Hiện nay nhu cầu khai nhận di sản thừa kế do người đã qua đời để lại là rất phổ biến. Tuy nhiên khai nhận di sản thừa kế ở đâu thì không phải ai cũng nắm được. Vậy khi nào thì người thừa kế được lập văn bản khai nhận di sản thừa kế? Nếu di sản là bất động sản thì có được lựa chọn văn phòng công chứng ở tỉnh khác không?… Sau đây, Trung tâm Di chúc Việt Nam sẽ giải đáp cho quý khách hàng các vướng mắc nêu trên. Qúy khách hàng cũng có thể liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là gì?
Khai nhận di sản thừa kế là việc người thừa kế tiến hành các trình tự theo quy định pháp luật để chuyển quyền sở hữu/quyền sử dụng tài sản của người để lại đã qua đời. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được áp dụng trong trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
- Chỉ có duy nhất người thừa kế theo pháp luật;
- Trường hợp có nhiều người thừa kế thì văn bản khai nhận di sản thừa kế ghi nhận việc không phân chia di sản thừa kế. Những người thừa kế thống nhất chuyển quyền sở hữu di sản cho một người thừa kế. Hoặc đồng sở hữu toàn bộ di sản do người đã qua đời để lại.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là một văn bản do người thừa kế lập. Nội dung ghi nhận về quyền sở hữu/quyền sử dụng tài sản là di sản của người đã qua đời để lại. Đây là một bước quan trọng trong quá trình phân chia di sản thừa kế, giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là một văn bản ghi nhận quyền sở hữu/ quyền sử dụng di sản của người thừa kế. Đồng thời là một công cụ pháp lý quan trọng. Và đóng vai trò thiết yếu trong việc xác nhận và bảo vệ quyền lợi của người thừa kế. Bởi lẽ:
Xác nhận quyền sở hữu.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế chứng minh rằng người thừa kế là người có quyền sở hữu và quản lý tài sản của người đã qua đời. Điều này giúp ngăn chặn các ý định cố gắng chiếm đoạt hoặc tranh chấp tài sản.
Hạn chế tranh chấp.
Khi đã lập văn bản khai nhận di sản thừa kế. Các tranh chấp sau này liên quan đến tài sản có thể được giải quyết dễ dàng hơn. Văn bản này sẽ giúp ngăn chặn, hạn chế các tranh chấp về tài sản giữa các thành viên trong gia đình hoặc giữa người thừa kế và bên thứ ba.
Bảo vệ quyền lợi người thừa kế.
Người thừa kế có thể gặp khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình nếu không lập văn bản khai nhận di sản thừa kế. Khi gặp phải tranh chấp hoặc khi cần chứng minh quyền sở hữu tài sản trước pháp luật. Văn bản khai nhận di sản là bằng chứng xác định quyền sở hữu của người thừa kế. Bảo vệ tài sản của là di sản của người đã qua đời để lại khỏi những rủi ro.
Tôn trọng nguyện vọng của người để lại di sản.
Việc lập văn bản khai nhận di sản nhằm bảo đảm di sản thừa kế không bị phân chia. Thể hiện sự hòa thuận, thống nhất ý chí gìn giữ di sản của những người thừa kế.
Các loại văn bản khai nhận di sản thừa kế thường gặp.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế sổ tiết kiệm.
Sổ tiết kiệm là có thể hiểu đơn giản là sổ giữ tiền của cá nhân ở ngân hàng, có ghi rõ thông tin số tiền gửi ban đầu, mức lãi suất được hưởng và thời hạn gửi tiền. Thông thường khi đến hạn, khách hàng gửi tiền có thể đến ngân hàng nhận lãi, gốc hoặc tiếp tục gửi tiếp. Khi khách hàng chưa kịp đến ngân hàng làm thủ tục, ngân hàng tự đồng tái tục tiền gửi nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.
Khi chủ tài sản qua đời, sổ tiết kiệm được xác định là di sản thừa kế do người qua đời để lại. Sau khi hoàn tất công chứng văn bản khai nhận di sản. Người thừa kế đến trực tiếp ngân hàng làm thủ tục nhận lãi, gốc từ sổ tiết kiệm.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc.
Tình huống
Tôi có câu hỏi xin được Luật sư tư vấn. Bố mẹ tôi có tài sản chung là quyền sử dụng diện tích 1000m2 đất thổ cư ở Hải Phòng. Đất đã được cấp sổ. Ông bà tôi đã mất được hơn 20 năm. Năm 2010 bố tôi qua đời, mẹ tôi vừa mất được 4 tháng. Bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc. Tôi là con đẻ duy nhất. Ngoài ra, năm 2016 bố mẹ tôi có nhận 1 người con trai là con nuôi. Khi nhận nuôi anh ấy đã 20 tuổi. Việc nhận nuôi là là nhận miệng, không có giấy tờ gì.
Hiện tôi đang muốn làm thủ tục thừa kế sang tên tôi tuy nhiên người con nuôi muốn chia thừa kế. Luật sư cho tôi hỏi. Tôi muốn lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế có cần chữ ký của người con nuôi đó không?
Trung tâm tư vấn
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm di chúc.
Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Con nuôi được hưởng di sản phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Việc nhận nuôi phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, việc nhận con nuôi của bố mẹ bạn là chưa đúng quy định pháp luật. Người con trai nuôi sẽ không có quyền thừa kế theo pháp luật. Văn bản khai nhận di sản thừa kế không có di chúc được lập ra khi người để lại di sản không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp lệ. Theo thông tin bạn cung cấp có thể xác định bạn là người thừa kế theo pháp luật duy nhất đối với di sản do bố mẹ bạn để lại. Vì vậy bạn có quyền lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế để đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.
Trường cần hỗ trợ chi tiết thêm. Khách hàng vui long liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc không được áp dụng. Thay vào đó, khi người để lại di sản có lập di chúc hợp pháp, tài sản sẽ được phân chia theo nội dung của di chúc
Người có tài sản có quyền lập di chúc công chứng, chứng thực. Sau khi người có tài sản qua đời, những người thừa kế phải tôn trọng nội dung trong di chúc. Người thừa kế theo di chúc đến các tổ chức hành nghề công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Các bên sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo Điều 57 Luật Công chứng 2014. Văn bản này sẽ xác định rõ phần tài sản mà mỗi người thừa kế nhận được, đảm bảo sự đồng thuận và tránh tranh chấp trong quá trình phân chia tài sản.
Trường hợp di sản thừa kế chỉ có bất động sản hoặc bao gồm cả động sản và bất động sản. Người thừa kế phải thực hiện thủ tục tại Văn phòng công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản thừa kế chỉ có động sản. Người thừa kế thực hiện thủ tục tại Văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người đã qua đời.
Lưu ý:
Người không phụ thuộc vào nội di chúc bao gồm:
- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người không phụ thuộc vào di chúc được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó. Vì vậy khi lập văn bản khai nhận di sản cần phải có sự thống nhất của những người này.
Liên hệ tư vấn thừa kế theo di chúc qua hotline 0963.673.969 (Zalo)
Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế tại đâu?
Tình huống
Tôi có câu hỏi mong Luật sư tư vấn! Gia đình tôi có 05 anh chị em, tôi là con cả trong gia đình. Bố tôi mất năm 2018, mẹ tôi mới mất đầu năm 2024. Ông bà nội ngoại đều không còn. Khi còn sống, bố mẹ tôi có tài sản là thửa đất 530m2 gồm 230m2 đất thổ cư và 300m2 đất vườn. Trên đất đã được xây dựng ngôi nhà 3 tầng diện tích 80m2. Toàn bộ tài sản nêu trên đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
Hiện nay anh chị em trong gia đình đều đã có công ăn việc làm ổn đỉnh, chỉ riêng có em gái út là điều kiện khó khăn. Do em gái ở với bố mẹ tôi từ bé nên chúng tôi thỏa thuận không phân chia di sản và để cho em gái út quản lý. Vậy Luật sư cho hỏi giờ chúng tôi phải làm văn bản khai nhận di sản thừa kế tại đâu?
Trung tâm tư vấn
Chào bạn, lập văn bản khai nhận di sản thừa kế là một bước quan trọng trong quá trình thừa kế tài sản, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người thừa kế. Theo quy định pháp luật, tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Công chứng viên sẽ xác nhận tính hợp pháp của các giấy tờ liên quan. Sau đó công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Trường hợp của bạn theo quy định sẽ lập văn bản khai nhận di sản tại địa phương nơi có đất.
Tuy nhiên, việc lập văn bản khai nhận di sản nếu không biết cách lập và soạn nội dung thì sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm giấy tờ. Để đảm bảo không gặp khó khăn sau này. Bạn có thể liên hệ tới Trung tâm di chúc để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm để được tư vấn, hỗ trợ. Trung tâm di chúc sẽ giúp bạn kiểm tra, soạn thảo văn bản. Hỗ trợ tư vấn pháp lý đảm bảo. Đồng thời hỗ trợ thu thập và hướng dẫn bạn tự thu thập giấy tờ để thực hiện thủ tục.
Trường khách còn thắc mắc về thủ tục làm văn bản khai nhận di sản thừa kế. Vui long liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế cần có nội dung gì?
Hiện pháp luật chưa có quy định cụ thể các nội dung bắt buộc phải có trong văn bản khai nhận di sản thừa kế. Các mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế đều phải đáp ứng nội dung theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm phải niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế. Tại văn bản niêm yết phải có những nội dung liên quan đến việc khai nhận di sản.
- Họ, tên của người để lại di sản.
- Họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế.
- Quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế
- Danh mục di sản thừa kế.
Như vậy, văn bản khai nhận di sản thừa kế công chứng phải có những nội dung liên quan đến chuyển quyền sở hữu di sản. Cụ thể:
- Thông tin cơ bản của những người thừa kế (bao gồm những người thừa kế đã qua đời).
- Thông tin về nhân thân và tài sản của người để lại di sản thừa kế.
- Thông tin bố, mẹ nuôi/con nuôi của người để lại di sản (nếu có).
Liên hệ 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết làm văn bản khai nhận thừa kế chuẩn.
Thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế
Người thừa kế tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định pháp luật.
- Phiếu yêu cầu công chứng – chứng thực.
- Giấy chứng tử của người đã qua đời để chứng minh người để lại di sản đã mất.
- Bản gốc Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Sổ tiết kiệm, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận cổ phần…
- Giấy tờ tùy thân của các bên thừa kế. Chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân) và sổ hộ khẩu.
- Bản gốc Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản. Giấy khai sinh, Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp ghi nhận về nhân thân…
- Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Cụ thể: CCCD, giấy khai sinh, xác nhận nơi cư trú, tờ khai nhân khẩu…
- Tờ tường trình và cam kết về quan hệ nhân thân.
Các giấy tờ cần chuẩn bị công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ chi tiết.
Bước 2. Kiểm tra hồ sơ.
Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản và người hưởng di sản. Công chứng viên sẽ tiến hành xác minh tính hợp pháp của các giấy tờ, xác nhận danh tính của các bên thừa kế. Đông thời, kiểm tra đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản.
Nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng. Hoặc công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Bước 3. Thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản.
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật. Cơ quan công chứng sẽ tiến hành thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản.
Đối với thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Các đồng thừa kế theo pháp luật sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Nếu đồng thừa kế nào muốn để lại tài sản cho những đồng thừa kế khác thì phải lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Hoặc ghi rõ tặng cho phần di sản đã nhận cho đồng thừa kế khác tại Văn bản khai nhận di sản.
Bước 4. Niêm yết.
Văn bản khai nhận di sản được thụ lý theo quy định Điều 18, Nghi định số 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.
Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Địa chỉ tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã phường nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
- Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định pháp luật và tại Ủy ban nhân dân cấp xã phường nơi có bất động sản.
- Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản. Nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã phường nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
Bước 5. Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo. Cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế. Người thừa kế có thể lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014. Hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế theo Điều 58 Luật Công chứng 2014.
Sau khi việc công chứng văn bản thừa kế hoàn tất. Người được hưởng di sản thực hiện thủ tục đăng ký sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.
Dịch vụ ủy quyền khai nhận di sản thừa kế trọn gói.
Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam