TÀI SẢN KHÔNG CÓ NGƯỜI NHẬN THỪA KẾ XỬ LÝ THẾ NÀO?


Theo pháp luật quy định, một người khi chết đi có thể để lại tài sản của mình thông qua di chúc hoặc phân chia theo pháp luật cho những người có quyền thừa kế. Tuy nhiên, đối với nhiều trường hợp di sản không có người nhận thừa kế thì phải xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây, Trung tâm Di chúc Việt Nam sẽ giải đáp những thắc mắc trên. Khách hàng cũng có thể liên hệ theo số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Thế nào là tài sản không có người nhận thừa kế?

Tài sản của một người khi chết đi được gọi là di sản, bao gồm tài sản riêng và phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung với người khác. Di sản được chia cho những người thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp họ không từ chối quyền hưởng di sản  hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, có thể hiểu tài sản không có người nhận thừa kế là những tài sản của người đã chết để lại nhưng không có người thừa kế hợp pháp hoặc người thừa kế đó không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản.

Tài sản không có người nhận thừa kế xử lý thế nào?
Liên hệ Trung tâm di chúc tư vấn Thừa kế – Di chúc theo hotline 0963.673.969 (Zalo)

Cách xác định trường hợp không có người thừa kế.

Pháp luật dân sự chia việc thừa kế thành hai hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Việc xác đinh trường hợp không có người thừa kế cũng căn cứ vào hai hình thức này. Cụ thể như sau:

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc:

  • Di chúc không hợp pháp hoặc bị vô hiệu
  • Tất cả những người thừa kế trong di chúc đều bị truất hoặc tước quyền thừa kế hoặc đều từ chối nhận di sản;
  • Cá nhân, tổ chức nhận thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp không có người thừa kế theo pháp luật:

  • Thời điểm mở thừa kế không có ai thuộc các hàng thừa kế theo Điều 651 BLDS 2015;
  • Tất cả những người thừa kế trong di chúc đều bị tước quyền thừa kế;
  • Tất cả những người thừa kế đều từ chối nhận di sản;
  • Cá nhân, tổ chức nhận thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế và không có thế vị.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Các trường hợp không được quyền hưởng di sản.

Pháp luật quy định những trường hợp không được quyền hưởng di sản tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015. Theo đó, điều luật thể hiện người có những hành vi sau đây không được hưởng di sản:

  • Có hành vi xâm phạm tính mạng sức khỏe của người để lại di sản, người thừa kế khác
  • xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người để lại di sản. Hoặc có hành vi ngược đãi, hành hạ;
  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc.

Trên đây là những hành vi khiến người thừa kế bị mất quyền hưởng di sản. Những hành vi này đều thể hiện ý chí xâm phạm đến những người có quyền đối với di sản. Người có những hành vi trên thể hiện rằng họ không có tư cách hưởng quyền thừa kế. Tuy nhiên, trong trường hợp người để lại di sản biết họ có những hành vi đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di sản.

Tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về ai?

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm Di chúc Việt Nam, tôi tên là Vũ Tiến L, hiện đang ở Hải Phòng. Do tôi là con một nên bố mẹ tôi khi chết đã để lại toàn bộ tài sản cho tôi. Tôi không kết hôn, hiện tại tôi không có vợ con gì, không có ai thừa kế. Vậy trường hợp tôi xảy ra chuyện đe doạ đến tính mạng, tài sản của tôi sẽ thuộc về ai?

Cảm ơn anh L đã gửi câu hỏi đến Trung tâm di chúc Việt Nam. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của anh như sau:

Theo nguyên tắc tài sản không có người nhận thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước. Căn cứ Điều 626 BLDS 2015 có nội dung thể hiện:

Trường hợp tài sản không có người thừa kế hợp pháp thì thuộc về Nhà nước. Trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế cũng thuộc về Nhà nước.

Như vậy, di sản được xác định không có người nhận thừa kế được xác định thuộc về Nhà nước. Cá nhân có nhu cầu sử dụng di sản vào mục đích khác cần thể hiện ý chí của mình. Ví dụ như sử dụng làm từ thiện thì cần thể hiện trong di chúc và thực hiện theo quy định pháp luật để đảm bảo di sản được sử dụng đúng mục đích của mình. 

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Lập di chúc tài sản làm từ thiện được không? thực hiện thế nào?

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm Di chúc Việt Nam, tôi muốn lập di chúc sử dụng toàn bộ tài sản của mình làm từ thiện. Tôi muốn hỏi rằng có được lập di chúc làm từ thiện không? Nếu được thì tài sản của tôi sẽ được chuyển cho ai?

Với vấn đề trên, Trung tâm Di chúc Việt Nam xin trả lời như sau:

Có thể lập di chúc tài sản làm từ thiện được không?

Cá nhân thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết thông qua di chúc. Điều 626 BLDS 2015 thể hiện người lập di chúc có các quyền sau đây:

  • Quyết định ai là người có quyền hưởng di sản;
  • Phân chia phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Di tặng hoặc thờ cúng một phần tài sản của mình;
  • Chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ;
  • Chọn người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Theo đó, người lập di chúc thể hiện toàn bộ quyền quyết định ai được quyền nhận di sản của mình. Nếu không có người nhận thừa kế, cá nhân có quyền lập di chúc để di tặng tài sản. Khái niệm về di tặng đã được đề cập tại khoản 1 Điều 646 BLDS 2015. Cụ thể quy định như sau:

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

Như vậy, pháp luật cho phép cá nhân có quyền tặng di sản cho người khác. Cá nhân hoàn toàn có thể lập di chúc từ thiện tài sản sau khi đã thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Đối tượng có thể nhận từ thiện theo di chúc

Việc sử dụng di sản để từ thiện cần phải xác định rõ cá nhân, tổ chức nhận từ thiện. Trường hợp di chúc không xác định rõ cá nhân, đối tượng nhận từ thiện thì sẽ dẫn đến việc di sản bị xác định là không có người nhận thừa kế và thuộc về Nhà nước. Do đó, khi lập di chúc để từ thiện cần chú ý nội dung về đối tượng nhận di sản. Ngoài ra, khoản 2 Điều 646 BLDS cũng quy định điều kiện của đối tượng nhận di tặng:

Trường hợp là cá nhân: phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Trường hợp không phải là cá nhân: phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, người có tài sản muốn lập di chúc làm từ thiện cần phải xác định rõ đối tượng nhận và điều kiện của đối tượng đó. Cụ thể, nội dung di chúc cần phải nêu rõ từ thiện cho cá nhân nào, tổ chức từ thiện nào. Từ đó mới thể hiện được mục đích từ thiện và đủ căn cứ để thực hiện di chúc đúng với ý chí của người để lại di sản.

Lập di chúc làm từ thiện thực hiện như thế nào?

Việc lập di chúc phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo pháp luật để được công nhận hiệu lực. Cụ thể tại khoản 1 Điều 630 BLDS 2015 quy định:

Di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Thời điểm lập di chúc người lập minh mẫn, sáng suốt;
  • Người lập không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Ngoài những điều kiện trên, mỗi hình thức lập di chúc cần đảm bảo yêu cầu thủ tục khác nhau. Ví dụ yêu cầu về người làm chứng, yêu cầu công chứng trong một số trường hợp,…. Việc lập di chúc phải đáp ứng đủ yêu cầu để di chúc được công nhận hiệu lực.

Lập di chúc từ thiện cần những giấy tờ chứng minh nào?

Căn cứ vào Điều 13 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về việc hiến, tặng di sản cho quỹ từ thiện. Theo đó:

“Điều 13. Thành lập quỹ theo di chúc hoặc hiến, tặng tài sản

1. Công dân, tổ chức Việt Nam được thừa kế theo di chúc hoặc được người hiến, tặng tài sản thành lập quỹ thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này và lập hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định này gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này….

2. Quỹ được thành lập theo di chúc hoặc hiến, tặng phải có bản sao di chúc, văn bản hiến, tặng có chứng thực theo quy định của pháp luật.

…”

Cá nhân có thể sử dụng di sản cho mục đích từ thiện thông qua hình thức thành lập quỹ. Việc từ thiện di sản cho quỹ từ thiện cần phải thực hiện đúng pháp luật. Theo quy định, cần công chứng, chứng thực văn bản thể hiện ý chí của người để lại di sản.

Những loại tài sản có thể được tặng cho quỹ từ thiện

Ngoài những yêu cầu về hình thức, pháp luật cũng quy định điều kiện của tài sản từ thiện. Việc sử dụng di sản tặng cho quỹ từ thiện cần phải tuân thủ quy định về loại tài sản. Khoản 1 Điều 14 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định các loại tài sản có thể tặng cho quỹ từ thiện:

  • Tiền đồng Việt Nam
  • Tài sản có thể quy đổi ra tiền đồng. Những tài sản này bao gồm hiện vật, ngoại tệ, những tài sản thể hiện rõ giá trị quy đổi. Ngoài ra tài sản từ thiện có thể là trụ sở, trang thiết bị, công nghệ. Tuy nhiên, đối với những tài sản này cần phải thẩm định giá để xác định chính xác giá trị.

Nếu cá nhân từ thiện cả hai loại tài sản nêu trên phải tuân thủ quy định pháp luật. Đối với trường hợp này, số tiền đồng phải chiếm tối thiểu 50% tổng giá trị tài sản từ thiện.

Như vậy, việc lập di chúc để từ thiện phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định pháp luật, bao gồm tính hợp pháp, giấy tờ chứng minh, điều kiện về tài sản,… Để đảm bảo việc từ thiện di sản có hiệu lực pháp luật, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Luật sư tư vấn thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách – Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Trung tâm di chúc Việt Nam được thành lập với sứ mệnh hỗ trợ người dân trong lĩnh vực liên quan đến Thừa kế – Di chúc như sau:

  • Tư vấn pháp luật thừa kế tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc;
  • Lưu trữ, công bố di chúc;
  • Thẩm định, kiểm tra di chúc đã lập;
  • Hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế;
  • Giải quyết các tranh chấp thừa kế đất đai;
  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc, thừa kế.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin có thể giải đáp các thắc mắc, vấn đề của khách hàng. Khách hàng sẽ được bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng dịch vụ Luật sư của Trung tâm di chúc. Chúng tôi có văn phòng tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với đó là đội ngũ Luật sư hỗ trợ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Do đó chúng tôi có thể hỗ trợ khách hành một cách nhanh chóng, kịp thời khi khách hàng có nhu cầu.

Liên hệ Luật sư

Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *