Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người để lại di sản. Hiện nay việc lập di chúc được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên có nhiều vấn đề pháp lý đặt ra khiến cho người lập di chúc băn khoăn như: Người dân có thể lập những loại di chúc nào? Cách viết di chúc thừa kế như thế nào để hợp pháp? Cần lưu ý những gì để lập di chúc đúng luật? Dưới đây sẽ là giải đáp của Trung tâm di chúc Việt Nam cho những vấn đề trên. Ngoài ra, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Người dân có thể lập những loại di chúc nào?
Theo Điều 627 BLDS 2015, có hai hình thức lập di chúc: di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.
Di chúc miệng là người lập di chúc bày tỏ ý chí của mình bằng lời nói. Để hợp lệ, di chúc miệng phải được chứng kiến bởi ít nhất hai người làm chứng. Sau khi người lập di chúc hoàn thành việc bày tỏ ý chí, người làm chứng ghi lại nội dung, ký tên/điểm chỉ. Sau đó, di chúc cần được công chứng hoặc chứng thực trong thời hạn năm ngày làm việc.
Di chúc bằng văn bản là việc người để lại di sản thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình bằng chữ viết. Có bốn loại khác nhau, mỗi loại có yêu cầu riêng biệt.
4 loại di chúc theo quy định pháp luật.
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Do người lập tự tay viết, ký vào di chúc mà không cần sự chứng kiến của ai khác.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Trong trường hợp người lập không thể tự viết di chúc, di chúc có thể được đánh máy hoặc viết bởi người khác. Tuy nhiên, di chúc phải được ký tên hoặc điểm chỉ trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng xác nhận chữ ký/điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào di chúc.
- Di chúc bằng văn bản có công chứng: Di chúc này phải được tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng, xác nhận tính hợp lệ của di chúc.
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực: Di chúc cần được UBND có thẩm quyền thực hiện việc chứng thực, xác nhận nội dung và chữ ký của người lập di chúc.
Mẫu di chúc thừa kế tài sản.
Tình huống:
Xin kính chào Trung tâm di chúc Việt Nam, tôi tên là Trần T, năm nay tôi 72 tuổi. Tôi có một vài mảnh đất ở Hưng Yên để lại cho con cháu nhưng đất hiện chưa được cấp sổ đỏ. Mong Trung tâm có thể cho tôi tham khảo mẫu di chúc để tôi biết cách viết di chúc thừa kế tài sản là đất nói trên. Cảm ơn trung tâm.
Trung tâm tư vấn:
Trước tiên cảm ơn ông T đã gửi câu hỏi đến Trung tâm. Do đất chưa được cấp sổ đỏ nên ông T có thể lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng hoặc di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Ông T có thể tham khảo mẫu di chúc bằng văn bản có người làm chứng dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm…….
DI CHÚC
– Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015;
– Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác;
Hôm nay, ngày …. tháng … năm …… tại …………………………………………………………………………
Tôi tên là:…………………………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi là chủ sở hữu, chủ sử dụng các tài sản gồm:
…………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi được quyền lập di chúc để thể hiện ý chí của mình, nhằm chuyển giao tài sản của tôi cho người khác sau khi chúng tôi chết.
Vì vậy:
Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt các tài sản nêu trên đây sau khi tôi qua đời.
Do tuổi đã cao nên tôi nhờ người đánh máy lại toàn bộ nội dung Di chúc này.
Để đảm bảo tính khách quan, hợp pháp trong việc lập bản Di chúc, tôi đã tự lựa chọn và mời đến người làm chứng bao gồm:
Người làm chứng
1.Họ tên: ……………………………………….……………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
2. Họ tên: ……………………………………….……………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Ông/bà ………….. và ông/bà …………….. là hai người được quyền làm chứng hợp pháp cho tôi vì không thuộc những người thừa kế theo Di chúc này hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc và không phải là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Nội dung định đoạt di chúc như sau:
…………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bản Di chúc này là sự thể hiện chính xác về nội dung ý nguyện của tôi, do tôi tự nguyện lập trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép hay bất kỳ một sự áp đặt, đe dọa, lừa dối nào.
Tôi tự nguyện ký tên, điểm chỉ vào bản Di chúc để làm bằng chứng.
Bản Di chúc này gồm … trang, có giá trị thay thế toàn bộ các di chúc đã lập trước đó.
Người làm chứng Người lập di chúc
Trường hợp ông T không có người làm chứng có thể tự lập di chúc viết tay theo mẫu sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày….. tháng …… năm…….
DI CHÚC
– Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 24/11/2015;
– Căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác;
Hôm nay, ngày …. tháng … năm …… tại …………………………………………………………………………
Tôi tên là:…………………………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:…………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tôi là chủ sở hữu, chủ sử dụng các tài sản gồm:
…………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, tôi được quyền lập di chúc để thể hiện ý chí của mình, nhằm chuyển giao tài sản của tôi cho người khác sau khi chúng tôi chết.
Vì vậy:
Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, tôi tự nguyện lập bản Di chúc này để định đoạt các tài sản nêu trên đây sau khi tôi qua đời.
Do tuổi đã cao nên tôi nhờ người đánh máy lại toàn bộ nội dung Di chúc này.
Nội dung định đoạt di chúc như sau:
…………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bản Di chúc này là sự thể hiện chính xác về nội dung ý nguyện của tôi, do tôi tự nguyện lập trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị cưỡng ép hay bất kỳ một sự áp đặt, đe dọa, lừa dối nào.
Tôi tự nguyện ký tên, điểm chỉ vào bản Di chúc để làm bằng chứng.
Bản Di chúc này gồm … trang, có giá trị thay thế toàn bộ các di chúc đã lập trước đó.
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)
Người lập di chúc
Ngoài ra, chúng tôi chuyên cung cấp các mẫu đơn chuẩn quy định, Quý bạn đọc có thể đặt hàng theo link sau: https://shp.ee/odblpdr. Hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.
Cách viết di chúc thừa kế hợp pháp.
Tình huống.
Chào Luật sư, tôi là Lê Hoàng S, vợ chồng tôi có khối tài sản chung bao gồm căn nhà trên phố Gầm Cầu, 2 mảnh đất ở Long Biên, 5 cây vàng cùng 200 triệu đồng tiền mặt muốn để lại cho các con. Do tuổi đã cao lại không nắm rõ các quy định pháp luật nên vợ chồng tôi không biết cách viết di chúc thừa kế tài sản thế nào cho hợp pháp. Nay chúng tôi mong muốn lập di chúc thì phải thực hiện như thế nào tại Trung tâm di chúc?
Trung tâm di chúc tư vấn.
Trung tâm di chúc xin cảm ơn câu hỏi của ông S. Để được hướng dẫn cách viết di chúc thừa kế tài sản, ông bà liên hệ theo các bước sau:
Khách hàng đăng ký thủ tục làm di chúc tại Trung tâm Di chúc Việt Nam sẽ được hỗ trợ tư vấn, giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan đến pháp luật thừa kế, di chúc. Tư vấn phương án tối ưu nhất để đảm bảo tài sản của mình được định đoạt đúng mục đích, nguyện vọng.
Liên hệ tư vấn cách viết di chúc thừa kế hợp pháp trực tiếp qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo).
Cần lưu ý những gì để lập di chúc đúng luật?
Tình huống:
Xin kính chào Trung tâm di chúc Việt Nam, tôi tên là Trương Dương H năm nay tôi 80 tuổi. Tôi đang cần viết di chúc để chia tài sản cho các con trước khi tôi chết. Xin hỏi có những lưu ý gì để lập di chúc đúng luật? Rất mong được giải đáp.
Trung tâm tư vấn:
Trước tiên cảm ơn ông H đã gửi câu hỏi đến Trung tâm. Di chúc đúng luật là di chúc đảm bảo các điều kiện của pháp luật. Các điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp cụ thể như sau:
- Tỉnh táo và sáng suốt: Người lập di chúc phải hoàn toàn minh mẫn và không bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài.
- Tự nguyện: Quyết định lập di chúc phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, không chịu bất kỳ áp lực hay sự lừa dối nào.
- Tuân thủ pháp luật và đạo đức: Nội dung di chúc không được vi phạm pháp luật và phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Di chúc cần bao gồm các thông tin sau: ngày lập di chúc, thông tin của người lập di chúc, thông tin của người hoặc tổ chức nhận di sản, và chi tiết về di sản.
Các điểm cần lưu ý thêm bao gồm:
- Sửa chữa và tẩy xóa nội dung trong di chúc. Nếu không may có nội dung nào bị tẩy xóa hoặc sửa chữa trong di chúc, người lập di chúc hoặc người làm chứng cần ký tên mình bên cạnh những chỗ đã tẩy xóa, sửa chữa đó.
- Số lượng người làm chứng khi lập di chúc. Nếu lựa chọn phương án lập di chúc có người làm chứng, bản di chúc đó cần có ít nhất hai người làm chứng.
- Không viết tắt và ký hiệu vào bản di chúc. Di chúc không nên viết tắt hay dùng ký hiệu có nội dung không rõ ràng.
- Viết và ký tên: Di chúc không có người làm chứng phải được người lập di chúc tự viết và ký tên mình vào bản di chúc đó.
- Bản di chúc có nhiều trang. Nếu di chúc gồm nhiều trang, mỗi trang phải được đánh số và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc vào từng trang đó, trang cuối cùng của di chúc kỳ và ghi đầy đủ họ tên.
Liên hệ tư vấn cách viết di chúc thừa kế hợp pháp trực tiếp qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo).
Dịch vụ lập di chúc nhanh, an toàn pháp lý.
Hiện nay Trung tâm di chúc đang triển khai dịch vụ tư vấn. Đồng thời, hỗ trợ lập di chúc nhanh, đảm bảo an toàn pháp lý. Quý khách hàng cần hỗ trợ làm di chúc có thể thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn miễn phí về cách lập di chúc từ luật sư.
- Bước 2: Đăng ký và chọn dịch vụ soạn thảo di chúc phù hợp, cũng như quyết định hình thức di chúc dựa trên nhu cầu và khả năng của bạn.
- Bước 3: Xác nhận tạm ứng phí và cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để luật sư bắt đầu soạn thảo di chúc.
- Bước 4: Xem xét và rà soát nội dung dự thảo di chúc để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ.
- Bước 5: Ký tên và thực hiện các bước lưu trữ di chúc theo yêu cầu của bạn
Trung tâm di chúc là đơn vị có chuyên môn sâu trong lĩnh vực di chúc tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực.
Chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… Và đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng trên cả nước.
Liên hệ tư vấn cách viết di chúc thừa kế hợp pháp trực tiếp qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo).
Thông tin liên hệ Trung tâm di chúc Việt Nam.
Trung tâm Di chúc Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật về thừa kế và di chúc. Chúng tôi sở hữu đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong lĩnh vực này, sẵn sàng giúp đỡ bạn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan.
Chúng tôi cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung như:
- Dịch vụ luật sư và công chứng.
- Thừa phát lại và lập vi bằng.
- Giám định chữ ký và các dịch vụ pháp lý khác.
Chúng tôi cam kết mang đến sự hỗ trợ chuyên nghiệp và tận tình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm vui lòng liên hệ:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Tp. Hà Nội, Hà Tĩnh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!