Anh Nguyễn Đức B có gửi câu hỏi đến Trung tâm Di chúc Việt Nam về nội dung Hàng thừa kế. Cha tôi có hai người vợ. Tôi là con nuôi của cha tôi và mẹ tôi là người vợ đầu của cha. Tôi được nhận nuôi từ lúc 2 tuổi do cha mẹ không có con chung. Về sau mẹ tôi mất do bệnh, tôi cũng đã trưởng thành nên cha tôi lấy người vợ thứ hai. Ông và người vợ thứ hai không có con chung nhưng có 2 con riêng của vợ thứ hai. Cha có hứa để lại tài sản cho tôi là mảnh đất và ngôi nhà từ bé tôi lớn lên cùng cha mẹ. Nhưng ông mất đột ngột do bệnh không để lại di chúc.
Vậy tôi hay 2 người con riêng kia có thuộc Hàng thừa kế của cha không? Thứ tự thừa kế tài sản sẽ như thế nào?
Mọi vấn đề liên quan đến nội dung Hàng thừa kế vui lòng liên hệ qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý của Trung tâm di chúc Việt Nam hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện nhanh chóng.
MỤC LỤC
Thứ tự thừa kế tài sản là gì? Quy định tại đâu?
Thứ tự thừa kế tài sản là cách sắp xếp các đối tượng có quyền thụ hưởng di sản của người đã qua đời dựa trên mức độ ưu tiên theo quy định pháp luật. Nói cách khác, “Thứ tự thừa kế tài sản” có thể được hiểu là “Thừa kế theo hàng thừa kế”. Hoặc “thừa kế theo quy định pháp luật”. Hiện tại, pháp luật Việt Nam quy định về các điều kiện và trình tự thừa kế tại Chương XXIII của Bộ luật Dân sự năm 2015. Việc thừa kế theo hàng thừa kế được áp dụng trong một số trường hợp nhất định mà pháp luật đã quy định. Cụ thể:
- Khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
- Những người được chỉ định thừa kế trong di chúc đã mất trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc.
- Tổ chức, cơ quan được chỉ định không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.
Ngoài ra, nếu người thừa kế theo di chúc không đủ điều kiện để hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản, thì thừa kế theo hàng thừa kế cũng được áp dụng.
Bên cạnh đó, thừa kế theo hàng thừa kế cũng có thể được áp dụng cho một phần di sản trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ như khi phần di sản không được đề cập trong di chúc, phần di sản liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực.
Thứ tự thừa kế tài sản của các hàng thừa kế – Tổng đài tư vấn 0963.673.969 (Zalo)
Những người thuộc hàng thừa kế thứ 1
Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ, chồng, cha mẹ ruột, cha mẹ nuôi, con ruột và con nuôi của người để lại di sản. Đây là nhóm người có quan hệ gần gũi nhất với người đã mất. Có hai loại quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất:
- Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng;
- Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con.
Đối với quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng, cả hai bên có quyền được hưởng di sản của nhau nếu quan hệ hôn nhân của họ vẫn còn hợp pháp tại thời điểm một trong hai qua đời (lúc mở thừa kế). Chính tình trạng hôn nhân là cơ sở để xác định quyền thừa kế giữa vợ và chồng.
Còn về quan hệ thừa kế giữa cha mẹ và con, tương tự như quan hệ giữa vợ và chồng, đây cũng là quan hệ thừa kế hai chiều. Quan hệ này có thể được xác định dựa trên hai yếu tố. Thứ nhất là dựa vào quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa cha mẹ và con trong cùng dòng máu trực hệ qua hai đời liền kề, được xác định qua việc sinh đẻ. Thứ hai là dựa vào quan hệ nuôi dưỡng, tức là quan hệ cha con, mẹ con phát sinh từ việc nuôi dưỡng lẫn nhau.
Hàng thừa kế thứ 2 gồm những ai?
Hàng thừa kế thứ hai bao gồm:
- Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người đã mất;
- Cháu ruột mà người đã mất là ông bà nội hoặc ngoại.
Hai quan hệ thừa kế chính trong hàng thừa kế này là:
- Quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu;
- Quan hệ thừa kế giữa anh chị em ruột.
Về quan hệ thừa kế giữa ông bà và cháu. Mối quan hệ này được xác định dựa trên huyết thống mà không dựa vào quan hệ nuôi dưỡng. Luật pháp không mặc định rằng cha mẹ ruột của một người có quan hệ thừa kế với con nuôi của người đó. Vì vậy, ông bà nội là cha mẹ của cha ruột. Còn ông bà ngoại là cha mẹ của mẹ ruột của người thừa kế.
Đối với quan hệ thừa kế giữa anh chị em ruột. Đây là mối quan hệ hình thành từ cùng huyết thống. Tức là những người có dòng máu trực hệ thuộc cùng một thế hệ. Chỉ cần giữa anh chị em có cùng huyết thống. Dù là cùng cha cùng mẹ, cùng cha khác mẹ. Hay cùng mẹ khác cha, đều được coi là anh chị em ruột. Nếu một người anh, chị hoặc cả hai qua đời. Em ruột sẽ trở thành người thuộc hàng thừa kế thứ hai của người đã mất, và ngược lại.
Hàng thừa kế thứ 3 theo quy định pháp luật
Hàng thừa kế thứ ba bao gồm:
- Cụ nội, cụ ngoại của người đã mất;
- Bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người mất;
- Cháu ruột mà người đã mất là bác, chú, cậu, cô, dì ruột;
- Chắt ruột của người mất mà người mất là cụ nội, cụ ngoại.
Khi không còn ai thuộc hai hàng thừa kế trên. Những người thuộc hàng thừa kế thứ ba sẽ có quyền thừa hưởng di sản. Quy định này nhằm đảm bảo tính liên tục về quyền sở hữu tài sản trong gia tộc. Đồng thời bảo vệ quyền lợi của những người thân thiết với người để lại di sản. Trong hàng thừa kế thứ ba, có hai mối quan hệ thừa kế chính:
- Quan hệ thừa kế giữa cụ và chắt;
- Quan hệ thừa kế giữa bác, cô, chú, cậu, dì ruột với cháu ruột.
Về quan hệ thừa kế giữa cụ và chắt. Có thể hiểu rằng cụ nội là ông bà của cha ruột, còn cụ ngoại là ông bà của mẹ ruột. Nếu cụ qua đời, chắt sẽ được hưởng di sản thừa kế nếu là chắt ruột. Tức con ruột của cháu ruột của người đã mất, và ngược lại.
Còn đối với quan hệ thừa kế giữa bác, cô, chú, cậu, dì ruột và cháu ruột, mối quan hệ này được hình thành dựa trên quan hệ huyết thống theo hàng ngang giữa hai thế hệ liền kề.
Thứ tự nhận tài sản của các hàng thừa kế theo pháp luật
Những người thừa kế trong cùng một hàng. Sẽ được hưởng phần di sản của người chết để lại bằng nhau. Và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tuyệt đối. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản thừa kế trong các trường hợp sau:
- Không còn ai ở hàng thừa kế trước;
- Những người ở hàng thừa kế trước đã chết hoặc không có quyền hưởng di sản hoặc bị truất quyền hưởng di sản;
- Những người hàng thừa thừa kế trước từ chối nhận di sản.
Trường hợp cả ba hàng thừa kế không còn người thừa kế thì di sản thuộc về Nhà nước.
Phân chia di sản thừa kế
Khi phân chia di sản theo thứ tự hay theo hàng thừa kế cũng cần đảm bảo một số nội dung.
Khi phân chia di sản, nếu như người thừa kế cùng hàng đã thành thai. Mặc dù, chưa được sinh ra nhưng vẫn phải dành một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng nếu như người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng. Trong trường hợp người thừa kế chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác sẽ được hưởng.
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật. Nếu như không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế đó có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật đó. Đồng thời thỏa thuận về người nhận hiện vật. Trường hợp không thể thỏa thuận được thì hiện vật sẽ được bán để phân chia.
Hạn chế phân chia di sản thừa kế
Trong một số trường hợp nhất định, việc hạn chế phân chia di sản được coi như là một nguyên tắc áp dụng đối với việc phân chia di sản theo di chúc cũng như đối với việc phân chia di sản theo pháp luật.
Trong trường hợp người lập di chúc quy định di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn cụ thể hoặc khi xảy ra một sự kiện đã được xác định trong di chúc thì di sản sẽ chỉ được chia cho những người thừa kế trong thời hạn đó kết thúc hoặc sự kiện xảy ra.
Trong trường hợp có yêu cầu chia di sản thừa kế. Nếu hậu quả của việc chia di sản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản của mỗi người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong một thời hạn nhất định.
Thời hạn hạn chế phân chia di sản thừa kế không quá ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu như hết thời hạn 03 năm. Bên còn sống chứng minh được việc phân chia di sản vẫn còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống. Họ có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn thêm 01 lần nhưng không được quá 03 năm.
Nếu bên còn sống đã kết hôn với người khác hoặc thời hạn hạn chế phân chia di sản do tòa án xác định đã hết thì người thừa kế khác có quyền yêu cầu tòa án cho chia lại di sản thừa kế.
Thủ tục khai nhận thừa kế của các hàng thừa kế
Các bước tự thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Để tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế, trước hết cần xác định rõ những người thừa kế cùng hàng. Điều này sẽ giúp xác định thứ tự nhận thừa kế và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Công chứng khai nhận di sản thừa kế
Sau khi đã có hồ sơ hợp lệ, thực hiện thủ tục công chứng cho văn bản phân chia di sản và văn bản khai nhận di sản.
Bước 3: Niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế
Việc niêm yết văn bản sẽ được tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Địa điểm tại trụ sở của Ủy ban xã nơi người để lại di sản có nơi thường trú. Nếu không xác định được nơi thường trú, sẽ niêm yết tại nơi tạm trú cuối cùng của người đó.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả
Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại hay tố cáo nào. Cơ quan công chứng sẽ chứng nhận văn bản thừa kế. Khi đã có chứng nhận. Người thừa kế sẽ tiến hành thủ tục đăng ký quyền tài sản tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, nếu di sản là bất động sản.
Dịch vụ khai nhận thừa kế
Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ thừa kế trọn gói của Trung tâm di chúc, vui lòng thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Liên hệ qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn thủ tục thừa kế miễn phí.
Bước 2: Khách hàng lựa chọn dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.
Bước 3: Tiến hành tạm ứng phí dịch vụ và cung cấp các thông tin, giấy tờ cần thiết cho Luật sư.
Bước 4: Luật sư sẽ tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ, lập phương án phù hợp với yêu cầu của khách hàng, sau đó tiến hành thực hiện công việc.
Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục thừa kế. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư và chuyên viên dày dạn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trên toàn quốc. Khách hàng sẽ được đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp tối đa khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Hãy liên hệ với Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ từ luật sư chuyên về thừa kế.
Luật sư tư vấn khai nhận thừa kế
Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách – Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Trung tâm di chúc Việt Nam được thành lập với sứ mệnh hỗ trợ người dân trong lĩnh vực liên quan đến thừa kế như sau:
- Tư vấn pháp luật thừa kế;
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc;
- Lưu trữ, công bố di chúc;
- Thẩm định, kiểm tra di chúc đã lập;
- Hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế;
- Giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc, thừa kế.
Liên hệ với chúng tôi.
Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc, khắp 63 tỉnh, thành phố. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Tp. Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!