CÁCH CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ THEO PHÁP LUẬT


Thừa kế là một khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực pháp lý, liên quan đến việc xác định và phân chia di sản sau khi người sở hữu tài sản qua đời. Có hai phương thức để xác định việc thừa kế đó là: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đây là chủ đề không xa lạ nhưng không phải ai cũng nắm rõ. Nhận được sự quan tâm của rất nhiều quý khách hàng. Bài viết dưới đây, Trung tâm di chúc Việt Nam mang đến những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề cách chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật để khách hàng có cách nhìn bao quát hơn. Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Điều kiện để chia thừa kế theo di chúc.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, để chia thừa kế theo di chúc, điều kiện cơ bản là người qua đời phải để lại di chúc trước khi chết. Di chúc đó phải hợp pháp và có hiệu lực. Cụ thể

Di chúc hợp pháp cần các điều kiện sau:

Điều kiện về chủ thể:

  • Người lập di chúc phải đủ 18 tuổi. Nếu di chúc do người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi lập phải được lập thành văn bản. Được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, tỉnh táo trong khi lập di chúc.
  • Không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép tại thời điểm lập di chúc.

Điều kiện về nội dung:

  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật.
  • Nội dung của di chúc không trái đạo đức xã hội.

Điều kiện về hình thức:

  • Hình thức di chúc phải phù hợp của từng loại di chúc theo quy định pháp luật.

Ví dụ: Di chúc miệng phải thể hiện trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc. Di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký. Hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Cách chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ Lập di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo)  để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Hiệu lực của di chúc:

Để di chúc phát sinh hiệu lực phải có các điều kiện sau:

  • Di chúc có hiệu lực từ thời điểm người lập di chúc chết. Hay còn được gọi là thời điểm mở thừa kế.
  • Người được chia thừa kế phải còn sống. Nếu người được chia thừa kế qua đời trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì sẽ vô hiệu. Di sản lúc này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
  • Di sản người lập di chúc để lại phải còn vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Ví dụ: Ông A tới văn phòng công chứng Trần Hữu T lập di chúc nhằm chuyển tài sản là sổ tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng cho con trai là anh B. Do đó, để di chúc phát sinh hiệu lực khi ông A qua đời, anh B vẫn còn sống tại thời điểm mở thừa kế. Ngoài ra, phải đáp ứng một điều kiện rất quan trọng đó là di sản để lại phải còn vào thời điểm ông A chết. Trường hợp, sổ tiết kiệm đã được A rút ra thì di chúc trên sẽ vô hiệu.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về cách chia tài sản thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo)  để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế. Điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo BLDS 2015, các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật như sau:

  • Di chúc không hợp pháp;
  • Người có tài sản chết không có di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về cách chia thừa kế theo pháp Luật. Liên hệ ngay số 0963.673.969 (Zalo)  để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Cách chia tài sản thừa kế theo di chúc.

Sau khi xác định được những người được chia thừa kế theo di chúc, tài sản sẽ được chia theo những phần được quy định trong nội dung di chúc. Các khoản tài sản, đồ vật có giá trị, tiền bạc, đất đai, và các quyền lợi khác sẽ được phân phối theo phần trăm hoặc theo số lượng cụ thể mà người lập di chúc đã chỉ định.

Lưu ý cách chia tài sản thừa kế theo di chúc:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  • Bố mẹ
  • Vợ chồng
  • Con: con chưa thành niên + con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động

Những người trên rơi vào các trường hợp:

  •  Không được hưởng thừa kế theo di chúc: người lập di chúc truất hoặc người lập di chúc không truất nhưng người lập di chúc đã chia hết di sản thừa kế mà không chia cho những người thuộc Điều 644;
  •  Được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng phần hưởng không đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Do đó những người này được bù đủ 2/3 một suất (lấy 2/3 1 suất trừ đi số di sản họ đã được hưởng để tìm phần thiếu).

Ví dụ: Gia đình ông A có 4 người gồm: Ông A, vợ và hai con đã thành niên và đều có việc làm ổn định (bố mẹ ông A đã mất). Ông A mất có di chúc để lại sổ tiết kiệm trị giá 300 triệu đồng cho hai con. Tài sản này thuộc quyền sở hữu hợp pháp và là tài sản riêng của ông A. Ông không có các khoản chí, nghĩa vụ cần thanh toán và không ai từ chối nhận di sản. Như vậy, với ví dụ này vợ ông A là người được hưởng phần di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Vợ ông A được hưởng: 2/3*(300/3)= 66,67 triệu đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về cách chia thừa kế theo di chúc. Liên hệ ngay số 0963.673.969 (Zalo)  để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Cách chia thừa kế theo pháp luật.

Câu hỏi: Tôi là Nguyễn Văn A, 32 tuổi, đang sống tại Hải Dương. Gia đình tôi có 4 người: Bố, mẹ, tôi và em gái. Bố mẹ tôi mất không để lại di chúc. Di sản bố mẹ để lại gồm: căn nhà cấp 4 và sổ tiết kiệm trị giá 800 triệu đồng. Em gái tôi đã lớn, lấy chồng xa nên phần di sản là căn nhà cấp 4 em gái tôi từ chối nhận thừa kế. Vậy luật sư cho tôi hỏi cách chia thừa kế theo pháp luật như thế nào? Việc chia thừa kế theo pháp luật thì con trai có được nhận nhiều hơn so với con gái không? Mong Luật sư giải đáp.

Trung tâm tư vấn

Trung tâm di chúc xin cảm ơn ông A đã gửi câu hỏi. Về các câu hỏi của ông A, trước tiên Trung tâm di chúc xin đưa ra các quy định pháp luật để ông A nắm được như sau:

Những người được nhận thừa kế theo pháp luật.

Theo Điều 651 BLDS 2015. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng 1: vợ, chồng còn trong thời kỳ hôn nhân; cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có thực hiện thủ tục nhận nuô theo quy định của pháp luật
  • Hàng 2: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng 3: cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Tỷ lệ chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật sẽ được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Nghĩa là sẽ được chia đều thành các phần bằng nhau.

Theo quy định trên, ông A và em gái thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên ông A và em gái thuộc đối tượng được nhận thừa kế do bố mẹ để lại. Về việc chia di sản thừa kế, thì sẽ được thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng. Nghĩa là ông A và em gái đều được các phần bằng nhau. Tuy nhiên, em gái ông A từ chối nhận phần nhà cấp 4 nên em gái ông A phải thực hiện văn bản từ chối nhận di sản thừa kế đối với phần nhà. Đối với phần di sản là sổ tiết kiệm trị giá 800 triệu thì sẽ được chia thành hai phần. Ông A được nhận 400 triệu đồng và em gái nhận 400 triệu đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về cách chia di sản thừa kế. Liên hệ ngay số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Thủ tục chia tài sản thừa kế theo di chúc.

Xác định và kiểm tra tính hợp lệ của di chúc

Đầu tiên, cần xác định liệu di chúc có hợp lệ hay không. Điều này bao gồm kiểm tra các điều kiện như nội dung, hình thức của di chúc. Kiểm tra di chúc có rơi vào các trường hợp dẫn đến vô hiệu hay không.

Xác định người được chia thừa kế

Di chúc phải rõ ràng xác định những người được chỉ định nhận tài sản (người thừa kế theo di chúc). Những người này có thể là con cái, người thân hoặc người nào mà người lập di chúc muốn để lại tài sản cho họ.

Chia tài sản theo di chúc

Sau khi xác định được những người được chia thừa kế theo di chúc, tài sản sẽ được chia theo những phần được quy định trong di chúc. Các khoản tài sản, đồ vật có giá trị, tiền bạc, đất đai, và các quyền lợi khác sẽ được phân phối theo phần trăm hoặc theo số lượng cụ thể mà người lập di chúc đã chỉ định.

Thực hiện di chúc

Khi các vấn đề đã được giải quyết, thực hiện di chúc là giai đoạn cuối cùng. Những người thừa kế được phân phối tài sản theo di chúc và được công nhận quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

Quá trình chia thừa kế theo di chúc cần tuân thủ rõ ràng các quy định pháp luật để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và pháp lý của quy trình này.

Lưu ý:

Trong quá trình chia thừa kế, có thể xuất hiện những vấn đề phát sinh. Có thể như tranh chấp, di chúc song song. Hoặc những vấn đề pháp lý khác. Các vấn đề này sẽ cần được giải quyết theo quy định của pháp luật. Đảm bảo việc thực hiện di chúc được công bằng và hợp lý.

Thủ tục chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Xác định người thừa kế:

Đầu tiên, pháp luật xác định những người sẽ thừa kế tài sản của người đã mất. Những người thừa kế này có thể là vợ/chồng, con cái, cha mẹ hoặc anh chị em của người chết.

Phân chia di sản:

Thừa kế theo pháp luật được phân chia theo nguyên tắc bình đẳng. Nghĩa là sẽ được chia đều thành các phần bằng nhau.

Giải quyết tranh chấp:

Nếu có tranh chấp về thừa kế, các bên liên quan có thể yêu cầu giải quyết bằng cách đưa vụ việc lên tòa án để có sự can thiệp của pháp luật trong việc quyết định phương pháp chia tài sản.

Thực hiện thủ tục pháp lý:

Các thủ tục pháp lý cần thiết như khai nhận di sản thừa kế, thỏa thuận phân chia sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản thừa kế….

Quý khách hàng cần hỗ trợ về thủ tục chia di sản thừa kế theo pháp luật. Liên hệ ngay số 0963.673.969 (Zalo)  để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Luật sư chuyên về thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt nam có đội ngũ Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn về quyền thừa kế, cách chia thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế;
  • Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai; tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…
  • Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thừa kế quyến sử dụng nhà đất (công chứng; chứng thực; khai nhận di sản…)
  • Tư vấn các quy định về quản lý; phân chia; thanh toán di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đai;
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;…

Liên hệ Hotline 0963.673.969 (Zalo)  để được luật sư chuyên về thừa kế tư vấn, hỗ trợ.

Liên hệ luật sư Tư vấn Thừa kế – Luật Hùng Bách

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *