CON CỦA VỢ CŨ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?


Nhiều người cho rằng sau khi ly hôn tất cả các quyền liên quan đến vợ/ chồng cũ đều chấm dứt. Tuy nhiên, điều đó chưa hoàn toàn chính xác. Giữa 2 người còn sự gắn kết không thể xóa bỏ đó là con chung. Mặc dù, bố mẹ ly hôn, quan hệ hôn nhân không còn nữa nhưng họ vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con chung. Để đưa đến cho quý khách hàng cái nhìn tổng quan, chính xác nhất của vấn đề này, Trung tâm di chúc Việt Nam mang đến bài viết ” Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế không?”. Mọi vấn đề cần tư vấn chuyên sâu hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng.

Con của vợ cũ có được hưởng thừa kế không?

Xét về hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Nhận thấy, tại hàng thừa kế thứ nhất có quy định người thừa kế theo pháp luật có “con đẻ” – người do mình sinh ra và có cùng huyết thống. Vì vậy, con của vợ cũ cũng là con đẻ nên theo quy định của pháp luật Việt Nam vẫn được hưởng di sản thừa kế do bố để lại.

Con của cợ cũ có được hưởng thừa kế không
Con vợ cũ có được hưởng thừa kế không? Liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Con của vợ cũ được nhận bao nhiều phần thừa kế?

Việc xác định nhận được bao nhiêu phần thừa kế cần xem xét các trường hợp dưới đây:

Trường hợp người chết không để lại di chúc.

Khi người có di sản chết, không để lại di chúc thì các đồng thừa kế sẽ tiến hành phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định, con của vợ cũ thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên đương nhiên sẽ được hưởng 1 phần di sản thừa kế do bố để lại. Những người cùng hàng thừa kế với nhau, không phân biệt con của vợ trước hay vợ sau vẫn được hưởng phần thừa kế như nhau.

Trường hợp người chết để lại di chúc.

Trường hợp người chết để lại di chúc và nội dung di chúc không ghi nhận con của vợ cũ được hưởng phần di sản do bố để lại. Cần kiểm tra con vợ cũ có thuộc trường hợp người nhận thừa kế không phụ thuộc vào di chúc hay không. Cụ thể quy định tại khoản 1, điều 644 Bộ luật dân sự 2015:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Con của vợ cũ nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì vẫn được hưởng thừa kế bằng 2/3 suất thừa kế của 1 người thừa kế theo pháp luật.

Lưu ý.

Nếu con của vợ cũ thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Tuy nhiên, nếu người để lại di sản biết nhưng vẫn để lại di sản cho người thuộc 1 trong các trường hợp trên thì họ vẫn được hưởng thừa kế theo di chúc.

Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan tới chủ đề “con của vợ cũ có được thừa kế” 0963.673.969 (Zalo)

Con vợ cũ không được chia thừa kế khởi kiện được không?

Tình huống tư vấn.

Chào Trung tâm di chúc, tôi cần tư vấn về lĩnh vực thừa kế, mong Luật sư hỗ trợ. Tôi và chồng đã ly hôn được 5 năm, chúng tôi có 1 con chung năm nay 10 tuổi. Sau đó chồng tôi cũng đã lập gia đình và có con riêng. Không may cách đây 1 năm chồng tôi bị tai nạn giao thông và qua đời. Gia đình chồng tôi muốn chia cho con trai tôi 1 phần đất sau này để cháu sinh sống và thờ cúng bố mẹ, nhưng vợ sau của chồng tôi không đồng ý vì cho rằng con trai tôi không có quyền nhận thừa kế.

Tôi không am hiểu pháp luật mấy nên không rõ về vấn đề này. Liệu con tôi có được thừa kế di sản của bố để lại không? Mong Luật sư tư vấn để quyền lợi của con trai tôi được bảo vệ. Xin trân trọng cảm ơn.

Trung tâm di chúc giải đáp.

Chào bạn, đối với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 1 điều 651 Bộ luật Dân sự 2015. Con trai bạn là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của chồng cũ bạn. Mặc dù, hiện nay chồng cũ đã lập gia đình và có con riêng nhưng con trai bạn vẫn là con đẻ của chồng bạn. Vì vậy, cháu vẫn được hưởng 1 suất thừa kế của bố đẻ để lại.

Trường hợp các bên tự thỏa thuận phương án phân chia di sản thừa kế của chồng cũ bạn, thì các bên có thể tiến hành lập văn bản thỏa thuận sau đó khai nhận di sản thừa kế.

Nếu trường hợp vợ mới không đồng ý và các đồng thừa kế không thống nhất được với nhau, bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu chia di sản thừa kế của chồng cũ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con trai bạn.

Luật sư chuyên hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế.

Thủ tục đăng ký tư vấn luật thừa kế.

Khách hàng có nhu cầu đăng ký dịch vụ Luật sư tư vấn luật thừa kế của Trung tâm di chúc có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Liên hệ qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để gặp Luật sư, chuyên viên pháp lý tư vấn và lựa chọn các gói dich vụ hỗ trợ;
  • Bước 2: Sau khi nghe tư vấn và lựa chọn gói dịch vụ phù hợp. Khách hàng tiến hành ký hợp đồng dịch vụ pháp lý và thanh toán phí;
  • Bước 3: Cử Luật sư, chuyên viên pháp lý tiến hành trao đổi, giải quyết vụ việc;
  • Bước 4: Nhận kết quả. Khách hàng có thể nhận kết quả bằng các hình thức sau: Đến trực tiếp văn phòng trao đổi/ nhận bằng văn bản qua thư tư vấn/ email/zalo….

Phí thuê Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế hết bao nhiêu?

Chi phí, giá thuê luật sư tư vấn luật thừa kế của Trung tâm chúng tôi cụ thể như sau:

  • Phí Luật sư tư vấn thừa kế qua điện thoại : Miễn phí.
  • Phí tư vấn pháp luật thừa kế, di chúc trực tiếp tại Văn phòng:  Từ 500.000/giờ.
  • Phí Luật sư tư vấn thừa kế đất đai, tài sản tại nhà: Từ 1.000.000 đồng/giờ.
  • Biểu phí tư vấn, soạn thảo di chúc trọn gói: Từ 1.000.000 đồng/ Di chúc.
  • Giá thuê Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế, di chúc: Từ 3.000.000/ Vụ việc.
  • Luật sư tư vấn đất đai, nhà ở: Từ 500.000/ giờ.

Giá, phí tư vấn thừa kế nêu trên được Trung tâm di chúc thông báo, có sự xác nhận của khách hàng trước khi triển khai công việc. Trường hợp khách hàng sử dụng các dịch vụ khác như thuê Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế theo Hợp đồng trọn gói thì sẽ được miễn phí tư vấn. Nếu đã thanh toán sẽ được khấu trừ vào phí theo Hợp đồng.

Liên hệ Luật sư thừa kế, di chúc tư vấn pháp luật miễn phí 0963.673.969 (Zalo)

Thủ tục tranh chấp thừa kế tại Tòa án.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây để giải quyết thủ tục tranh chấp thừa kế tại Tòa án:

  • Đơn khởi kiện vụ án dân sự (Theo mẫu số 23 – DS);
  • Giấy chứng tử/ trích lục khai tử/ quyết định tuyên bố một người đã chết do Tòa án ban hành của người để lại di sản;
  • Di chúc của người để lại di sản (nếu có);
  • Giấy tờ, tài liệu liên quan đến di sản thừa kế. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ); Hợp đồng mua bán tài sản, Sổ mục kê, đăng ký xe, sổ tiết kiệm…..
  • Căn cước công dân/ Hộ chiếu, xác nhận cư trú của người khởi kiện;
  • Căn cước công dân/ Hộ chiếu, xác nhận cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ với người để lại di sản. Ví dụ: Giấy khai sinh; giấy chứng nhận kết hôn;….
  • Một số giấy tờ khác (nếu có). Ví dụ: Biên bản họp gia đình; văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;…

Bước 2: Nộp hồ sơ đến Tòa án

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cơ bản hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa. Người khởi kiện có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ như sau:

  • Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án.
  • Gửi hồ sơ đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
  • Gửi hồ sơ bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ và thụ lý

Tòa án có trách nhiệm tiếp nhận và xem xét hồ sơ của người khởi kiện. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chánh án phân công Thẩm phán xử lý đơn. Thẩm phán xử lý đơn trong 05 ngày làm việc và đưa ra một trong các thông báo sau:

  • Trường hợp hồ sơ đủ, đúng thẩm quyền giải quyết: Thẩm phán ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí, sau đó gửi biên lai về cho Tòa án để tiến hành thụ lý giải quyết vụ án;
  • Trường hợp hồ sơ thiếu: Thẩm phán ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện;
  • Trường hợp không đúng thẩm quyền Tòa án giải quyết: Thẩm phán tiến hành chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện biết về việc chuyển thẩm quyền sang Tòa án khác;
  • Trong trường hợp đơn khởi kiện không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Thẩm phán tiến hành trả lại đơn khởi kiện.

Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết hồ sơ khởi kiện

Sau khi thụ lý hồ sơ khởi kiện, Thẩm phán được phân công sẽ tiến hành giải quyết vụ án. Thời gian chuẩn bị xét xử đối với vụ án tranh chấp di sản thừa kế là 04- 06 tháng. Trong thời gian này, Tòa án tiến hành triệu tập đương sự để lấy lời khai, hòa giải,…

Trường hợp các bên không thể hòa giải, hết thời hạn chuẩn bị xét xử Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và tiến hành mở phiên tòa.

Tuy nhiên, thủ tục tranh chấp di sản thừa kế cũng khá phức tạp nên thời gian giải quyết thực tế có thể kéo dài hơn.

Khách hàng có vấn đề cần giải đáp liên quan tới nội dung “con của vợ cũ có được thừa kế”. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Trung tâm di chúc – thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách – Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Lĩnh vực thừa kế – di chúc là một lĩnh vực khá phức tạp. Trong lĩnh vực này đòi hỏi người hỗ trợ cần có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi – đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng những dich vụ tốt và uy tín nhất.

Có mặt trên 63 tỉnh, thành cả nước, Trung tâm di chúc mang đến cho Quý khách hàng nhiều dịch vụ pháp lý phù hợp, linh động. Hỗ trợ xử lý kịp thời những vướng mắc pháp luật gây khó khăn cho khách hàng. Liên quan đến lĩnh vực thừa kế – di chúc chúng tôi hỗ trợ những dịch vụ dưới đây:

  • Hỗ trợ tư vấn, giải đáp pháp lý liên quan đến thừa kế – di chúc;
  • Hỗ trợ soạn thảo, lưu trữ di chúc;
  • Tư vấn/ tham gia trực tiếp giải quyết tranh chấp tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • ……

Liên hệ với chúng tôi.

Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

PTN.

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *