Di chúc là một văn bản pháp lý quan trọng giúp thể hiện ý nguyện cuối cùng của người lập di chúc về việc phân chia tài sản sau khi họ qua đời. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp di chúc bị làm giả nhằm chiếm đoạt tài sản một cách phi pháp. Trong bài viết này, Trung tâm di chúc Việt Nam sẽ đi sâu vào việc làm thế nào để xác định một di chúc giả mạo. Những bước cần thực hiện khi phát hiện làm giả di chúc. Hoặc bạn đọc có thể liên hệ số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.
MỤC LỤC
Cách xác định di chúc giả mạo.
Câu hỏi: Chào Trung tâm di chúc Việt Nam. Tôi tên Nguyễn Văn H. Tôi có 2 người em là Nguyễn Văn N và Nguyễn Ngọc H. Năm 2020 bố tôi mất để không để lại di chúc nên tài được chia đều cho mẹ và các anh em. Tuy nhiên, đầu năm 2024 em N tìm thấy một bản di chúc viết tay. Nội dung để lại toàn bộ tài sản cho em trai tôi là Nguyễn Văn N. Tuy nhiên tôi thấy nét chữ không giống của bố tôi và có dấu hiệu tẩy xóa, làm giả. Vì vậy, tôi muốn kiểm tra di chúc này có phải của bố tôi hay được làm giả thì phải làm như thế nào?
Tư vấn của Trung tâm
Xin chào anh H, về trường hợp của anh Trung tâm xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Thực tế có nhiều trường hợp di chúc bị làm giả nhằm chiếm đoạt tài sản một cách phi pháp. Điều này không chỉ gây ra những tranh chấp pháp lý phức tạp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của những người thừa kế hợp pháp. Việc xác định di chúc giả mạo đòi hỏi phải nắm rõ các quy định pháp luật cũng như những dấu hiệu đặc trưng để phát hiện sự giả mạo.
Để xác định di chúc có phải là giả mạo cần lưu ý vào các dấu hiệu sau:
- Chữ ký và dấu vân tay.
- Có nghi ngờ và chứng cứ cho thấy tại thời điểm lập di chúc người lập không còn minh mẫn, bị tác động, hoặc ép buộc;
- Hình thức của di chúc. Kiêm tra có đáp ứng điều kiện hợp pháp hay có nhiều từ ngữ và câu văn trong di chúc bị sửa chữa hoặc thay đổi…
Trường hợp của anh H, khi thấy những dấu hiệu bất thường trong bản di chúc anh có thể tiến hành giám định di chúc, giám định chữ ký của cha anh hoặc tìm đến tham khảo ý kiến luật sư chuyên về luật thừa kế và di chúc để có cái nhìn rõ ràng hơn về tình huống và các bước tiếp theo cần thực hiện.
Dịch vụ thẩm định di chúc
Trung tâm di chúc Việt nam có đội ngũ Luật sư chuyên sâu về linh vực thừa kế, di chúc. Trung tâm xin giới thiệu Dịch vụ thẩm định di chúc. Khi tiến hành thẩm định Luật sư sẽ xem xét, đánh giá di chúc dựa trên một số quy định pháp luật về: Hình thức di chúc, thủ tục lập di chúc, điều kiện có hiệu lực của di chúc,… để xác định di chúc được lập phù hợp với quy định pháp luật hay không. Việc thẩm định di chúc của chúng tôi sẽ giúp khách hàng:
- Tìm ra các điểm sai sót của di chúc;
- Xác định các nội dung có hiệu lực/không có hiệu lực trong di chúc;
- Xác định các nội dung di chúc có thể bị hủy nếu tranh chấp;…
Liên hệ: 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư Trung tâm di chúc tư vấn, hỗ trợ.
Phát hiện di chúc giả mạo phải làm gì?
Trong sự việc của anh H, anh còn đặt câu hỏi liên quan đến việc phải làm khi phát hiện di chúc giả mạo. Trung tâm xin đưa ra ý kiến tư vấn thực hiện như sau:
- Tập hợp bằng chứng. Thu thập tất cả các bằng chứng liên quan đến sự giả mạo của di chúc, bao gồm cả những tài liệu chứng minh chữ ký, dấu vân tay, và tình trạng tâm lý của người lập di chúc.
- Khởi kiện. Nếu có đủ bằng chứng, người bị ảnh hưởng có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án yêu cầu tuyên bố di chúc giả mạo và vô hiệu hoặc vô hiệu từng phần nếu có nội dung không hợp pháp.
Yêu cầu giám định. Trường hợp các bên có tranh chấp về thừa kế. Các bên có thể nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám định chữ ký, dấu vân tay, và các yếu tố khác của di chúc để xác định tính hợp pháp.
Tùy từng trường hợp, mà hướng xử lý sẽ khác nhau. Để đảm bảo quyền lợi cũng như việc thực hiện di chúc được đúng pháp luật. Anh H có thể liên hệ Luật sư của Trung tâm di chúc để được tư vấn quy trình xử lý.
Trường hợp khách hàng cần tư vấn chi tiết. Vui lòng liên hệ: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.
Thủ tục yêu cầu không công nhận di chúc giả theo quy định pháp luật.
Câu hỏi: Chào Trung tâm di chúc Việt Nam. Tôi tên là Lâm X. Năm 2020 bố tôi mất không để lại di chúc. Hiện tôi đang quản lý và sử dụng mảnh đất mà bố tôi để lại. Các anh em khác không có ý kiến gì. Năm 2024, em trai tôi là năm 2024 có đưa ra một bản di chúc viết tay, nói là của bố tôi để lại toàn bộ tài sản cho em T. Tuy nhiên, bản di chúc này có nhiều dấu hiệu có dấu hiệu dập xóa, chỉnh sửa. Tôi không đồng ý giao đất nên em tôi là khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo bản di chúc. Vậy tôi phải làm gì để yêu cầu không công nhận di chúc này?
Tư vấn của Trung tâm
Anh phát hiện những dấu hiệu bất thường của bản di chúc anh cần thực hiện các bước như sau:
Thu thập bằng chứng
- Kiểm tra nguồn gốc bản di chúc. Thu thập thông tin liên quan các giấy tờ khác liên quan đến tài sản được nêu trong di chúc;
- So sánh chữ ký và dấu vân tay trên di chúc với các tài liệu chính thức khác của bố anh để tìm kiếm dấu hiệu giả mạo;
- Tìm kiếm nhân chứng có thể xác nhận tình trạng sức khỏe và tinh thần của bố anh tại thời điểm lập di chúc (nếu có);
- Tìm kiếm hồ sơ y khoa chứng minh tình trạng sức khỏe và tâm lý của ông tại thời điểm lập di chúc, nếu có nghi ngờ về khả năng nhận thức của bố anh khi lập di chúc;
- Các tài liệu khác, bất kỳ chứng cứ nào khác chứng minh rằng di chúc không hợp pháp hoặc bị làm giả.
Yêu cầu giám định
- Nộp đơn yêu cầu giám định. Nộp đơn lên Tòa án yêu cầu giám định chữ ký, dấu vân tay, và nội dung di chúc. Cơ quan giám định tư pháp sẽ kiểm tra các yếu tố này để xác định tính hợp pháp của di chúc.
- Nộp đơn phản tố. Em trai anh đã khởi kiện yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo bản di chúc, anh cần nộp đơn phản tố, nêu rõ các lý do và chứng cứ để yêu cầu Tòa án không công nhận di chúc đó.
- Tham gia phiên tòa. Tại phiên tòa, anh cần trình bày các chứng cứ và lý do tại sao di chúc không hợp pháp. Anh cũng có thể mời luật sư để hỗ trợ trong quá trình này.
- Giám sát quá trình xử lý. Theo dõi quá trình xử lý của Tòa án và đảm bảo rằng mọi bước đều được thực hiện đúng quy trình pháp lý.
Ngoài ra anh có thể nhờ Luật sư tham gia tư vấn hỗ trợ pháp lý trong quá trình này. Luật sư sẽ giúp anh chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và tham gia bảo vệ quyền lợi của anh tại Tòa án.
Trường hợp khách hàng cần tư vấn chi tiết. Vui lòng liên hệ: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.
Làm giả di chúc bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi: Chào Trung tâm di chúc Việt Nam. Tôi tên Trần Quốc T. Ông ngoại tôi có ba người anh em, mẹ tôi là con út, các bác thì đi làm xa. Trước lúc ông ngoại tôi mất có nói miêng để lại toàn bộ tài sản cho mẹ tôi. Khi ông mất thì cũng thì các bác mới về đòi chia tài sản. Do ông không có gì chứng minh ông nói miệng giao toàn bộ tài sản cho tôi mẹ tôi định làm giả bản di chúc cho ông. Nếu mẹ tôi làm như thế thì có hậu quả gì không?
Tư vấn của Trung tâm
Việc mẹ anh dự định làm giả di chúc để chứng minh quyền sở hữu toàn bộ tài sản của ông ngoại có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Dưới đây là những hậu quả pháp lý có thể xảy ra:
Trách nhiệm hình sự:
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nếu mẹ anh làm giả di chúc nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thừa kế. Mẹ anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hình phạt cho tội này có thể bao gồm phạt tiền, cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả gây ra.
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Nếu di chúc giả có sử dụng con dấu, chữ ký giả của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan, mẹ anh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Xử lý hành chính
- Trong một số trường hợp, hành vi làm giả di chúc chưa đến mức xử lý hình sự. Trường hợp này thì có thể bị xử phạt hành chính. Hình thức xử phạt hành chính có thể bao gồm phạt tiền và các biện pháp xử lý khác như thu hồi, tiêu hủy di chúc giả.
Trách nhiệm dân sự
- Mẹ anh có thể bị buộc phải bồi thường thiệt hại cho những người thừa kế hợp pháp khác nếu việc làm giả di chúc gây thiệt hại cho họ. Thiệt hại này có thể bao gồm giá trị tài sản mà họ bị mất hoặc các chi phí phát sinh do việc tranh chấp thừa kế.
- Tước quyền thừa kế. Người làm giả di chúc cũng có thể bị tước quyền thừa kế theo điểm d khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, nếu hành vi của họ bị phát hiện và chứng minh.
Việc làm giả di chúc là hành vi vi phạm nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp của các cơ quan chức năng để bảo đảm tính công bằng và quyền lợi chính đáng của các bên liên quan. Thay vì làm giả di chúc, mẹ anh nên tìm kiếm các giải pháp hợp pháp khác để bảo vệ quyền lợi của mình. Ví dụ, mẹ anh có thể thương lượng, hòa giải với các bác. Qua đó đạt được sự thỏa thuận về việc chia tài sản.
Liên hệ: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ chi tiết về thừa kế, di chúc.
Liên hệ tư vấn pháp luật thừa kế.
Với mục tiêu cung cấp dịch vụ tốt và thuận tiện nhất cho khách hàng, chúng tôi hỗ trợ qua hình thức online, hỗ trợ tại nhà. Trường hợp bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp các vấn đề pháp lý khác. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,… thuộc Trung tâm di chúc theo các phương thức sau:
Tư vấn, hỗ trợ thủ tục online:
- Điện thoại/zalo: 0963.673.969
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: trungtamdichuc.com – luathungbach.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com