ĐIỀU KIỆN ĐỂ CON NUÔI HƯỞNG THỪA KẾ


Điều kiện để con nuôi hưởng thừa kế là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là đối với những người để lại tài sản thừa kế có con nuôi và những người được nhận nuôi. Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định con nuôi là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và sẽ được hưởng di sản nếu chia theo pháp luật. Tuy nhiên, để con nuôi hưởng thừa kế thì phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Bài viết dưới đây, Trung tâm di chúc Việt Nam mang đến những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề điều kiện để con nuôi hưởng thừa kế. Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Con nuôi có được hưởng thừa kế không?

Theo BLDS 2015, con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.

Về tư cách pháp lý con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Vì vậy, con nuôi hoàn toàn có quyền được hưởng thừa kế nếu chia thừa kế theo pháp luật.

Điều kiện để con nuôi hưởng thừa kế
Điều kiện để con nuôi hưởng thừa kế liên hệ 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn chi tiết

Con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không?

Câu hỏi: Tôi là Nguyễn Văn A, 16 tuổi, đang sống tại Quảng Bình. Từ nhỏ, gia đình tôi hoàn cảnh khó khăn. Bố tôi mất sớm nên tôi được bạn thân của bố thời cùng tham gia chiến tranh nhận làm con nuôi. Bố nuôi của tôi không có con đẻ. Luật sư cho tôi hỏi con nuôi không có giấy tờ có được thừa kế không? Mong Luật sư giải đáp.

Trung tâm tư vấn

Trung tâm di chúc xin cảm ơn ông A đã gửi câu hỏi. Về câu hỏi của ông A, cần xác định con nuôi không có giấy tờ thuộc trường hợp nào dưới đây:

Không thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi

Theo Luật nuôi con nuôi 2010, để việc nuôi con nuôi hợp pháp thì các bên cần thỏa mãn đủ điều kiện nuôi con nuôi và phải thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.

Điều kiện nuôi con nuôi được quy định tại Điều 8, Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010. Khi đủ điều kiện thì phải thực hiện thủ tục nhận con nuôi.

Vì vậy, nếu chưa thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi thì sẽ không được pháp luật công nhận. Nếu chia thừa kế theo pháp luật thì con nuôi sẽ không được hưởng thừa kế.

Đã thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi nhưng bị mất giấy tờ

Đối với trường hợp đã đăng ký việc nuôi con nuôi nhưng không còn các giấy tờ chứng minh, liên quan. Theo Điều 29 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi. Trường hợp này có thể đăng ký lại nếu cả cha, mẹ nuôi và con nuôi đều còn sống vào thời điểm yêu cầu đăng ký lại tại UBND xã nơi đã đăng ký trước đây.

Như vậy, trường hợp đã thực hiện thủ tục đăng ký nuôi con nuôi nhưng bị mất giấy tờ vẫn được nhận thừa kế khi đáp ứng quy định trên.

Không có giấy tờ chứng minh nhưng được hưởng thừa kế theo di chúc

Con nuôi không có giấy tờ vẫn được hưởng thừa kế theo di chúc bình thường. Bởi lẽ pháp luật quy định người để lại di sản có thể lập di chúc để lại tài sản cho bất kỳ ai, không bắt buộc họ phải là người thừa kế hợp pháp theo quy định của pháp luật

Lưu ý:

Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi trên thực tế mà chưa đăng ký trước ngày 01/01/2011. Nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Nuôi con nuôi thì phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 01/01/2011 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015. Nếu trong khoảng thời gian 05 năm kể từ 01/01/2011 công dân không đi đăng ký thì không được pháp luật công nhận là con nuôi. Do đó, sẽ không có quyền hưởng thừa kế nếu chia theo pháp luật.

Như vậy, với trường hợp của ông A. Ông A cần xem xét mình thuộc trường hợp nào như đã nêu trên để đảm bảo tối đa quyền lợi của mình.

Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn về quyền thừa kế của con nuôi. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Quyền thừa kế của con nuôi được xác định như thế nào?

Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, quy định:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Về nguyên tắc phân chia thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Căn cứ theo quy định trên, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Và được hưởng phần di sản bằng với những người thừa kế cùng hàng nếu chia thừa kế theo pháp luật.

Do đó, khi cha mẹ nuôi chết con nuôi hợp pháp có quyền được hưởng thừa kế di sản mà cha mẹ nuôi để lại.

Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn về quyền thừa kế của con nuôi. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Các điều kiện để con nuôi hưởng thừa kế.

Để con nuôi có quyền hưởng thừa kế tại Việt Nam, con nuôi cần phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Cụ thể:

Có giấy tờ chứng nhận nhận nuôi hợp pháp

  • Giấy tờ hợp pháp chứng nhận: Con nuôi phải có giấy tờ hợp pháp chứng nhận quan hệ nuôi dưỡng từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, các giấy tờ chứng minh khác…

Có quyền thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

  • Thừa kế theo di chúc: Nếu cha mẹ nuôi lập di chúc, con nuôi sẽ được hưởng quyền thừa kế theo nội dung của di chúc nếu di chúc hợp pháp và rõ ràng. Di chúc phải được lập hợp pháp và không trái với quy định của pháp luật.
  • Thừa kế theo pháp luật: Trong trường hợp không có di chúc, tài sản của cha mẹ nuôi sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Con nuôi hợp pháp sẽ được chia tài sản tương tự như con đẻ trong trường hợp này.

Không bị loại trừ theo quy định pháp luật

Theo Điều 621 BLDS 2015, những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Theo quy định này, con nuôi sẽ không được hưởng thừa kế nếu rơi vào một trong các trường hợp trên. Trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Quý khách hàng đang cần tư vấn về điều kiện để con nuôi hưởng thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo)  để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Thủ tục nhận thừa kế đối với con nuôi.

Để con nuôi có thể nhận thừa kế thì phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế hoặc khởi kiện tại Tòa án (nếu có tranh chấp). Cụ thể:

Khai nhận di sản thừa kế

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Văn bản khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế do các đồng thừa kế thống nhất với nhau;
  • Phiếu yêu cầu công chứng để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của những người được hưởng thừa kế;
  • Giấy khai tử của người để lại di sản, người thừa kế đã chết (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản.
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản.
  • Các giấy tờ khác liên quan.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn bên trên.

Bước 2: Nộp hồ sơ khai nhận tài sản thừa kế

Bạn nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

  • Công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra để xác định người để lại di sản là chủ sở hữu, chủ sử dụng hợp pháp đối với tài sản để lại. Người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản theo quy định pháp luật;
  • Nếu công chứng viên thấy chưa đủ điều kiện thì từ chối hoặc tiến hành xác minh, giám định theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng;
  • Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

Bước 4: Niêm yết thụ lý hồ sơ khai nhận di sản thừa kế đã được ký

Việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

Bước 5: Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết: Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc, đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền

Bạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo chuẩn quy định pháp luật;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của những người thừa kế;
  • Giấy khai tử của người để lại di sản, người thừa kế đã chết (nếu có);
  • Giấy đăng ký kết hôn;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản có tranh chấp về thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản. Ví dụ: giấy chứng nhận nuôi con nuôi, giấy khai sinh của những người được hưởng thừa kế khác;
  • Biên bản hòa giải; bản ý kiến;…. liên quan đến tranh chấp chia thừa kế.

Sau khi bản án có hiệu lực, các bên sẽ thực hiện theo quyết định phân chia di sản của tòa án. Nếu cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu cơ quan chức năng hỗ trợ trong việc thi hành án.

Quý khách hàng cần hỗ trợ thủ tục nhận thừa kế đối với con nuôi. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Cách giải quyết tranh chấp thừa kế giữa con đẻ và con nuôi.

Tình huống

Chào Luật sư, năm 2022 bố nuôi tôi mất. Khi bố mất, không để lại di chúc. Hiện các con đẻ của bố đang thực hiện phân chia di sản thừa kế nhưng không phân chia cho tôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, làm cách nào để giải quyết tranh chấp thừa kế giữa con đẻ và con nuôi để đảm bảo quyền lợi cho tôi. Xin trân trọng cảm ơn!

Trung tâm tư vấn.

Chào bạn, đối với trường hợp của gia đình bạn luật sư tư vấn như sau:

Theo quy định của BLDS 2015, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Khi chia thừa kế theo pháp luật thì mỗi người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Theo dữ kiện bạn cung cấp, bố nuôi của bạn mất không để lại di chúc. Do đó, việc chia thừa kế sẽ được chia theo pháp luật. Nghĩa là bạn cũng được hưởng phần di sản của bố nuôi như con đẻ. Khi thực hiện phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế. Các đồng thừa kế phải khai nhận đầy đủ những người được hưởng thừa kế. Trường hợp các con đẻ không chia phần cho bạn là vi phạm quy định pháp luật. Đây được xác định là có tranh chấp. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi bạn cần khởi kiện ra Tòa án để quyền lợi của mình được đảm bảo.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế bao gồm:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, Căn cước công dân, để xác định diện vào hàng thừa kế.
  • Các giấy tờ về nhân thân của người bị kiện là con đẻ: Căn cước công dân, giấy xác nhận thông tin cư trú, giấy khai sinh,….
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản. Nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt nam có đội ngũ Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn về quyền thừa kế. Điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế;
  • Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến. Các thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai. Hoặc tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…
  • Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thừa kế quyền sử dụng nhà đất (công chứng; chứng thực; khai nhận di sản…)
  • Tư vấn các quy định về quản lý, phân chia, thanh toán di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đai;
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;…

Liên hệ Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được luật sư chuyên về thừa kế tư vấn, hỗ trợ.

Liên hệ với chúng tôi

Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *