GIÁM ĐỊNH TÂM THẦN ĐỂ LÀM DI CHÚC ĐƯỢC KHÔNG?


Thời gian qua,Trung tâm di chúc Việt Nam nhận được nhiều thắc mắc của bạn đọc liên quan đến vấn đề lập di chúc. Trong đó có vấn đề liên quan đến giám định tâm thần để làm di chúc. Giám định tâm thần có bắt buộc phải thưc hiện khi lập di chúc không? Trường hợp nào cần giám định tâm thần để lập di chúc? Cách định đoạt tài sản của người bị tâm thần? Để giải đáp thắc mắc này, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp cho khách hàng về di chúc, thừa kế qua số Hotline: 0963.673.969 (Zalo)

Giám định tâm thần để làm di chúc có bắt buộc không?

Câu hỏi: Anh Trần T ở Duy Xuyên, Quảng Nam có thắc mắc. Thưa Luật sư Trung tâm di chúc, ba tôi năm nay 85 tuổi nhưng sức khỏe của cha tôi đã suy yêu nhưng vẫn còn minh mẫn. Nay ba tôi muốn lập di chúc thì việc giám định tâm thần có bắt buộc phải làm hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn của Trung tâm

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 người lập di chúc bao gồm:

  • Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

Ngoài ra, theo quy định pháp luật, điều kiện chủ người lập di chúc để di chúc hợp pháp của như sau:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Người lập không trong tình huống bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc đảm bảo không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc phải thực hiện giám định tâm thần để lập di chúc. Di chúc được lập chỉ cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ phát sinh hiệu lực. Tuy nhiên, có một số hoàn cảnh cụ thể khi việc giám định tâm thần là cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp và tính hiệu lực của di chúc.

Giám định tâm thần để làm di chúc được không?
Liên hệ ngay với Trung tâm di chúc theo số điện thoại: 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ. 

Những trường hợp nào cần giám định tâm thần để làm di chúc?

Câu hỏi: Anh T ở Đà Nẵng có thắc mắc. Thưa Luật sư Trung tâm di chúc, mẹ tôi đã 84 tuổi, muốn lập di chúc để lại tài sản. Tuy nhiên, tôi không biết việc lập di chúc này có cần giám định tâm thần không? Trường hợp nào cần giám định tâm thần để lập di chúc? Mong Luật sư Trung tâm di chúc giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn của Trung tâm.

Hiện nay, pháp luật không quy định các trường hợp bắt buộc phải giám định tâm thần để lập di chúc. Tuy nhiên, dựa trên các quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc, công chứng di chúc. Có thể kể đến các trường hợp cần giám định tâm thần để lập di chúc như sau:

Người lập di chúc là người cao tuổi.

Trong trường hợp người lập di chúc là người cao tuổi. Cần xem xét thực hiện giám định tâm thần trước khi lập di chúc để đảm bảo người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi. Từ đó, đảm bảo tính hợp pháp của di chúc, tránh các trường hợp phát sinh tranh chấp không đáng có sau này.

Nghi ngờ người lập di chúc không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Theo quy định của Luật Công chứng. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần. Hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép. Công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó. Vì thế, để công chứng di chúc thì cần phải chứng minh người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt. Vì vậy, trường hợp này cũng cần phải cân nhắc thực hiện giám định tâm thần trước khi lập di chúc.

Người lập di chúc có tiền sử bệnh tâm thần

Nếu người lập di chúc đã từng được chẩn đoán hoặc điều trị về một bệnh tâm thần, việc giám định sẽ giúp xác định liệu người đó có đủ khả năng nhận thức và tự quyết định hay không.

Trường hợp bạn cần tư vấn cụ thể hơn về vấn đề làm di chúc, thừa kế.  Hãy liên hệ ngay với  Trung tâm di chúc theo số điện thoại: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ. 

Di chúc của người bị tâm thần có hiệu lực không?

Câu hỏi: Chị V tại tỉnh Quảng Ngãi có thắc mắc. Chào Luật sư thừa kế Trung tâm di chúc. Mẹ tôi có dấu hiệu bị tâm thần. Mẹ tôi lập di chúc để lại tài sản cho con thì di chúc này có hiệu lực không? Mong nhận được sự giải đáp của Luật sư Trung tâm di chúc. Tôi cảm ơn!

Tư vấn của Trung tâm

Theo quy định pháp luật để lập di chúc hợp pháp và có hiệu lực thì người lập di chúc phải có đủ năng lực hành vi dân sự, tức là phải có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Trường hợp của mẹ chị V có dấu hiệu bị bệnh tâm thần thì sẽ phải căn cứ theo các trương hợp sau:

Trường hợp đã được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự

Người bị tâm thần là người bị rối loạn hoạt động của não bộ. Dẫn đến hành vi biểu hiện ra bên ngoài và tâm lý bên trong có những biến đổi bất thường. Người bị tâm thần trong giai đoạn mắc bệnh không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Dưới góc độ pháp lý, người bị tâm thần không thể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự và quá trình tố tụng tại Tòa án. Người bị tâm thần được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, trong trường hợp này thì mẹ chị không có quyền lập di chúc theo quy định pháp luật.

Trường hợp chưa bị Tòa tuyên bố mất năng lực hành vi.

Trường hợp này mẹ chị chưa được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự nên vẫn có thể lập được di chúc. Tuy nhiên, muốn xem xét di chúc hay không cần phải đánh giá được khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của người này tại thời điểm lập di chúc như thế nào. Trường hợp xác định, tại thời điểm lập di chúc, người này hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt; di chúc có hình thức phù hợp với quy định thì di chúc vẫn sẽ phát sinh hiệu lực. Trường hợp xác định người lập di chúc không minh mẫn, sáng suốt hoặc người lập di chúc sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự thì di chúc sẽ không có hiệu lực.

Trường hợp bạn cần tư vấn cụ thể hơn về vấn đề làm di chúc, thừa kế.  Hãy liên hệ Luật sư Trung tâm di chúc theo số điện thoại: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ. 

Cách định đoạt tài sản của người bị tâm thần?

Câu hỏi: Anh N ở Điện Bàn, Quảng Nam có câu hỏi. Chào Luật sư Trung tâm di chúc. Hiện nay, mẹ tôi bị bệnh tâm thần và tuổi đã cao. Mẹ tôi có một số tài sản nhưng bây giờ không biết định đoạt như thế nào cho hợp pháp. Kính mong Luật sư Trung tâm di chúc tư vấn! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn của Trung tâm

Theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Khi người có quyền, lợi ích liên quan có yêu cầu. Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Quyết định này dựa trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Đối với các giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự. Các giao dịch này sẽ do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Do đó, trường hợp mẹ bạn bị bệnh tâm thần dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố mẹ bạn mất năng lực hành vi dân sự Khi đó, Tòa án sẽ chỉ định người đại diện theo pháp luật cho mẹ bạn. Khi đó, các giao dịch dân sự như tặng cho, chuyển nhượng tài sản của mẹ bạn sẽ được thực hiện, định đoạt khi người này đồng ý.

Trường hợp bạn cần tư vấn về di chúc, thừa kế. Hãy liên hệ ngay Trung tâm di chúc theo số điện thoại: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ. 

Liên hệ tư vấn pháp luật thừa kế.

Khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật về thừa kế vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Dịch vụ Luật sư thừa kế.

Với đội ngũ Luật sư, cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên sâu. Chúng tôi có thể giải đáp các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực thừa kế, di chúc. Đồng thời, hỗ trợ các dịch vụ khác liên quan đến di chúc, thừa kế bao gồm:

  • Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế, di chúc trực tiếp tại Văn phòng: 500.000 đồng/giờ;
  • Dịch vụ Luật sư tư vấn lập di chúc thừa kế đất đai, tài sản tại nhà: 1.000.000 đồng/giờ;
  • Dịch vụ Luật sư soạn thảo di chúc theo yêu cầu, nguyện vọng: Từ 1.500.000/Di chúc;
  • Dịch vụ lưu trữ di chúc: 500.000 đồng/05 năm;
  • Dịch vụ công bố di chúc: Từ 3.000.000 đồng/Vụ việc;
  • Dịch vụ thẩm định di chúc: Từ 1.500.000 đồng/01 Di chúc;
  • Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật: Tùy vụ việc;
  • Dịch vụ Giải quyết các tranh chấp liên quan đến thừa kế, di chúc: Tùy vụ việc.

Biểu phí Luật sư trên được điều chỉnh cho phù hợp với từng vụ việc, yêu cầu của khách hàng. Và đã bao gồm phí Luật sư tư vấn pháp luật khi người dân sử dụng dịch vụ di chúc. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề “Giám định tâm thần để làm di chúc được không?”. Với phương châm việc của khách hàng là việc của chính mình. Luật sư thừa kế – Trung tâm di chúc sẵn sàng hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế, di chúc. Mọi nhu cầu tư vấn liên quan đến di chúc, thừa kế, khách hàng liên hệ 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ. 

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *