TÀI SẢN ĐANG THẾ CHẤP CÓ ĐƯỢC LẬP DI CHÚC KHÔNG?


Thời điểm hiện tại, Trung tâm di chúc Việt Nam nhận được rất nhiều thắc mắc của khách hàng về các vấn đề liên quan đến việc lập di chúc cho tài sản đang thế chấp. Có được lập di chúc khi tài sản đang bị thế chấp không? Cách lập di chúc tài sản đang thế chấp? Có bắt buộc giải chấp tài sản trước khi lập di chúc không? … Chúng tôi sẽ giải đáp cho quý khách hàng các vướng mắc nêu trên. Qúy khách hàng cũng có thể liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ. 

Tài sản đang thế chấp có được lập di chúc không?

Thế chấp tài sản là gì?

Theo quy định tại Điều 317 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)”. 

Có thể hiểu, thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Tài sản thế chấp có thể bao gồm vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai. Các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp.

Theo quy định tài sản thế chấp do bên thế chấp nắm giữ hoặc bên thứ ba nắm giữ nếu có thỏa thuận. Bên thế chấp vẫn được khai thác công dụng của tài sản. Bên thế chấp sẽ không được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt hoặc các bên có thỏa thuận khác thì bên thế chấp có thể thực hiện các giao dịch nếu có sự đồng ý từ bên nhận thế chấp tài sản. Trường hợp đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên thế chấp không hoàn thành thì tài sản thế chấp được xử lý để thực hiện nghĩa vụ.

Tài sản đang thế chấp có được lập di chúc không?
Quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn về di chúc tài sản thế chấp. Vui lòng liên hệ theo Hotline: 0963.673.969 (Zalo)

Đang thế chấp tài sản có được lập di chúc.

Câu hỏi: Chào Trung tâm Di chúc, tôi là Hà Thị Giang T có khối tài sản riêng là mảnh đất 400m2 tại Quảng Ninh. Mảnh đất này đã được cấp giấy chứng nhận vào năm 2015. Tháng 9/ 2023 do cần tiền để xử lý việc cá nhân. Tôi đã thế chấp mảnh đất trên cho ngân hàng để thực hiện việc vay tiền. Tôi và phía ngân hàng cùng thỏa thuận sẽ giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc cho ngân hàng. Hiện nay giấy tờ gốc này đang do ngân hàng nắm giữ. Nay tôi muốn lập di chúc có công chứng đối với tài sản là mảnh đất trên. Xin hỏi, tôi có được lập di chúc để phân chia tài sản này không? Tôi có cần ngân hàng đồng ý không? 

Về câu hỏi của bà T, theo quy định pháp luật, hiện nay không cấm bên thế chấp lập di chúc để chỉ định người hưởng di sản đối với tài sản đang thế chấp. Do đó, bà T vẫn có thể lập di chúc với tài sản này. Tuy nhiên, việc lập di chúc của bà T phải không làm ảnh hưởng đến quyền của bên nhận thế chấp. Cụ thể trong các trường hợp sau:

Trường hợp tài sản thế chấp chưa bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ.

Trường hợp này, các bên chưa có vi phạm về nghĩa vụ phải thực hiện với nhau. Do đó, chưa có căn cứ để ngân hàng xử lý tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp vẫn thuộc sở hữu của bà T. Tài sản này chỉ bị hạn chế trong các giao dịch mua, bán, tặng cho… mà không bị hạn chế trong việc lập di chúc. Vì vậy, bà T vẫn có thể lập di chúc định đoạt tài sản này. Việc lập di chúc định đoạt tài sản của mình không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp theo quy định tại Điều 615 của Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

  • Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện. Theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
  • Di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Nhưng không vượt quá phần di sản được hưởng. Trừ khi có thỏa thuận khác.
  • Nếu hưởng thừa kế không theo tư cách cá nhân. Thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người hưởng thừa kế là cá nhân.

Theo đó, những người thừa kế sẽ kế thừa nghĩa vụ của bà T và khi hoàn thành nghĩa vụ thì sẽ được hưởng toàn bộ di sản.

Trường hợp tài sản thế chấp đã bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ.

Đây là trường hợp tài sản đã bị xử lý. Theo quy định tại, Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng quy định. Di chúc sẽ không có hiệu lực trong các trường hợp sau:

  • Di sản không còn vào thời điểm mở thừa kế
  • Di sản để lại chỉ còn một phần thì di chúc về phần di sản đó vẫn có hiệu lực
  • Một phần trong di chúc không hợp pháp. Nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

Khi tài sản thế chấp phải xử lý để thực hiện nghĩa vụ mà sau khi cấn trừ, vẫn còn một phần di sản thì di chúc về phần di sản này vẫn có hiệu lực. Trường hợp toàn bộ tài sản sử dụng để thực hiện nghĩa vụ thuộc trường hợp tài sản không còn tại thời điểm mở thừa kế.

Quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn về di chúc. Vui lòng liên hệ theo Hotline: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ tư vấn kịp thời.

Di chúc tài sản thế chấp có được công chứng không?

Mặc dù bên thế chấp vẫn là bên có quyền sở hữu/ quyền sử dụng, quyền lập di chúc đối với tài sản đang bị thế chấp. Tuy nhiên, để di chúc được công chứng thì phải đảm bảo các điều kiện theo quy định. Tại Khoản 8 Điều 40 Luật Công chứng 2014 quy định: Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch “. 

Theo đó, Cơ quan/ tổ chức có thẩm quyền trước khi thực hiện việc công chứng, chứng thực di chúc phải đánh giá tinh thần minh mẫn của người lập di chúc. Đánh giá tính tự nguyện của họ đối với việc lập di chúc định đoạt tài sản. Cũng theo quy định của pháp luật nêu trên. Công chứng viên còn phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu bản gốc các giấy tờ về nhân thân, về tài sản (ví dụ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,..). 

Ngoài ra, khoản 1 Điều 320 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định bên thế chấp có nghĩa vụ Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác…. Thông thường theo quy trình thực hiện cấp tín dụng khoản vay thế chấp, các Ngân hàng sẽ giữ giấy tờ pháp lý của tài sản. Vì vậy, trường hợp của bà T để thực hiện được việc công chứng di chúc thì cần sự chấp thuận từ phía Ngân hàng.

Dịch vụ lập di chúc tài sản đang thế chấp.

Trung tâm di chúc với đội ngũ Luật sư có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật. Đặc biệt các lĩnh vực về di chúc, thừa kế, đất đai Trung tâm thường xuyên hỗ trợ giải quyết trên nhiều tỉnh thành. Dịch vụ lập di chúc tài sản đang thế chấp là một trong những dịch vụ chúng tôi cung cấp thường xuyên. Chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng trong những công việc sau:

  • Tư vấn pháp lý chuyên sâu về tình trạng pháp lý, đánh giá những rủi rõ trong trường hợp tài sản đang được sử dụng để thế chấp của khách hàng;
  • Tư vấn phương án lập di chúc phù hợp, an toàn, đảm bảo đúng nguyện vọng của khách hàng;
  • Hỗ trợ soạn thảo di chúc khi khách hàng có yêu cầu;
  • Tư vấn hỗ trợ các vấn đề khác liên quan đến thừa kế, di chúc.

Khách hàng làm các thủ tục liên quan đến di chúc tại Trung tâm di chúc sẽ được tư vấn, giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến pháp luật thừa kế, di chúc. Tư vấn phương án tốt nhất để đảm bảo tài sản của khách hàng được định đoạt đúng mục đích, nguyện vọng. Qúy khách hàng vui lòng liên hệ theo số điện thoại:0963.673.969 (Zalo).

Có bắt buộc giải chấp tài sản trước khi lập di chúc không?

Giải chấp tài sản là gì?

Theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015 và Nghị định 99/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Giải chấp tài sản hay còn được gọi là xóa chấp tài sản được hiểu là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản được dùng để thế chấp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ: Ông A cần tiền để đầu tư làm ăn nên đã đem sổ đỏ của mình đi thế chấp với ngân hàng. Nay ông A thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ. Lúc này ông A hoàn toàn được quyền làm thủ tục giải chấp tài sản để lấy lại giấy tờ gốc (sổ đỏ).

Trước khi lập di chúc có bắt buộc giải chấp tài sản không?

Hiện nay, pháp luật không nghiêm cấm bên thế chấp được lập di chúc định đoạt tài sản đang bị thế chấp của mình. Đồng thời cũng không bắt buộc bên thế chấp phải thực hiện thủ tục giải chấp tài sản trước khi lập di chúc. Ngoài ra. Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 630. Di chúc hợp pháp

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc. Không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội. Hình thức di chúc không trái quy định của luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

….”

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể nào về việc bắt buộc chủ thể vay phải giải chấp tài sản trước khi thực hiện lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp. Vì thế, di chúc dùng để định đoạt tài sản đang bị thế chấp hoàn toàn được pháp luật công nhận khi đáp ứng các điều kiện về: chủ thể, nội dung, hình thức,…

Quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn về di chúc vui lòng liên hệ theo Hotline: 0963.673.969 (Zalo)

Cách lập di chúc tài sản đang thế chấp.

Việc lập di chúc để định đoạt tài sản đang bị thế chấp tương tự như việc lập di chúc đối với các tài sản thông thường khác. Theo quy định, có 02 hình thức lập di chúc đối với tài sản đang bị thế chấp. Bao gồm lập di chúc bằng văn bản và lập di chúc bằng miệng. Trong đó, di chúc bằng văn bản được chia ra thành:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực

Như vậy, tài sản đang bị thế chấp có thể được lập bởi một trong các hình thức di chúc nên trên. Khách hàng có thể tự mình lập di chúc. Tuy nhiên, việc lập di chúc trong trường hợp có sự phức tạp hơn. Đông thời về nội dung di chúc cũng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Do đó, để đảm bảo di chúc có hiệu lực có thể cân nhắc việc tìm kiếm các đơn vị uy tín hỗ trợ tư vấn như các Luật sư, Văn phòng luật sư.

Trung tâm di chúc hỗ trợ dịch vụ lập di chúc tài sản thế chấp. Liên hệ theo Hotline: 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn.

Hướng dẫn lập di chúc tài sản đang thế chấp.

Để lập di chúc đối với tài sản đang thế chấp bạn đọc có thể tham khảo bài viết Luật sư hướng dẫn cách viết di chúc thừa kế chuẩn. Trường hợp lập di chúc công chứng khách hàng cần lưu ý thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ

  • Giấy tờ tùy thân như: CCCD/CMND/ Hộ chiếu; Xác nhận thông tin cư trú. Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn;… của người lập di chúc và người được nhận tài sản.
  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Dự thảo di chúc
  • Các giấy tờ về tài sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đăng ký ô tô;…

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người lập di chúc tiến hành nộp hồ sơ tại:

  • Cơ quan có thẩm quyền công chứng: Phòng công chức hoặc Văn phòng công chứng
  • Cơ quan có thẩm quyền chứng thực: Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn.

Chú ý: Điều 42 Luật Công chứng 2014 quy định. Các trường hợp công chứng di chúc có tài sản là bất động sản. Thì có thể thực hiện việc công chứng ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố nơi tổ chức công chứng đặt trụ sở. Người lập di chúc không phải đến phòng/ văn phòng công chứng nơi có đất để thực hiện công chứng di chúc.

Bước 3: Thực hiện công chứng, chứng thực di chúc

Công chứng viên hoặc công chức tư pháp xã tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Sau đó ghi chép lại nội dung di chúc theo nguyện vọng của người lập di chúc. Sau khi xác nhận về tính đúng đắn của bản di chúc, cán bộ sẽ hướng dẫn người lập di chúc ký/ điểm chỉ vào bản di chúc.

Trong trường hợp người lập di chúc không thể đọc/ nghe/ ký/ điểm chỉ được. Thì việc công chứng, chứng thực di chúc phải mời người làm chứng. Người này sẽ phải ký xác nhận vào bản di chúc trước mặt công chứng viên. Hoặc công chức tư pháp. Sau đó công chứng viên hoặc cán bộ tư pháp phải ký xác nhận làm chứng. Và trả các giấy tờ gốc cho người có yêu cầu.

Bước 4: Nộp lệ phí, phí công chứng và thù lao công chứng

Căn cứ vào thông tư 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực. Lệ phí công chứng, chứng thực cụ thể như sau:

Lệ phí chứng thực tại UBND cấp xã, phí công chứng di chúc tại tổ chức công chứng đều là 50.000 đồng/ di chúc 

Về thù lao công chứng di chúc do các tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng tự thỏa thuận. Tuy nhiên không được vượt quá mức trần thù lao công chứng do UBND tỉnh ban hành.

Quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn về di chúc. Vui lòng liên hệ theo Hotline: 0963.673.969 (Zalo)

Dịch vụ di chúc thừa kế – Trung tâm di chúc.

Trung tâm di chúc của chúng tôi là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Trung tâm di chúc cung cấp đầy đủ các dịch vụ Tư vấn pháp luật về thừa kế, đất đai,… Đội ngũ Luật sư của chúng tôi là những người có chuyên môn sâu. Dày dặn kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Trong đó lĩnh vực di chúc, thừa kế, đất đai Trung tâm thường xuyên xử lý. Vì vậy, Trung tâm di chúc luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề của quý khách hàng.

Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ khác có liên quan như:

  • Lập vi bằng, dịch vụ công chứng
  • Dịch vụ Luật sư
  • Thừa phát lại
  • Giám định chữ viết/ chữ ký,…

Quý khách hàng có nhu cầu cần Trung tâm hỗ trợ. Vui lòng liên hệ:

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *