh chóng.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khai nhận di sản thừa kế.

  • Giấy chứng tử/ trích lục khai tử/ bản án của Tòa án tuyên bố một người đã chết ….
  • Di chúc hợp pháp
  • Tài liệu, chứng cứ về di sản thừa kế. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm……
  • Tài liệu, chứng cứ về người hưởng di sản thừa kế. Ví dụ: Căn cước công dân/ Hộ chiếu/ Chứng minh nhân dân…….
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ với người để lại di sản. Ví dụ: Giấy khai sinh, xác nhận thông tin cư trú, giấy chứng nhận kết hôn…..
  • Các tài liệu khác: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, biên bản hợp gia đình (nếu có).

Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Công chứng viên tại Tổ chức hành nghề công chứng được chọn tiếp nhận hồ sơ và tiến hành xác minh thông tin.

  • Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ: Tiến hành thụ lý vụ việc và ghi vào sổ công chứng. Bắt đầu triển khai soạn thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế.
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Công chứng viên có trách nhiệm thông báo, hướng dẫn, yêu cầu bổ sung đầy đủ để tiến hành thụ lý vụ việc.
  • Trường hợp không có cơ sở giải quyết về hồ sơ của khách hàng: Giải thích cho khách hàng quy định liên quan và từ chối thực hiện yêu cầu.

Thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Sau khi niêm yết được 15 ngày tại UBND cấp xã thì UBND có trách nhiệm xác nhận niêm yết. Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phải chú ý một số điểm như sau:

  • Trường hợp di sản thừa kế bao gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
  • Trường hợp nếu di sản thừa kế chỉ có động sản. Trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.

Soạn thảo văn bản khai di sản thừa kế và ký hồ sơ.

Nếu không có khiếu nại gì về việc niêm yết thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành giải quyết hồ sơ.

Thanh toán lệ phí và nhận kết quả.

Sau khi hoàn tất các thủ tục và thanh toán lệ phí. Người yêu cầu công chứng sẽ nhận được kết quả công chứng.

Liên hệ Luật sư hỗ trợ làm thủ tục thừa kế – hotline 0963.673.969 (Zalo)

Một số lưu ý khi làm thủ tục thừa kế.

Thứ nhất, về di sản thừa kế.

Tình huống: Ông Nguyễn Văn A có 3 người con là B, C,D. Năm 2022 ông A chết có để lại di chúc. Nội dung di chúc ghi nhận toàn bộ tài sản của ông A sẽ để lại cho con trai út – D. Sau khi lo tang lễ của ông A, D mang di chúc ra để tiến hành họp gia đình và làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Tuy nhiên, khi công khai di chúc, các đồng thừa kế không đồng ý vì trong đó có 1 thửa đất đứng tên hộ ông Nguyễn Văn A. Hiện gia đình đang xảy ra tranh chấp. Anh D liên hệ với Trung tâm di chúc để tư vấn về vấn đề này.

Việc xác định di sản thừa kế là vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực thừa kế. Nếu xác định sai hoặc thiếu di sản thừa kế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được hưởng thừa kế. Vì vậy, cần lưu ý kỹ vấn đề này khi tiến hành làm thủ tục thừa kế.

Đối với trường hợp trên của gia đình anh D, cần xác định thửa đất mang tên hộ ông Nguyễn Văn A có những ai được quyền sử dụng. Nếu xác định ông A chỉ có 1 phần quyền đối với thửa đất đó, thì ông A không có quyền quyết định đối với toàn bộ thửa đất trên. Nên anh D không thể làm thủ tục thừa kế như nội dung di chúc ông A để lại.

Thứ hai, về người được hưởng di sản thừa kế.

Bên cạnh lưu ý về di sản thừa kế, việc xác định người được hưởng thừa kế cũng là vấn đề quan trọng. Để đảm bảo tối đa quyền lợi cho người được hưởng di sản thừa kế và tránh trường hợp bỏ sót người thừa kế. Khi thực hiên thủ tục thừa kế cần xem xét dựa trên các quy định về:

  • Những người được hưởng thừa kế theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015;
  • Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc;
  • Thừa kế thế vị;
  • Nhận thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ;
  • Nhận thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;
  • Nhận thừa kế trong trường hợp đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; vợ, chồng đang thực hiện thủ tục ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác;
  • Người không được hưởng thừa kế.

Khách hàng cần tư vấn cụ thể liên quan đến vấn đề trên vui lòng liên hệ Trung tâm di chúc qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Thứ ba, về thời hiệu thừa kế.

Tình huống tư vấn.

Bà Trần Thị H có 2 người con là L và M. Năm 1993, bà H chết không để lại di chúc. Bà H có một thửa đất diện tích 50m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Anh L vào miền nam lập nghiệp và sinh sống ổn định từ lâu. Chị M hiện đang quản lý sử dụng thửa đất trên của bà H, lo hương hỏa cho tổ tiên, gia đình. Nay anh L làm ăn sa sút muốn về bán căn nhà của bà H để trả nợ, chị M không đồng ý. Anh L khởi kiện đến Tòa án yêu cầu chia di sản thừa kế. Chị M muốn luật sư tư vấn hỗ trợ để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Trung tâm di chúc hỗ trợ giải đáp.

Đối với tình huống trên, cần xem xét các vấn đề sau:

Bà H mất năm 1993, cách đây 31 năm. Di sản thừa kế là thửa đất diện tích 50m2, hiện chị M đang làm người quản lý sử dụng. Trường hợp anh L nộp đơn ra Tòa yêu cầu chia thừa kế, chị M có thể yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu đối với vụ việc trên để bảo vệ quyền lợi cho mình. Cụ thể, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hiệu để người yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, trường hợp của bà H đã hết thời hiệu chia di sản thừa kế. Đồng thời, chị M thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà H đang quản lý sử dụng di sản ổn định từ khi mở thừa kế đến nay. Vì vậy, chị M có thể yêu cầu tòa án áp dụng thời hiệu đối với vụ việc trên và yêu cầu công nhận quyền sử dụng thửa đất này cho mình.

Từ nội dung trên cho thấy, việc xác định đúng về thời hiệu sẽ giúp quyền và lợi ích của quý khách hàng được đảm bảo.

Xem thêm: Cách áp dụng quy định về thời hiệu thừa kế chuẩn.

Thứ tư, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

Tình huống: Anh Lê Văn X có vợ là chị Nguyễn Thị Y, bố mẹ đẻ anh X là ông V, bà T. Hai vợ chồng chưa có con chung. Năm 2019, anh X bị tại nạn giao thông qua đời. Di sản thừa kế của anh X có 1 thửa đất tại trung tâm thành phố A. Nguồn gốc tài sản do ông V, bà T tặng cho riêng anh A. Trước khi chết, anh A có vay riêng của chị dâu số tiền 500tr. Nay anh X chết, không để lại di chúc. Những người thừa kế liên hệ luật sư tư vấn. Mong muốn hỗ trợ làm thủ tục thừa kế của anh X.

Với thông tin khách hàng cung cấp như trên, Trung tâm di chúc hỗ trợ tư vấn như sau:

Anh X chết, không để lại di chúc. Di sản thừa kế được xác định là Thửa đất tại Trung tâm thành phố A.

Những người thừa kế của anh X bao gồm: chị Y, ông V, bà T.

Tuy nhiên, trường hợp trên trước khi chết anh X đã vay chị dâu số tiền 500tr. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục thừa kế của anh X các đồng thừa kế cần có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ liên quan đến khoản vay trên của anh X. Khi chia thừa kế, những người thừa kế sẽ có trách nhiệm đối với khoản vay của anh X tương ứng với phần di sản thừa kế mình được nhận.

Dịch vụ làm thủ tục thừa kế trọn gói.

Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

PTN.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *