TRUẤT QUYỀN THỪA KẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT


Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của con người, được pháp luật bảo vệ nhằm bảo đảm sự công bằng và minh bạch trong việc phân chia tài sản sau khi người để lại di sản qua đời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt người thừa kế có thể bị truất quyền thừa kế do các hành vi vi phạm đạo đức pháp luật. Vậy vấn đề này được pháp luật quy định ra sau, Trung tâm di chúc Việt Nam xin phân tích qua bài viết dưới đây, nếu bạn đọc có băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.

Truất quyền thừa kế là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Do đó, người lập di chúc có các quyền:

  • Chỉ định người thừa kế,
  • Truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, có thể hiểu truất quyền thừa kế là việc người để lại di sản thừa kế loại trừ một hoặc nhiều người thừa kế khỏi việc nhận được di sản của mình. Điều này có thể dựa trên nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như mối quan hệ cá nhân, các hành vi của người thừa kế, hoặc các lý do pháp lý khác…

Truất quyền thừa kế theo quy định pháp luật
Liên hệ tư vấn thừa kế di chúc theo quy định pháp luật 0963.673.969 (Zalo).

Truất quyền thừa kế và không được hưởng di sản thừa kế khác gì nhau?

Truất quyền thừa kế

Truất quyền thừa kế là hành động mà người để lại di sản (người chết) bằng cách viết trong di chúc truất quyền một hoặc nhiều người thừa kế khỏi việc nhận phần di sản của mình. Người bị truất quyền thừa kế sẽ không có quyền hưởng di sản theo ý chí của người để lại di sản, dù họ có thuộc diện thừa kế theo pháp luật hay không.

Hành vi này được thực hiện khi người để lại di sản cảm thấy người thừa kế không xứng đáng nhận phần di sản của mình, ví dụ do vi phạm đạo đức hoặc các hành vi khác không phù hợp.

Hiện nay, trong bộ luật dân sự quy định về truất quyền thừa kế nằm trong phần di chúc. Người để lại di sản có quyền truất quyền thừa kế của bất kỳ người thừa kế nào trong di chúc của mình. Tuy nhiên, để đáp ứng điều kiện này thì người để lại di sản phải lập di chúc hợp pháp và nêu rõ ý chí truất quyền thừa kế của một người hoặc nhiều người thừa kế cụ thể.

Ví dụ: Ông A có 2 người con là B và C. Do B có hành vi bất hiếu, ông A lập di chúc truất quyền thừa kế của B, không cho B hưởng bất kỳ phần tài sản nào. Trong trường hợp này di chúc của ông A có hiệu lực, B sẽ không được hưởng di sản.

Lưu ý:

Trường hợp người bị truất thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc vẫn có quyền hưởng một phần di sản. Cụ thể bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Liên hệ tư vấn truất quyền thừa kế theo quy định pháp luật 0963.673.969 (Zalo).

Không được hưởng di sản thừa kế

Đây là trường hợp người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản theo các quy định của pháp luật, không phải do ý chí của người để lại di sản. Trong tình huống này, việc người thừa kế không được nhận di sản là kết quả của sự loại trừ theo quy định pháp luật.

Quy định về việc không được hưởng di sản thừa kế thường nằm trong các điều khoản về người không có quyền hưởng di sản. Một số điều kiện phổ biến dẫn đến việc không được hưởng dẫn đến việc không được hưởng di sản thừa kế bao gồm:

  • Người thừa kế bị kết án vì có hành vi cố ý gây thiệt hại cho người để lại di sản.
  • Người thừa kế bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự và không có người giám hộ hợp pháp.
  • Người thừa kế từ chối nhận nhận di sản một cách hợp pháp và có văn bản từ chối theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Ông D để lại di sản cho con gái E và con trai F. Tuy nhiên, F bị kết án vì có hành vi cố ý gây thương tích nặng cho ông D trước khi ông D qua đời. Theo quy định của pháp luật F không có quyền hưởng di sản từ ông D.

Như vậy, truất quyền thừa kế là hành động do ý chí của người để lại di sản, thông qua di chúc. Không được hưởng di sản thừa kế trường hợp người thừa kế bị tước quyền theo quy định pháp luật.

Liên hệ Luật sư thừa kế, di chúc tư vấn pháp luật Miễn phí 0963.673.969 (Zalo).

Các trường hợp bị truất quyền thừa kế

Việc truất quyền thừa kế theo di chúc là quyền của người để lại di sản, không cần phải có lý do pháp lý cụ thể. Người để lại di sản có thể quyết định truất quyền thừa kế của một người dựa trên ý chí và mong muốn cá nhân, mà không cần giải thích hoặc biện minh trước pháp luật. Dưới đây là những tình huống có thể dẫn đến việc bị truất quyền:

  • Mối quan hệ gia đình rạn nứt;
  • Vi phạm đạo đức hoặc gây tổn hại cho gia đình;
  • Người thừa kế có lối sống không lành mạnh, nghiện ngập hoặc tiêu xài hoang phí;
  • Lừa dối hoặc phản bội lòng tin người để lại di sản;
  • Khác biệt về quan điểm sống hoặc tôn giáo.

Ai có quyền truất quyền thừa kế

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chỉ người để lại di sản mới có quyền truất quyền thừa kế của người thừa kế thông qua việc lập di chúc hợp pháp. Điều này có nghĩa là người lập di chúc có thể quyết định truất quyền thừa kế của bất kỳ người thừa kế nào thuộc diện thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, dựa trên các lý do mà họ cho là hợp lý. Dưới đây là các điểm quan trọng liên quan đến quyền truất quyền thừa kế:

Quyền truất quyền thừa kế

Người để lại di sản:

  • Là người có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với tài sản và quyết định việc phân chia tài sản của mình sau khi qua đời.
  • Chỉ người này mới có quyền lập di chúc để phân chia tài sản và quyết định truất quyền thừa kế của một hoặc nhiều người thừa kế.

Điều kiện để di chúc truất quyền thừa kế có hiệu lực

Di chúc hợp pháp:

  • Di chúc phải được lập theo đúng quy định của pháp luật về hình thức và nội dung.
  • Di chúc có thể lập bằng văn bản hoặc bằng miệng (trong trường hợp khẩn cấp), nhưng phải đảm bảo tính hợp pháp theo quy định.

Người lập di chúc có năng lực hành vi dân sự: Người lập di chúc phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Di chúc không vi phạm quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, có một số người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Bao gồm: con chưa thành niên, cha mẹ, vợ/chồng hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Những người này vẫn được hưởng phần di sản theo quy định của pháp luật, ngay cả khi bị truất quyền thừa kế trong di chúc.

Liên hệ Luật sư thừa kế, di chúc tư vấn pháp luật Miễn phí 0963.673.969 (Zalo).

Quy trình lập di chúc truất quyền thừa kế

  • Xác định Người Thừa Kế và quyết định Truất Quyền Thừa Kế;
  • Lập di chúc: Người để lại di sản tiến hành lập di chúc nêu rõ ý chí truất quyền thừa kế của một hoặc nhiều người thừa kế cụ thể. Di chúc phải đảm bảo về nội dung dung, hình thức. Trường hợp cần hỗ trợ lập di chúc liên hệ Trung tâm hỗ trợ qua số 0963.673.969 (Zalo)
  • Ký tên, Chứng thực hoặc chứng nhận (nếu cần thiết). Di chúc bằng văn bản có thể cần được chứng thực hoặc chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền (ví dụ: văn phòng công chứng, ủy ban nhân dân xã/phường).
  • Lưu giữ bản chính di chúc. Bảo quản bản chính di chúc ở nơi an toàn để tránh mất mát hoặc hư hỏng.
  • Công khai hoặc không công khai. Di chúc có thể được công khai cho các thành viên gia đình hoặc giữ bí mật cho đến khi người để lại di sản qua đời.

Như vậy, chỉ người để lại di sản mới có quyền truất quyền thừa kế của người thừa kế thông qua việc lập di chúc hợp pháp. Việc truất quyền thừa kế phải tuân thủ các quy định pháp luật về lập di chúc, bảo đảm tính hợp pháp và rõ ràng trong việc nêu lý do truất quyền thừa kế. Điều này đảm bảo rằng quyết định của người để lại di sản sẽ được thực hiện đúng theo ý chí của họ và tránh các tranh chấp pháp lý sau này.

Người bị truất quyền thừa kế có được hưởng di sản không?

Người bị truất quyền thừa kế thường sẽ không được hưởng di sản theo quy định của di chúc nếu việc truất quyền thừa kế được thực hiện đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ và điều kiện pháp lý cần lưu ý sau:

Di chúc vô hiệu

Trong nhiều trường hợp di chúc có thể bị vô hiệu như:

  • Di chúc được lập không đúng hình thức pháp lý;
  • Người lập di chúc không đáp ứng năng lực lập di chúc. Người lập di chúc lập trong trạng thái không minh mẫn sáng suốt. Người lập di chúc chưa đủ tuổi hoặc không có năng lực hành vi dân sự;
  • Di chúc được lập dưới áp lực, đe dọa hoặc lừa dối;
  • Nội dung di chúc trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội;
  • Di chúc đã bị hủy bỏ hoặc thay thế bằng di chúc khác…

Trong trường hợp di chúc bị vô hiệu, di sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Tình huống:

Chào Trung tâm di chúc VIệt Nam. Tôi tên là Nguyễn Trọng T 24 tuổi. Tôi có người em năm nay lên lớp 16 tuổi. Từ hồi lên lớp 6 em tôi thường xuyên đi chơi điện tử bỏ bê học hành. Cuối lớp 9 thì không thi cấp 3 mà ăn chơi lêu lổng. Ngày nào cũng tụ tập với đám choai choai trong làng. Bây giờ đang nghỉ học đòi đi làm thuê. Mấy hôm trước, bố tôi mới mất có để lại di chúc công chứng trong đó có nội dung truất quyền thừa kế của em trai tôi là Nguyễn Trọng D. Vậy cho tôi hỏi em trai tôi có được hưởng thừa kế từ bố tôi không? Rất mong được giải đáp.

Trung tâm tư vấn

Cảm ơn anh T đã gửi câu hỏi đến Trung tâm di chúc. Về vấn đề của anh Trung tâm xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật Việt Nam, có một số người được bảo vệ và không thể bị truất quyền hoàn toàn, ngay cả khi có quy định trong di chúc. Các đối tượng này bao gồm:

  • Con chưa thành niên của người để lại di sản.
  • Cha, mẹ, vợ/chồng của người để lại di sản.
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Nếu người thừa kế bị truất quyền thừa kế thuộc diện được bảo vệ theo quy định của pháp luật nêu trên. Trường hợp này, họ vẫn sẽ được hưởng một phần di sảnmà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Như vậy trường hợp của em chưa thành niên nên vẫn sẽ được hưởng một phần di sản. Phần di sản được xác định bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

Liên hệ Luật sư thừa kế, di chúc tư vấn pháp luật Miễn phí 0963.673.969 (Zalo).

Liên hệ tư vấn luật thừa kế

Trung tâm di chúc là đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực thừa kế tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, Trung tâm di chúc đang triển khai dịch vụ nhận ủy quyền làm thủ tục thừa kế tận nơi. Quý khách hàng liên hệ Luật sư thừa kế theo quy trình sau:

  • Bước 1: Liên hệ để được tư vấn lĩnh vực thừa kế qua số: 0963.673.969 (Zalo).
  • Bước 2: Đăng ký, lựa chọn dịch vụ soạn thảo các văn bản liên quan đến thừa kế. Hình thức văn bản theo khả năng và nhu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Xác nhận tạm ứng phí. Cung cấp thông tin, tài liệu để Luật sư triển khai công việc;
  • Bước 4: Tiếp nhận, soạn thảo, rà soát văn bản thực hiện thừa kế;
  • Bước 5: Hỗ trợ nhận ủy quyền làm thủ tục thừa kế. Bàn giao kết quả tận nơi cho khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi theo số 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.

Luật sư hỗ trợ

Ngoài ra, chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Tp. Hà Nội, Hà Tĩnh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…. Chúng tôi có đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng trên cả nước. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

Văn Nam

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *