CÁCH LẬP DI CHÚC KHI ĐANG Ở NƯỚC NGOÀI


Đang ở nước ngoài có lập di chúc được không? Lập di chúc khi đang ở nước ngoài như thế nào cho hợp pháp?… Đây là câu hỏi Trung tâm di chúc nhận được rất nhiều từ bạn đọc đang sinh sống, làm việc tại nước ngoài. Tất cả các vướng mắc liên quan đến thủ tục này sẽ được chúng tôi làm rõ trong bài viết sau. Bạn đọc cần hỗ trợ thủ tục lập di chúc hoặc cần tư vấn thừa kế vui lòng liên hệ Luật sư theo số: 0963.673.969 (zalo).

Đang ở nước ngoài có lập di chúc được không?

Quyền lập di chúc khi đang ở nước ngoài.

Việc định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình ở Việt Nam khi đang định cư ở nước ngoài là nguyện vọng của khá nhiều kiều bào hiện nay. Vậy, đang cư trú ở nước ngoài có làm hạn chế quyền lập di chúc định đoạt tài sản ở Việt Nam không?

Pháp luật quy định, chủ sở hữu tài sản có quyền “bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.”. Đồng thời, Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình”. Ngoài ra, pháp luật hiện nay không có quy định hạn chế nào về quyền lập di chúc đối với người Việt Nam đang ở nước ngoài.

Như vậy, quyền lập di chúc để lại tài sản của mình ở Việt Nam cho người khác khi đang cư trú ở nước ngoài hoàn toàn được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Di chúc là gì và di chúc phát sinh hiệu lực khi nào?

Di chúc là gì?

Theo Từ điển mở của Hồ Ngọc Đức, di chúc là “Dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm”. Có thể là bằng “Lời hoặc bản”. Những người có quyền, nghĩa vụ liên quan cần “Tuân theo di chúc”.

Còn theo Bộ luật dân sự 2015 thì khái niệm di chúc được định nghĩa như sau: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Pháp luật hiện hành cũng quy định di chúc có thể được lập bằng văn bản hoặc bằng miệng. Trong trường hợp bất khả kháng không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng. Tuy nhiên, việc lập di chúc bằng miệng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định để được xem là hợp pháp.

Khi nào thì di chúc lập ở nước ngoài phát sinh hiệu lực?

Khi di chúc phát sinh hiệu lực thì các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến di chúc sẽ phải thực hiện các bước tiếp theo để chuyển dịch tài sản theo nội dung di chúc, gồm:

  • Công bố nội dung di chúc cho các đồng thừa kế được biết;
  • Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc để lại;
  • Sang tên di sản theo quy định pháp luật để chuyển dịch tài sản cho người thừa kế.

Pháp luật Việt Nam quy định: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế”. Vậy thời điểm mở thừa kế là thời điểm nào? Bộ luật dân sự 2015 quy định Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Như vậy, di chúc chỉ phát sinh hiệu lực sau khi người lập di chúc đã chết. Một người được coi là đã chết khi có Giấy chửng tử hoặc Quyết định tuyên bố một người chết của Tòa án.

Điều kiện để di chúc lập ở nước ngoài hợp pháp.

Việc chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho những người còn sống (hay còn gọi là thừa kế) được thực hiện qua hai hình thức. Một là theo ý chí của người đã chết (thừa kế theo di chúc), hai là theo quy định pháp luật (thừa kế theo pháp luật). Khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc để lại không hợp pháp thì việc phân chia di sản sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật.

Nếu bạn đang ở nước ngoài thì di chúc được lập phải đáp ứng được các điều kiện về năng lực lập di chúc; hình thức và nội dung của di chúc có yếu tố nước ngoài theo quy định pháp luật. Cụ thể:

Năng lực lập di chúc khi đang ở nước ngoài.

Theo quy định pháp luật thì “năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.”. Do vậy, nếu bạn đang ở nước ngoài và vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện về năng lực lập di chúc của pháp luật Việt Nam, như sau:

  • Người lập di chúc phải đủ 18 tuổi trở lên (người thành niên);
  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
  • Người lập di chúc không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép để lập di chúc.

Trường hợp bạn đang ở nước ngoài và không còn quốc tịch Việt Nam thì năng lực lập di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà bạn đang có quốc tịch. Ví dụ: Bạn có quốc tịch Mỹ và đang sống ở bang California thì theo pháp luật bang California (Hoa Kỳ), khi lập di chúc người lập di chúc phải đáp ứng điều kiện về năng lực lập di chúc như sau: 

  • Phải đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có đầu óc tỉnh táo;
  • Có đủ năng lực tâm thần để hiểu hành động lập di chúc, tình trạng tài sản của họ và mối quan hệ với con cháu của họ.
  • Không mắc chứng rối loạn sức khỏe tâm thần bao gồm các triệu chứng ảo giác và ảo tưởng.

Hình thức của di chúc được lập ở nước ngoài.

Điều 681 Bộ luật dân sự quy định về hình thức của di chúc được lập ở nước ngoài như sau: “Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập”. Tuy nhiên, hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu nó phù hợp với pháp luật của nước nơi lập di chúc; nước có quốc tịch và nước có bất động sản (nếu di sản là bất động sản).

Như vậy, nếu bạn còn quốc tịch Việt Nam hoặc có di sản là bất động sản tại Việt Nam thì di chúc có thể lập theo hình thức của pháp luật Việt Nam. Nếu bạn không còn quốc tịch Việt Nam và di sản để lại cũng không phải là bất động sản thì hình thức của di chúc phải được xác định theo pháp luật nước nơi bạn đang cư trú.

Trường hợp di chúc được lập theo hình thức của pháp luật Việt Nam, di chúc được xem là hợp pháp về hình thức khi đáp ứng các điều kiện sau: 

Di chúc bằng văn bản:

  • Có chứng nhận của Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài;
  • Hoặc có hai người làm chứng;
  • Hoặc người lập di chúc tự viết, tự ký văn bản.

Di chúc miệng: Trường hợp tính mạng bị đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng nhưng phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Phải nói trước mặt 2 người làm chứng và phải được người làm chứng ghi lại, ký tên/điểm chỉ.
  • Di chúc phải được chứng thực chữ ký/điểm chỉ của người làm chứng tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán trong 5 ngày làm việc. 

Nội dung của di chúc được lập ở nước ngoài.

Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định riêng về nội dung di chúc lập ở nước ngoài. Tuy nhiên, khoản 1 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.

Như vậy, nếu người lập di chúc ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì nội dung của di chúc sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam. Bộ luật dân sự 2015 quy định di chúc sẽ bao gồm các nội dung chính sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản;
  • Các nội dung mà bạn muốn thêm vào di chúc.

Ngoài ra, di chúc được lập ở nước ngoài cũng phải tuân theo các nguyên tắc sau:

  • Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu;
  • Di chúc gồm nhiều trang thì phải ghi số thứ tự và ký hoặc điểm chỉ ở từng trang;
  • Di chúc có nội tẩy xóa, sửa chữa thì người lập di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên bên cạnh nội dung đấy.
Lập di chúc khi đang ở nước ngoài
Luật sư hỗ trợ thủ tục lập di chúc khi đang ở nước ngoài: 0963.673.969 (Zalo).

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục lập di chúc khi đang ở nước ngoài.

Luật sư hỗ trợ người đang ở nước ngoài lập di chúc như thế nào?

Luật sư tư vấn, hướng dẫn lập di chúc khi đang ở nước ngoài.

  • Cung cấp mẫu di chúc đánh máy, mẫu di chúc viết tay đúng chuẩn theo quy định pháp luật;
  • Soạn thảo di chúc theo yêu cầu cho nhiều trường hợp như: Di chúc để lại nhà đất cho con cái ở VIệt Nam; Di chúc để lại đất chưa có sổ đỏ; Di chúc để lại tiền tiết kiệm trong ngân hàng…;
  • Tư vấn, hỗ trợ lập di chúc ở Đại sứ quán/Lãnh sự quán theo đúng quy định pháp luật.

Luật sư hỗ trợ các dịch vụ khác sau khi lập di chúc ở nước ngoài.

  • Thẩm định, kiểm tra giá trị pháp lý của di chúc đã được lập;
  • Lưu trữ di chúc, công bố di chúc theo yêu cầu;
  • Hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc;
  • Giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế theo di chúc.

Phí dịch vụ lập di chúc khi đang ở nước ngoài.

Phí thuê Luật sư lập di chúc khi đang ở nước ngoài:

  • Luật sư tư vấn cơ bản quy định pháp luật về di chúc, thừa kế: Miễn phí qua số 0963.673.969 (Zalo)
  • Luật sư cung cấp mẫu di chúc viết tay đúng chuẩn quy định, kèm hướng dẫn viết di chúc: 200.000 đồng/01 bộ.
  • Luật sư tư vấn chuyên sâu quy định pháp luật về di chúc, thừa kế: 500.000 đồng/giờ.
  • Luật sư tư vấn, soạn thảo di chúc trọn gói: Từ 1.500.000 đồng/di chúc.

Phí các dịch vụ khác về di chúc:

  • Dịch vụ Luật sư thẩm định di chúc: Từ 1.500.000 đồng/01 di chúc;
  • Dịch vụ lưu trữ di chúc tại Trung tâm di chúc Việt Nam: 500.000 đồng/05 năm;
  • Dịch vụ Luật sư hỗ trợ công bố di chúc: Từ 3.000.000 đồng/vụ việc;

Phí Luật sư hỗ trợ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng vụ việc, yêu cầu cụ thể. Phí trên đã bao gồm phí Luật sư tư vấn pháp luật khi khách hàng sử dụng dịch vụ di chúc. Mọi nhu cầu tư vấn về mức chi phí Luật sư lập di chúc được tiếp nhận 24/7 qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo).

Lập di chúc khi đang ở nước ngoài có cần lên Đại sứ quán?

Khoản 5 Điều 638 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định một trong các hình thức di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực là: “Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó”.

Như vậy, việc chứng thực di chúc tại Đại sứ quán là không bắt buộc (nếu không chứng thực thì cần phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định pháp luật). Nếu lựa chọn thủ tục chứng thực, người lập di chúc thực hiện cụ thể như sau:

Chi phí chứng thực di chúc ở Đại sứ quán.

Chi phí liên quan đến việc công chứng các văn bản liên quan đến thừa kế, di chúc được quy định như sau:

  • Phí công chứng di chúc: 20 USD (Đô la Mỹ).
  • Phí công chứng việc sửa đổi, bổ sung di chúc: 20 USD (Đô la Mỹ).
  • Phí công chứng việc thay thế hoặc hủy bỏ di chúc: 20 USD (Đô la Mỹ).
  • Phí khác như công chứng văn bản từ chối nhận di sản: 20 USD (Đô la Mỹ).

Những giấy tờ cần chuẩn bị khi lập di chúc tại Đại sứ quán.

Câu hỏi: Chào Trung tâm di chúc Việt Nam, tôi hiện tại đang định cư ở Đức. Tôi hiện tại chưa mất quốc tịch Việt Nam. Giờ tuổi đã cao nên tôi muốn lập di chúc để lại miếng đất ở quê cho cháu tôi. Vậy xin hỏi Luật sư tôi cần chuẩn bị giấy tờ gì và đến đâu để lập di chúc?

Trả lời: Chào bác, Trung tâm di chúc Việt Nam giải đáp như sau:

Thủ tục lập di chúc khi đang nước ngoài có thể được thực hiện tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Bạn hiện tại đang cư trú ở Đức và vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Do vậy, bạn có thể đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt để chứng thực di chúc.

Khi đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán công chứng di chúc, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Di chúc đã được lập phù hợp với quy định pháp luật.
  • Bản gốc giấy tờ tùy thân (thẻ cư trú, hộ chiếu, chứng minh dân dân/căn cước công dân).
  • Giấy tờ liên quan đến di sản (ví dụ: sổ đỏ, sổ tiết kiệm,…).

Trên đây là giải đáp của Luật Hùng Bách về hồ sơ lập di chúc ở nước ngoài. Bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến việc lập di chúc khi ở nước ngoài vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ Trung tâm di chúc Việt Nam theo số 0963.673.969 (Zalo).

Cách lập di chúc khi đang ở nước ngoài.

Nếu bạn cần Luật sư hỗ trợ lập di chúc khi đang ở nước ngoài, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1. Liên hệ Luật sư để được tư vấn phương án lập di chúc theo số 0963.673.969 (Zalo).
  • Bước 2. Lựa chọn dịch vụ cần hồ trợ: Tư vấn cách lập, lưu trữ di chúc; mua mẫu di chúc…
  • Bước 3. Ký Hợp đồng dịch vụ pháp lý với Trung tâm di chúc Việt Nam.
  • Bước 4. Tạm ứng chi phí và cung cấp thông tin, tài liệu để Luật sư triển khai công việc.
  • Bước 5. Gửi lại bản thảo di chúc để khách hàng rà soát lại nội dung di chúc.
  • Bước 6. Thống nhất nội dung, tiến hành ký di chúc và lưu trữ di chúc theo yêu cầu.

Một số lưu ý khi lập di chúc ở nước ngoài.

Lưu ý khi lập di chúc tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán.

Khi đi công chứng/chứng thực di chúc tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài, bạn cần lưu ý như sau:

  • Mỗi Đại sứ quán/Lãnh sự quán sẽ có lịch tiếp công dân khác nhau. Bạn nên liên hệ trước khi đến.
  • Thủ tục công chứng di chúc phải được thực hiện trực tiếp tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán.
  • Người lập di chúc cần chuẩn bị 02 hồ sơ khi đến Đại sứ quán/Lãnh sự quán.

Quyền thừa kế đất đai đối với Việt kiều.

Việt kiều là thuật ngữ chung để chỉ những người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài. Pháp luật Việt Nam hiện nay không giới hạn quyền hưởng di sản của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên, đối với di sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì Việt kiều được quyền đứng tên trên Sổ đỏ nếu họ được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam thì họ chỉ được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.

Liên hệ Luật sư tư vấn di chúc, thừa kế.

Ngoài dịch vụ lập di chúc cho khách hàng đang ở nước ngoài. Trung tâm di chúc Việt Nam còn hỗ trợ các dịch vụ khác sau khi lập di chúc, bao gồm:

  • Dịch vụ lưu trữ di chúc tại Trung tâm di chúc Việt Nam.
  • Dịch vụ công bố di chúc.
  • Dịch vụ khai nhận di sản theo di chúc.
  • Dịch vụ Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp về thừa kế theo di chúc.

Đây là bài viết “Cách lập di chúc khi đang ở nước ngoài” của Trung tâm di chúc Việt Nam. 

Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ thủ tục lập di chúc, khai nhận di sản thừa kế, Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế,… hoặc sử dụng các Dịch vụ khác của Trung tâm di chúc vui lòng liên hệ:

Trân trọng!

Dũng Nguyễn

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *