CHỈ CẦN CÓ TÀI SẢN LÀ ĐƯỢC LÀM DI CHÚC ĐÚNG KHÔNG?


Đa phần hiện nay, mọi người đều mong muốn sau khi chết đi, phần tài sản mà mình để lại sẽ được chia cho những người mà mình mong muốn họ được hưởng. Vì vậy, họ sẽ chọn cách lập di chúc để chia phần tài sản theo ý chí nguyện vọng của bản thân, tránh những tranh chấp không đáng có về sau. Nhưng chỉ cần có tài sản là được làm di chúc đúng không? Hay cần phải có thêm các điều kiện gì khi lập di chúc? Các chuẩn bị các giấy tờ gì để lập di chúc… Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. Nếu bạn đọc cần tư vấn hay thuê Luật sư lập di chúc, vui lòng liên hệ đến Trung tâm di chúc Việt Nam theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ kịp thời.

Muốn lập di chúc cần đáp ứng các điều kiện gì?

Di chúc là gì?

Khái niệm Di chúc được nêu tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Di chúc có thể được trình bày dưới hình thức lời nói hoặc văn bản nhằm thể hiện ý chí, nguyện vọng của cá nhân mong muốn chuyển tài sản của mình cho người khác.

Về cơ bản, di chúc gồm có 03 ý chính như sau:

  • Thứ nhất, di chúc thể hiện ý chí, nguyện vọng tự nguyện của một cá nhân khi lập mà cá nhân đó không chịu sự tác động, chi phối của bất kỳ ai khác;
  • Thứ hai, di chúc là bằng chứng thể hiện quyền của người đã chết khi họ lựa chọn những người thừa kế được hưởng phần tài sản mà họ để lại;
  • Thứ ba, hiệu lực của di chúc chỉ phát sinh khi và chỉ khi người để lại di chúc chết.

Điều kiện lập di chúc

Một di chúc chỉ được coi là hợp pháp khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật yêu cầu. Di chúc đó phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện bao gồm về nội dung, về hình thức, về năng lực chủ thể, về ý chí của người lập di chúc…

Về chủ thể khi lập di chúc

Người có quyền lập di chúc là cá nhân được quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015. Do đó, những người sau đây có quyền lập di chúc:

  • Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc;
  • Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực;

Về hình thức của di chúc

Theo quy định di chúc có thể được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được lập thành văn bản.

Di chúc bằng văn bản gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (người làm chứng cho việc lập di chúc có thể bất kỳ người nào, trừ những người sau: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự);
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Về nội dung của di chúc

Nội dung của di chúc không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Di chúc phải bao gồm các nôi dung chủ yếu như sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có di sản.
  • Các nội dung khác liên quan thể hiện tâm nguyện của người lập di chúc.
Chỉ cần có tài sản là được làm di chúc đúng không?
Chỉ cần có tài sản là được làm di chúc đúng không? Liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Chỉ cần có tài sản là được làm di chúc đúng không?

Câu hỏi: Xin chào! Tôi năm nay 55 tuổi, tôi muốn lập di chúc để quyết định tài sản của mình cho con cháu. Cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi chỉ cần có tài sản là được làm di chúc phải không? Hay tôi cần phải đáp ứng thêm điều kiện gì nữa? Mong được giải đáp. Cảm ơn Luật sư.

Trả lời câu hỏi: Chào anh, với nội dung yêu cầu này Trung tâm di chúc Việt Nam tư vấn như sau:

Di chúc sự thể hiện ý chí của người lập để chuyển tài sản của mình cho người khác. Khi lập di chúc tài sản phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người lập di chúc và phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực. Do vậy, nếu anh có tài sản thuộc sở hữu của mình anh hoàn toàn có thế để lại di chúc. Và khi lập di chúc anh cần lưu ý các điều kiện như phân tích phần trên để di chúc được hợp pháp.

Ngoài ra, trường hợp anh muốn lập di chúc để lại tài sản nhà đất cho con cháu sau khi mất thì nhà đất đó phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của anh. Nguồn gốc đất có thể là do anh được Nhà nước giao đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được thừa kế, tặng cho,… Anh lưu ý thêm là nếu sau khi lập di chúc nhưng anh thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất đó cho người khác thì sau khi anh mất, di chúc đó sẽ không thể phát sinh hiệu lực vì di sản nêu trong di chúc không còn thuộc quyền sở hữu của anh tại thời điểm mở thừa kế.

Để được tư vấn cụ thể hơn về hình thức và cách lập di chúc phù hợp, anh có thể liên hệ qua Trung tâm di chúc Việt Nam theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được hướng dẫn.

Làm thế nào để lập di chúc tài sản chung với người khác?

Lập di chúc đối với tài sản chung vợ chồng

Câu hỏi: Chào Luật sư! Vợ chồng chúng tôi có căn chung cư ở Đà Nẵng, và một số sổ tiết kiệm là tài sản có được sau khi kết hôn. Nay chúng tôi muốn lập di chúc để lại phần tài sản này của chúng tôi cho con trai. Nhưng chúng tôi chưa biết cách lập di chúc như thế nào cho hợp pháp. Một mình tôi đứng ra lập di chúc được không? Mong Luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Trung tâm di chúc Việt Nam đã nhận được câu hỏi của bạn. Về nội dung này, chúng tôi đưa ra tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật, tài sản chung của vợ chồng (nếu không có thoả thuận khác) là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình cũng như thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ, chồng. Do vậy, một người vợ hoặc chồng không thể lập di chúc để định đoạt toàn bộ tài sản chung của vợ chồng được.

Tuy nhiên, tại Điều 609 và 612 Bộ Luật dân sự 2015 có quy định về quyền lập di chúc. Theo đó người để lại di chúc có quyền lập di chúc với phần tài sản riêng của mình hoặc phần tài sản của mình trong tài sản chung với người khác.

Như vậy, với nội dung trên, hai vợ chồng bạn có thể thực hiện lập di chúc đối với tài sản chung vợ chồng theo cách sau:

Vợ chồng thoả thuận phân chia tài sản chung, sau đó lập di chúc cho phần tài sản riêng của mình

Như đã phân tích ở trên, vợ hoặc chồng muốn để lại di chúc đối với phần tài sản chung thì cần phân định rõ phần tài sản riêng của mình là những gì trong khối tài sản chung vợ chồng. Vợ chồng có thể lập văn bản thoả thuận về tài sản.

Sau khi thực hiện các thủ tục phân chia, vợ hoặc chồng hoàn toàn có quyền để lại di chúc với phần tài sản riêng của mình.

Lập di chúc chung vợ chồng

Hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về việc vợ chồng lập di chúc chung nhưng cũng không cấm, bởi lẽ di chúc chỉ cần thoả mãn các điều kiện nhất định thì sẽ phát sinh hiệu lực.

Theo đó, hai vợ chồng bạn hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận về việc lập một di chúc chung mà tại đó ghi nhận ý chí, tâm nguyện chung của cả vợ và chồng về tài sản chung.

Tuy nhiên, việc lập di chúc này cũng có một số bất cập, phức tạp. Ví dụ: như khi một bên muốn sửa chữa, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc thì phải được sự đồng ý của người còn lại. Ngoài ra, nếu một người đã chết thì người còn lại chỉ được sửa đổi, bổ sung di chúc với phần tài sản của mình. Lúc này, để phân chia và xác định phần tài sản của người này sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Nếu như bạn có thắc mắc gì liên quan đến nội dung trên hoặc cần tư vấn cụ thể hơn, vui lòng liên hệ đến 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.

XEM THÊM: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG LẬP THẾ NÀO CHO ĐÚNG?

Lập di chúc đối với đất hộ gia đình

Câu hỏi: Năm 1990, gia đình tôi được cấp 1 mảnh đất với diện tích là 450m2 tại Quảng Nam theo diện cấp cho cả hộ gia đình. Lúc đó gia đình tôi có 5 người nhưng giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đứng tên ba tôi là Hộ ông Trần H. Nay ba tôi muốn lập di chúc chia phần đất đó cho 1 người cháu. Trong trường hợp này ba tôi có quyền lập di chúc đối với toàn bộ diện tích đất của hộ gia đình không? Hay chỉ được quyền lập di chúc với một phần diện tích đất trong đó mà ba tôi có quyền sử dụng. Mong được Luật sư tư vấn. Xin cảm ơn!

Trả lời: Chào Anh/ chị. Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung yêu cầu này, Trung tâm di chúc Việt Nam tư vấn như sau:

Theo quy định đất hộ gia đình được hiểu là đất thuộc quyền sở hữu chung của tất cả các thành viên trong hộ gia đình. Việc  xác định những người có quyền sử dụng đối với đất hộ gia đình được căn cứ vào sổ hộ khẩu tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Do đó, đất hộ gia đình sẽ không phải là tài sản riêng của bất kỳ ai trong gia đình.

Chính vì vậy, ba của Anh/chị muốn lập di chúc đối với phần đất đó thì chỉ được phép lập di chúc định đoạt phần đất là phần quyền sử dụng của ba trong thửa đất chung đó. Chứ không được tự mình lập di chúc định đoạt toàn bộ diện tích thửa đất cấp cho hộ gia đình.

Trung tâm di chúc Việt Nam0963.673.969 (Zalo)

Các giấy tờ cần chuẩn bị để lập di chúc?

Người có tài sản muốn lập di chúc, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc bao gồm: CMND/CCCD còn thời hạn sử dụng; thông tin cư trú
  • Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản: CMND/CCCD còn thời hạn sử dụng; thông tin cư trú
  • Giấy tờ chứng minh về tài sản.

Lưu ý một số các giấy tờ chứng minh về tài sản như sau:

  • Về bất động sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Hợp đồng tặng cho,…
  • Tiền gửi trong ngân hàng: Sổ tiết kiệm ;
  • Động sản:  đăng ký xe ô tô, mô tô,… ;
  • Quyền tài sản: cổ phiếu, cổ phần…… ;
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.

Liên hệ Luật sư lập di chúc 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về giấy tờ, thủ tục cần có khi lập di chúc.

Liên hệ tư vấn thủ tục lập di chúc.

Tại sao nên thuê Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc?

Hiện nay có rất nhiều quy định về di chúc. Tài sản được phân chia trong di chúc đa phần là tài sản có giá trị lớn và thường liên quan đến bất động sản. Nhiều trường hợp dù đã có di chúc nhưng do không đáp ứng được những điều kiện có hiệu lực của di chúc nên di chúc vẫn không có giá trị thực hiện trên thực tế.

Vì vậy, để di chúc được lập hợp pháp, bạn nên lựa chọn dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc của Trung tâm di chúc Việt Nam. Bởi Luật sư là những người có kinh nghiệm, am hiểu pháp luật nên sẽ tư vấn, định hướng, hướng dẫn cụ thể về các phương án lập di chúc. Tránh được những sai sót trong quá trình lập, đảm bảo tính pháp lý cho di chúc.

Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc về vấn đề gì?

  • Tư vấn về quyền của người lập di chúc – để lại di sản; các cách thức quản lý, phân chia di sản thừa kế sau khi chết;
  • Tư vấn về điều kiện để lập di chúc hợp pháp, hình thức và nội dung của di chúc;
  • Tư vấn phương án lập di chúc;
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đối với tài sản riêng; tài sản chung vợ chồng; tài sản chung với các đồng sở hữu khác,…đảm bảo quyền định đoạt theo đúng quy định của pháp luật của người lập di chúc;
  • Tư vấn về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và các bên liên quan trong việc lập di chúc;
  • Tư vấn cách lưu trữ, huỷ bỏ nội dung di chúc; Trình tự công bố di chúc;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến lập di chúc.

XEM THÊM: LUẬT SƯ HỖ TRỢ VIẾT DI CHÚC THỪA KẾ

Trung tâm di chúc Việt Nam

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị có chuyên môn sâu trong lĩnh vực di chúc tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…, và đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng ở 63 tỉnh/thành trên cả nước.

Trung tâm di chúc Việt Nam đang cung cấp một số dịch vụ như:

  • Tư vấn pháp luật về thừa kế;
  • Soạn thảo di chúc;
  • Lưu trữ, thẩm định, công bố di chúc;
  • Khai nhận di sản thừa kế; Giải quyết tranh chấp về thừa kế, di chúc…

Ngoài ra, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng cung cấp các dịch vụ khác có liên quan như:

  • Dịch vụ Luật sư, Công chứng,
  • Thừa phát lại, lập vi bằng,
  • Giám định chữ ký…

Nếu bạn cần hỗ trợ thực hiện thủ tục hoặc Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, vui lòng liên hệ Trung tâm di chúc Việt Nam theo một trong các phương thức sau:

  • Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
  • Email : Trungtamdichuc@gmail.com
  • Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *