CÁCH LẬP DI CHÚC ĐỂ LẠI ĐẤT LÀM NHÀ THỜ

Di chúc để lại đất làm nhà thờ hiện nay được lập khá phổ biến. Bởi phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những tín ngưỡng quan trọng và lâu đời của người dân Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, để lập được một bản di chúc để lại đất làm nhà thờ cần lưu ý những gì? Cách lập và thủ tục như thế nào?… Tất cả những vấn đề này sẽ được Trung tâm di chúc giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Hoặc bạn đọc có thể liên lạc với chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Lập di chúc để lại đất làm nhà thờ có được không?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, người lập di chúc hoàn toàn có thể để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì là di sản dùng cho thờ cúng nên sẽ không được chia thừa kế. Và di sản này giao cho người đã được chỉ định để quản lý, thờ cúng. Trường hợp người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc. Hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người này có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Như vậy, loại di sản là đất để lại làm nhà thờ xuất hiện trong trường hợp thừa kế theo di chúc, thể hiện được ý chí của người để lại di sản với mục đích là để thờ cúng ông bà tổ tiên sau khi người đó mất.

Khách hàng cần hỗ trợ soạn thảo di chúc để lại đất làm nhà thờ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Một số lưu ý khi lập di chúc để lại đất làm nhà thờ.

Mặc dù được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, nhưng loại di chúc để lại đất làm nhà thờ có những đặc thù riêng cần được lưu ý. Sau đây, Trung tâm di chúc xin chia sẽ một số vấn đề cần phải xem xét đến khi tiến hành lập di chúc để lại đất làm nhà thờ.

Việc lập di chúc để lại đất làm nhà thờ có bị giới hạn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015. Người lập di chúc để lại đất làm nhà thờ cúng được phép để lại “một phần” di sản cho việc thờ cúng. Quy định này được đặt ra nhằm đảm bảo việc trả nợ cho các chủ nợ và những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (nếu có). Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể một phần là bao nhiêu trong tổng số di sản của người lập di chúc để lại.

Trường hợp bạn không biết để lại đất làm nhà thờ bao nhiêu là được. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Đất để lại làm nhà thờ theo di chúc không thuộc riêng ai.

Mặc dù đất này là 1 loại tài sản. Nhưng loại tài sản này có mục đích riêng là thờ cúng và không thuộc sở hữu của bất kỳ người thừa kế nào. Người quản lý di sản đất thờ cúng này sẽ được chỉ định trong bản di chúc. Nếu trường hợp người được chỉ định đó không thực hiện đúng mục đích hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế đó có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không có chỉ định ai là người quản lý di sản thờ cúng, thì những người thừa kế sẽ cử ra người quản lý di sản thờ cúng đó.

Cần lập di chúc để lại đất làm nhà thờ theo đúng quy định của pháp luật. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm di chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Di sản là đất làm nhà thờ không được chia thừa kế.

Đất làm nhà thờ do di chúc để lại sẽ không được chia. Đây là một trong những đặc điểm để phân biệt với các loại di sản thông thường khác. Nếu là loại di sản khác thì những người trong hàng thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản đó, nhưng đối với di sản để thờ cúng thì không thể. Đồng thời, đây cũng được xem là một trong những giới hạn của loại di sản với mục đích thờ cúng này.

Bên cạnh đó, xuất phát từ mục đích dùng vào việc thờ cúng, nên phát sinh thêm một hạn chế khác là những người thừa kế không được phép chuyển dịch. Bởi nếu chuyển dịch đồng nghĩa với việc họ đã không thực hiện đúng nội dung của di chúc.

Di sản là đất để lại làm nhà thờ có thể bị xử lý để trả nợ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 645 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:

Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.

Từ quy định trên có thể thấy, việc định đoạt di sản thờ cúng bị giới hạn nhằm đảm bảo nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc. Như vậy, mặc dù người lập di chúc đã thể hiện ý chí cuối cùng là dành một phần di sản để thờ cúng, thì pháp luật cũng sẽ không công nhận nếu nghĩa vụ về tài sản của họ vẫn còn và phần tài sản còn lại không đủ để trả. Do đó, trong trường hợp người có di sản có lập di chúc thể hiện ý chí để một phần tài sản dùng vào việc thờ cúng, thì chủ nợ có quyền yêu cầu hủy bỏ việc này và xử lý tài sản để thanh toán khoản nợ.

Ngoài các vấn đề cần lưu ý khi lập di chúc để lại đất làm nhà thờ nêu trên, bạn cần lưu ý về các vấn đề khác như: Hình thức lập di chúc. Nội dung của di chúc. Điều kiện để di chúc có hiệu lực…. Trường hợp bạn cần tư vấn cụ thể hơn về các vấn đề này. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm di chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ lập di chúc để lại đất làm nhà thờ.

Trung tâm di chúc là một trong những đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ di chúc nói chung và di chúc để lại đất làm nhà thờ nói riêng. Với đội ngũ Luật sư chuyên sâu về thừa kế – di chúc, chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ như:

  • Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho việc lập di chúc.
  • Tư vấn cho khách hàng lựa chọn được hình thức lập di chúc phù hợp nhất.
  • Tư vấn các điều kiện để di chúc hợp pháp, có hiệu lực
  • Soạn thảo nội dung di chúc.
  • Tư vấn chuẩn bị người làm chứng cho việc lập di chúc.
  • Tư vấn, hướng dẫn ký, điểm chỉ vào di chúc…

Khách hàng được gì khi sử dụng dịch vụ của Trung tâm di chúc.

Đến với Trung tâm, ngoài tư vấn hỗ trợ lập di chúc quý khách hàng còn được nắm rõ các quy định của pháp luật về di chúc. Đồng thời, khách hàng sẽ nhận được các lợi ích như:

Đưa ra được quyết định đúng đắn.

Thông qua tình huống thực tiễn của quý khách, Luật sư sẽ định hướng, tư vấn các phương án cụ thể và tối ưu nhất cho từng trường hợp. Để từ đó khách hàng hiểu rõ được hành vi, quyết định của bản thân. Đồng thời, có được sự lựa chọn tốt nhất và đảm bảo được tính hợp pháp của di chúc.

Hạn chế những rủi ro cho di chúc.

Với tình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực thừa kế – di chúc, chúng tôi sẽ chỉ rõ các rủi ro cho từng trường hợp cụ thể. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ tránh được những vấn đề đó sau này khi di chúc phát sinh hiệu lực trên thực tế.

Dịch vụ lập di chúc tận nơi.

Trung tâm di chúc có hệ thống Văn phòng, Luật sư trên phạm vi cả nước. Chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng lập, ký, công chứng, chứng thực di chúc trên khắp 63 tỉnh thành.

Giải quyết tranh chấp.

Trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến di chúc, thừa kế. Khách hàng có thể liên hệ với Trung tâm để được hỗ trợ tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bảo mật thông tin khách hàng.

Tất cả các thông tin liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến di chúc, như: Thông tin về nhân thân của người để lại di chúc và của người thừa kế theo di chúc. Thông tin về nội dung của di chúc. Thông tin về tài sản để lại. Thông tin về phân chia tài sản đó,… được chúng tôi bảo mật tuyệt đối. Trừ trường hợp khách hàng có yêu cầu công khai các nội dung trên.

Liên hệ ngay với Trung tâm di chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Phí Luật sư tư vấn lập di chúc để lại đất làm nhà thờ.

Hiện nay, Trung tâm di chúc đang cung cấp dịch vụ Luật sư với mức phí như sau:

  • Tư vấn sơ bộ qua điện thoại, Zalo: Miễn phí.
  • Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: 500.000 đồng/giờ.
  • Tư vấn trực tiếp tại nhà: 1.000.000/giờ.
  • Tư vấn soạn thảo di chúc: từ 1.000.000/di chúc.
  • Phí soạn thảo, hướng dẫn ký di chúc: Từ 2.000.000/di chúc.
  • Phí công bố di chúc: Chỉ từ 3.000.000 đồng/Vụ việc.
  • Phí thẩm định di chúc: Chỉ từ 1.500.000 đồng/01 di chúc.
  • Phí luật sư tham gia giải quyết tranh chấp: Tùy tính chất vụ việc.

Trường hợp bạn cần chúng tôi hỗ trợ về di chúc để lại đất làm nhà thờ. Hãy liên hệ ngay với Trung tâm di chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Các cách lập di chúc để lại đất làm nhà thờ.

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm di chúc. Hiện nay, bố tôi tuổi đã cao và có mong muốn lập di chúc để lại đất làm nơi thờ cúng ông bà tổ tiên, hương khói sau này. Vậy xin hỏi bố tôi có thể lập di chúc để lại đất làm nhà thờ bằng những cách nào? Xin cám ơn.

Trả lời: Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. Trung tâm di chúc xin tư vấn trường hợp trên của bạn như sau:

Lập di chúc để lại đất làm nhà thờ có công chứng, chứng thực.

Theo quy định của Luật công chứng năm 2014, việc công chứng di chúc có thể được tiến hành bởi tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng/Văn phòng công chứng.

Theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc là Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn. Người thực hiện chứng thực là Chủ tịch/Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân và có đóng dấu của Uỷ ban nhân dân.

Để di chúc đất làm nhà thờ có công chứng, chứng thực hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Lập di chúc để lại đất làm nhà thờ có người làm chứng.

Người lập di chúc vì già yếu hoặc lý do nào khác mà không thể tự mình viết bản di chúc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc thay. Tuy nhiên, trường hợp này phải có ít nhất hai người làm chứng.

Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc để lại đất làm nhà thờ. Tuy nhiên, phải trừ những người sau đây không được làm chứng.

  • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
  • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
  • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Xem thêm: NGƯỜI LÀM CHỨNG DI CHÚC CẦN ĐÁP ỨNG ĐIỀU KIỆN GÌ?

Liên hệ ngay với Trung tâm di chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Lập di chúc để lại đất làm nhà thờ không có người làm chứng.

Đối với loại di chúc này, người lập di chúc tự mình soạn thảo nội dung theo nguyện vọng của bản thân. Sau khi soạn thảo xong, người lập di chúc ký xác nhận vào di chúc.

Trường hợp di chúc để lại đất làm nhà thờ có nhiều trang, thì người lập di chúc đánh số thứ tự các trang và ký nháy vào từng trang. Nếu di chúc có gạch, xóa thì người lập di chúc ký tên xác nhận ngay bên cạnh chỗ gạch, xóa đó. Đồng thời, di chúc không được viết tắt hay dùng ký hiệu.

Lập di chúc để lại đất làm nhà thờ bằng miệng.

Đây là một trong các loại di chúc được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, di chúc này được lập trong trường hợp cấp bách, nguy hiểm đến tính mạng, không thể lập di chúc bằng văn bản. Vì vậy, nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của người lập di chúc, pháp luật vẫn thừa nhận loại di chúc này.

Đối với loại này, cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có ít nhất hai người làm chứng.
  • Người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Lưu ý: Sau 03 tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng. Người lập di chúc còn sống, minh mẫn thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Trường hợp bạn cần tư vấn thêm về di chúc. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được giải đáp, hỗ trợ.

Mẫu di chúc để lại đất là nhà thờ.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

DI CHÚC

– Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015;

– Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác;

Hôm nay, ngày …. tháng … năm …… tại …………………………………………………………………………………….

Tôi tên là:………………………………………………………………….…………………………………………………….

CMND/CCCD số:…………………………………………………………………………….………………………………….

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi là chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp đối với tài sản sau:

Thửa đất số ……, thuộc tờ bản đồ số ……;

Địa chỉ thửa đất tại: …………………………………………………………………………………………………………………………………;

Diện tích ….. m2;

Hình thức sử dụng ………………………………………………;

Mục đích sử dụng ……………………………………………….;

Thời hạn sử dụng ……………………………………………….;

Nguồn gốc sử dụng đất ……………………………………………………………………………………………………………………………;

Theo Giấy chứng nhận số: ………………………………. do …………………………………………….cấp ngày………………………

Thông tin về tài sản, công trình trên đất ………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………

Thông tin khác ….………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi được quyền lập di chúc để thể hiện ý chí của mình, nhằm chuyển giao tài sản của tôi cho người khác sau khi tôi chết.

Vì vậy:

Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để lại các tài sản nêu trên đây cho:

…………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….…………………………………………………

Nội dung định đoạt di chúc như sau:

…………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………..………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..………………………………………………….………………………………………………………………….………………………………………………………………..………………………………………….………………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………..

Sau khi tôi chết những người có thông tin nêu trên được thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để nhận tài sản nêu trên.

Bản Di chúc này là sự thể hiện chính xác về nội dung ý nguyện của tôi, do tôi tự nguyện lập trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép hay bất kỳ một sự áp đặt, đe dọa, lừa dối nào.

Tôi tự nguyện ký tên, điểm chỉ vào bản Di chúc để làm bằng chứng.

Bản Di chúc này gồm … trang, có giá trị thay thế toàn bộ các di chúc đã lập trước đó.

 Người lập di chúc

Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để soạn thảo di chúc:

  • Thông tin của người để lại di chúc và người hưởng di sản. Nội dung này cần phải điền đầy đủ, chính xác họ và tên, ngày tháng năm sinh, thông tin về giấy tờ tuỳ thân (số CCCD), địa chỉ của hai bên. (Nếu để lại cho nhiều người cũng phải ghi rõ thông tin của từng người).
  • Thông tin tài sản để lại thừa kế. Di chúc cần thể hiện đầy đủ thông tin về số thửa, tờ bản đồ, diện tích, địa chỉ, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc. Nếu trên đất có nhà ở, cần điền đầy đủ thông tin về nhà ở bao gồm: Hiện trạng, kết cấu xây dựng, loại nhà, diện tích xây dựng, số tầng…
  • Mong muốn, ý nguyện của người lập di chúc. Người lập di chúc cần xác định rõ ý nguyện của mình là để lại một phần đất để làm nhà thờ cúng ông bà tổ tiên. Để lại diện tích bao nhiêu? Tứ cận như thế nào?…

Trường hợp bạn cần hỗ trợ soạn thảo di chúc để lại đất làm nhà thờ. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Xem thêm: MẪU DI CHÚC CHIA ĐẤT CHO CÁC CON CHUẨN PHÁP LÝ

Thủ tục lập di chúc để lại đất làm nhà thờ.

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm. Ông nội tôi muốn lập di chúc để lại đất mà nhà thờ. Tuy nhiên, ông đang thắc mắc không biết thủ tục các bước lập di chúc như thế nào? Mong Trung tâm giải đáp xin cảm ơn.

Trả lời: Trung tâm di chúc chào bạn. Trường hợp trên của bạn Trung tâm xin tư vấn như sau:

Hiện nay có nhiều cách lập di chúc để lại đất làm nhà thờ như đã trình bày phần trên. Tuy nhiên, cho dù là lập theo cách nào cũng phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng phải tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin cho việc lập di chúc.

Người lập di chúc cần chuẩn bị các loại giấy tờ về nhân thân (như: CCCD) của người để lại di sản và người hưởng di sản. Các giấy tờ, thông tin về nơi cư trú của hai bên. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị những giấy tờ liên quan đến di sản để lại, để có những thông tin cụ thể và chính xác cho việc lập di chúc.

Bước 2: Xác định loại di chúc cần lập.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật có các loại di chúc bằng văn bản như sau:

  • Di chúc công chứng.
  • Di chúc chứng thực.
  • Di chúc có người làm chứng.
  • Di chúc không có người làm chứng.

Tuỳ vào nhu cầu của người lập di chúc mà có thể lựa chọn loại di chúc phù hợp với bản thân.

Bước 3: Tiến hành soạn thảo di chúc.

Cần trình bày rõ di sản là đất để lại nhằm vào mục đích thờ cúng ông bà tổ tiên. Diện tích, tứ cận của thửa đất để lại thờ cúng như thế nào? Ai là người quản lý, thờ cúng?… Cần lưu ý nội dung phải cụ thể rõ ràng, phải đúng theo quy định của pháp luật.

Bước 4: Gửi giữ di chúc đã lập.

Cất giữ bản di chúc đã lập là một việc quan trọng sau khi hoàn thành. Khách hàng có thể tự cất giữ, bảo quản di chúc của bản thân. Hoặc nhờ cá nhân, tổ chức khác cất giữ để tránh bị mất, hư hỏng.

Đối với dịch vụ gửi giữ di chúc. Trung tâm di chúc chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ quý khách bảo quản tốt bản di chúc để lại đất là nhà thờ đã lập. Nếu có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Xem thêm: GỬI GIỮ DI CHÚC LÀ GÌ? THỰC HIỆN Ở ĐÂU?

Luật sư chuyên về di chúc.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm về lĩnh vực di chúc. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, giải đáp những thắc mắc của khách hàng liên quan đến thừa kế nói chung và di chúc nói riêng. Trường hợp quý khách hàng đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ của Trung tâm di chúc. Vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trận trọng!

0/5 (0 Reviews)
Phong Van

Recent Posts

MUA MẪU BẢN DI CHÚC CHUẨN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU?

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị tư vấn, cung cấp các quy…

3 ngày ago

CHỈ CẦN CÓ TÀI SẢN LÀ ĐƯỢC LÀM DI CHÚC ĐÚNG KHÔNG?

Đa phần hiện nay, mọi người đều mong muốn sau khi chết đi, phần tài…

3 ngày ago

MẪU VIẾT DI CHÚC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI VIẾT TAY VÀ ĐÁNH MÁY

Đất đai là một trong những loại tài sản có giá trị lớn. Vì vậy,…

2 tuần ago

LẬP DI CHÚC RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CHUNG

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản hình…

2 tuần ago

NGƯỜI ĐƯỢC NHẬN THỪA KẾ THEO DI CHÚC CHẾT THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Di chúc là vấn đề pháp lý rộng và ngày càng phổ biến hiện nay…

2 tuần ago

MẪU DI CHÚC THỪA KẾ TÀI SẢN VÀ CÁCH VIẾT

Việc lập di chúc định đoạt tài sản là điều phổ biến hiện nay. Pháp…

4 tuần ago