Người dân Việt Nam ta thường có tâm lý “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”. Chính vì vậy, ngay từ lúc còn khỏe mạnh, người dân thường tích góp tiền của để phòng lúc già yếu, ốm đau. Một trong những cách mà người dân thường hay sử dụng chính là gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Tuy nhiên xoay quanh vấn đề này vẫn còn nhiều vấn đề pháp lý mà người dân đang quan tâm. Một trong số đó là thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm khi người gửi tiết kiệm qua đời. Trong phạm vi bài viết, Trung tâm di chúc Việt Nam sẽ tập trung phân tích và giải đáp các vấn đề pháp lý có liên quan. Trường hợp còn thắc mắc, bạn đọc cũng có thể liên hệ trực tiếp qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Ai có quyền thừa kế sổ tiết kiệm của người đã mất?
Hiện nay, pháp luật quy định có hai trường hợp về thừa kế sổ tiết kiệm. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Trường hợp trước khi chết đi, người để lại sổ tiết kiệm có lập di chúc thì những người có tên trong di chúc sẽ được thừa kế. Thừa kế theo di chúc là quá trình mà người được di chúc nhận tài sản của người đã mất dựa trên nội dung của di chúc mà người đã mất để lại. Điều này đòi hỏi phải có một di chúc hợp pháp và người được di chúc phải là người được chỉ định trong di chúc đó.
Còn đối với việc sau khi mất đi, việc chia thừa kế theo pháp luật thường áp dụng khi người chết không có di chúc hoặc khi di chúc không hợp lệ. Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định về hàng thừa kế như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Khi thừa kế, những người cùng thuộc một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản cùng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do chết, không có quyền thừa kế, bị truất quyền hoặc đã từ chối nhận di sản.
Khách hàng muốn tư vấn thêm quy định về thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm của người đã mất. Vui lòng liên hệ số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm thực hiện tại đâu?
Thừa kế sổ tiết kiệm thực hiện tại ngân hàng có phải không?
Theo quy định, tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng là một loại tài sản. Sổ tiết kiệm được xem là một loại chứng thư pháp lý ghi nhận quyền sở hữu đối với số tiền tiết kiệm gửi tại ngân hàng. Do đó, khi thừa kế tiền gửi trong số tiết kiệm cũng tương tự như lúc thừa kế các loại tài sản khác.
Ngân hàng được hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Luật ngân hàng và các quy định khác có liên quan. Hoạt động của ngân hàng không bao gồm hoạt động thực hiện thủ tục thừa kế. Do vậy, ngân hàng không có thẩm quyền thực hiện thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm. Tuy nhiên, khi đã thực hiện xong các thủ tục pháp lý theo quy định thì ngân hàng có trách nhiệm hỗ trợ và hướng dẫn người được thừa kế nhận tiền trong sổ tiết kiệm.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm
Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà các cơ quan, tổ chức cũng sẽ có thẩm quyền khác nhau khi người dân đến thực hiện thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm. Dưới đây là một số cơ quan khi người dân thực hiện:
- Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp người thừa kế sổ tiết kiệm thỏa thuận được với nhau thì có thể chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Văn phòng công chứng. Trường hợp những người thừa kế thỏa thuận được với nhau về việc phân chia tiền tiết kiệm thì khi đó sẽ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
- Tòa án nhân dân. Thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm tại Tòa án được thực hiện khi những người thừa kế không thể thỏa thuận được với nhau. Theo quy định BLTTDS năm 2015 thì tranh chấp về thừa kế tiền tiết kiệm là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án án nhân có thẩm quyền. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc giải quyết di sản là sổ tiết kiệm. Tòa án sẽ xem xét và quyết định về tính hợp lệ của di chúc sổ tiết kiệm. Phân chia di sản khi có di chúc hoặc không có di chúc. Giải quyết các tranh chấp phát sinh khác liên quan đến thừa kế.
Trường hợp khách hàng muốn thừa kế sổ tiết kiệm nhưng chưa biết làm ở đâu? Liên hệ ngay với Trung tâm theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.
Hồ sơ thừa kế sổ tiết kiệm
Câu hỏi pháp lý:
Xin chào Trung tâm, tôi là B, tôi có câu hỏi xin nhờ luật sư giúp đỡ. Ông nội tôi vừa mất đầu năm nay, theo pháp luật thì chỉ có bố tôi và cô L là được thừa kế di sản của ông. Ông tôi có gửi tiết kiệm tại một ngân hàng X của tỉnh Hải Dương. Xin hỏi luật sư gia đình tôi phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ gì? Xin cảm ơn rất nhiều.
Trung tâm di chúc trả lời:
Luật công chứng năm 2014 đã có quy định về hồ sơ thực hiện thủ tục thừa kế. Trường hợp người thừa kế theo di chúc phải cung cấp được bản sao di chúc. Trường hợp thừa kế theo pháp luật thì trong hồ sơ công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản. Ngoài ra, khi thừa kế, gia đình bạn phải cung cấp được các thông tin về sổ tiết kiệm theo quy định mà ông nội bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng X của tỉnh Hải Dương.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn B hướng dẫn bố và cô liên hệ với Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm.
Liên hệ tư vấn thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo).
Quy trình làm thừa kế sổ tiết kiệm.
Quy trình thừa kế sổ tiết kiệm có một số khác biệt so với thừa kế các tài sản khác. Bởi lẽ sổ tiết kiệm liên quan đến tài khoản ngân hàng và quy định của từng ngân hàng. Vì vậy, quy trình thừa kế sổ tiết kiệm được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác nhận và thu thập thông tin. Người thừa kế cần xác định và thu thập thông tin về sổ tiết kiệm của người đã chết, bao gồm số tài khoản, ngân hàng gửi, số dư hiện tại, các thông tin và điều khoản liên quan đến sổ tiết kiệm.
Bước 2: Thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Người được thừa kế sổ tiết kiệm liên hệ Văn phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện thỏa thuận phân chia di sản hoặc thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ sẽ được tiếp nhận, thụ lý và niêm yết 15 ngày theo quy định. Trường hợp không có khiếu nại gì thì sẽ được giải quyết hồ sơ và hoàn thiện thủ tục thừa kế theo quy định.
Bước 3: Liên hệ với ngân hàng để nhận di sản thừa kế. Người thừa kế liên hệ với ngân hàng nơi có sổ tiết kiệm để thực hiện thủ tục thừa kế. Đây có thể là việc kiểm tra số dư, rút tiền, thực hiện các thủ tục khác theo yêu cầu.
Khách hàng muốn ủy quyền cho Luật sư thay mặt thực hiện thủ tục thừa kế tại ngân hàng? Hãy liên hệ ngay theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.
Một số vướng mắc về thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm.
Một người không ký có làm thừa kế sổ tiết kiệm được không?
Tình huống
Xin chào Trung tâm, tôi là N, có một số thắc mắc mong được tư vấn. Bố mẹ tôi sinh được 4 người con, gồm 3 gái và 1 trai. Lần lượt vào năm 2008 và năm 2019 thì bố và mẹ tôi qua đời. Khi mất bố mẹ tôi không có di chúc, ông bà nội ngoại của tôi cũng đã mất từ lâu. Sau một thời gian, chúng tôi phát hiện bố mẹ có 1 sổ tiết kiệm tại ngân hàng Agribank. Tổng số tiền lãi và gốc đến nay theo chúng tôi được biết là khoảng 3.600.000.000 đồng. Sau một thời gian hòa giải nhưng người em trai chúng tôi vẫn không đồng ý ký vào giấy tờ. Nay xin hỏi luật sư em trai không chịu ký thì chúng tôi có nhận tiền được không?
Trung tâm tư vấn
Trong mọi vấn đề pháp lý phát sinh, pháp luật luôn khuyến khích các cùng nhau thương lượng và hòa. Trong các trường hợp về thừa kế cũng vậy. Trong tình huống này, vì bố mẹ bạn N không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật. Trường hợp nếu như tất cả những người thừa kế cùng thỏa thuận được với nhau sẽ tiến hành thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Còn việc người em trai không đồng ý ký vào văn bản thì gia đình bạn có thể tiến hành một trong các việc sau:
- Tất cả những người thừa kế cùng hòa giải, thương lượng phân chia di sản thừa kế.
- Đề nghị hòa giải tại UBND cấp xã/phường.
- Khởi kiện yêu cầu phân chia di sản là sổ tiết kiệm của bố mẹ bạn tại Tòa án. Mỗi người sẽ được thừa kề phần di sản bằng nhau.
Trường hợp khách hàng có nhu cầu Luật sư Thừa kế – Di chúc tham gia giải quyết. Vui lòng liên hệ 0963.673.969 (Zalo) để được hướng dẫn
Nhận thừa kế sổ tiết kiệm có phải nộp thuế không?
Cũng với câu hỏi trên, chị N hỏi rằng thừa kế sổ tiết kiệm có phải nộp thuế không? Trung tâm giải đáp như sau:
Điều 3 Luật Thuế TNCN 2007 quy định về những trường hợp phát sinh thu nhập phải nộp thuế. Trong đó khoản 9 quy định rằng: “Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng.” Do vậy, khoản thừa kế trong sổ tiết kiệm không thuộc trường hợp này, nên không phải nộp thuế.
Xuất phát từ lý do nhằm giảm bớt gánh nặng tài chính cho những người thừa kế có quan hệ huyết thống và khuyến khích việc chuyển giao tài sản trong gia đình mà không bị cản trở bởi các nghĩa vụ thuế cao. Ngoài ra tài sản thừa kế được coi là một phần của di sản của người đã khuất và tự nhiên thuộc về người thừa kế mà không phải trả thuế thu nhập. Thuế thu nhập thường chỉ áp dụng cho các nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh hoặc lao động, không phải từ việc nhận thừa kế tài sản cá nhân.
Mất sổ tiết kiệm gốc làm thừa kế được không?
Sổ tiết kiệm là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản. Do vậy khi thừa kế, sổ tiết kiệm là một trong những thành phần hồ sơ bắt buộc. Nếu không có sổ tiết kiệm không thể làm được thừa kế. Để giải quyết vấn đề này, các đồng thừa kế của người chết có thể trực tiếp đến Ngân hàng xác minh và xin xác nhận và các giấy tờ ghi nhận người quyền sở hữu tiền tiết kiệm của người để lại di sản. Khi yêu cầu, người được hưởng thừa kế cung cấp giấy chứng tử của người chết và giấy tờ tùy thân chứng minh quan hệ nhân thân với người để lại di sản.
Sau khi xác minh và được ngân hàng cung cấp thông tin thì các đồng thừa kế của người chết làm thủ khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Khách hàng muốn thừa kế sổ tiết kiệm nhưng đang gặp phải khó khăn. Liên hệ ngay theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.
Dịch vụ làm thừa kế sổ tiết kiệm.
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu, nhiều năm kinh nghiêm. Trung tâm di chúc Việt Nam tự tin có thể giải đáp các thắc mắc, vấn đề của khách hàng. Khách hàng sẽ được bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng dịch vụ Luật sư của Trung tâm. Các dịch vụ làm thừa kế sổ tiết kiệm chúng tôi thường xuyên hỗ trợ như:
- Luật sư tư vấn, giúp khách hàng thu thập hồ sơ. Xác minh thông tin sổ tiết kiệm tại ngân hàng khi sổ tiết kiệm bị mất, không có thông tin.
- Soạn thảo văn bản, giấy tờ thực hiện thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm tại ngân hàng.
- Hỗ trợ, nhận ủy quyền thay mặt khách hàng làm thừa kế sổ tiết kiệm.
- …
Liên hệ với chúng tôi.
Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, khắp 63 tỉnh, thành phố. Chúng tôi rất hân hạnh khi được hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: trungtamdichuc.com – luathungbach.vn
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!