Hiện nay, một chủ đề nhận được không ít sự quan từ bạn đọc là “Cách phân chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc”. Để giúp bạn đọc tiếp cận được thêm các thông tin về chủ đề này. Chúng tôi xin giải đáp một số câu hỏi sau: Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là gì? Các trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cách chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Trường hợp bạn đọc cần tư vấn, hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo).
MỤC LỤC
Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là gì?
Di chúc là gì?
Thuật ngữ “di chúc” đã xuất hiện từ rất sớm trong đời sống xã hội. Thường được biểu hiện dưới nhiều tên gọi khác nhau như chúc ngôn (di chúc miệng); chúc thư (di chúc bằng văn bản), hay di nguyện (ý nguyện cuối cùng)… Tuy nhiên dù là các gọi nào thì đều được hiểu là lời căn dặn của một người trước khi mất. Có thể đó là lời căn dặn về việc con cháu yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Lời căn dặn về việc còn dang dở bản thân chưa thực hiện. Hay dăn dò con cháu nối nghiệp tổ tiên, quản lý các di sản ông cha để lại…
Sau này, thuật ngữ “di chúc” đã được định nghĩa khái quát trong Từ điển Tiếng Việt. Cụ thể như sau: Di chúc là sự dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm.
Theo quy định pháp luật, di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm chuyển tài sản cho người khác. Người lập di chúc là người đã thành niên. Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi muốn lập di chúc, phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Người lập di chúc không bị lừa dối, cưỡng ép hay bắt buộc và phải trong tình trạng minh mẫn và hoàn toàn tỉnh táo.
Phân loại di chúc.
Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc phải được lập thành văn bản. Trong trường hợp không thể lập được bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
- Di chúc miệng được hiểu là sự bày tỏ ý chí của người lập di chúc thông qua hình thức lời nói để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo quy định của pháp luật hiện hành, di chúc miệng chỉ được biểu hiện bằng lời nói trực tiếp của người lập di chúc trước sự chứng kiến của hai người làm chứng mà không bao gồm các hình thức khác như cử chỉ, ngôn ngữ hay lời nói gián tiếp thông qua phương tiện ghi âm, ghi hình,… và phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định.
- Di chúc bằng văn bản được hiểu là sự bày tỏ ý chí của người lập di chúc thông qua hình thức chữ viết để định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết và hình thức này phải đảm bảo các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, người lập di chúc có thể tự mình viết di chúc, đánh máy di chúc hoặc có thể nhờ người khác viết hoặc đánh máy lại di chúc nhưng phải đáp ứng thêm các điều kiện về người làm chứng hay phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Theo quy định của pháp luật hiện hành di chúc bằng văn bản bao gồm 4 loại sau đây:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Hiện nay, các văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm chính thức thế nào là thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Tuy nhiên tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, có quy định về những người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Cụ thể như sau:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó…
Như vậy, có thể hiểu một cách ngắn gọn thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một quy định của pháp luật về trường hợp ngoại lệ của những người thừa kế không được người để lại di chúc cho nhận phần di sản thừa kế nhưng vẫn được nhận theo tỉ lệ nhất định.
Ví dụ: Bà Trần Thị B (mất năm 2018), thời điểm bà B mất người thừa kế theo pháp luật của bà gồm mẹ, chồng và hai con trai đều đã thành niên và có khả năng lao động. Bà B để lại một khối di sản gồm 1 căn chung cư tại Quận 1, TP.HCM và 5 cây vàng. Trước khi mất bà B có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản nêu trên cho con trai út. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 thì ngoài con trai út thì người được quyền hưởng di sản của bà B còn có mẹ và chồng.
Các trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Tình huống.
Xin kính chào Trung tâm Di chúc Việt Nam. Mẹ tôi có căn nhà tại Thanh Khê, Đà Nẵng. Đây là tài sản riêng mẹ có được sau khi ly hôn bố. Năm 2024 mẹ tôi mất, di chúc để lại toàn bộ căn nhà trên cho anh trai tôi. Tôi đã đủ tuổi trưởng thành nhưng không có khả năng lao động (có giấy xác nhận của cơ quan nhà nước). Nay tôi và vợ của anh trai có xích mích nên anh đang yêu cầu tôi ra khỏi nhà. Tôi muốn hỏi có trường hợp nào được nhận thừa kế dù trong di chúc không ghi nhận hay không? Và trường hợp của tôi có được nhận hay không. Cảm ơn trung tâm.
Trung tâm tư vấn.
Trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm Di chúc Việt Nam. Về yêu cầu này của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:
Trên thực tế có nhiều trường hợp mặc dù người để lại di sản trước khi mất đã để lại di chúc để thể hiện ý chí của mình về việc phân chia di sản nhưng vẫn không được thực hiện giống như mong muốn của họ. Các trường hợp điển hình có thể kể tới là di chúc không hợp pháp hoặc người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gồm: Cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn thuộc trường hợp con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động do đó bạn vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật.
Liên hệ hỗ trợ xác định thừa kế không phụ thuộc vào di chúc qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo)
Những người thừa kế không thuộc vào di chúc
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được xác định dựa trên ba mối quan hệ: Huyết thống, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng với người để lại di sản. Đây là những người thân thích nhất của người để lại di sản và khi còn sống người để lại di sản có nghĩa vụ chăm sóc, yêu thương, nuôi dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
Vậy nên, khi người để lại di sản lập di chúc định đoạt tài sản của mình mà không cho cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động hưởng di sản thì họ vẫn được hưởng 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật.
Liên hệ hỗ trợ xác định người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo)
Cách chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Tình huống chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
Xin kính chào Trung tâm Di chúc Việt Nam. Bố mẹ tôi có tài sản chung là căn nhà tại Đống Đa (trị giá khoảng 3,6 tỷ đồng). Năm 2024 mẹ tôi mất và và không để lại nghĩa vụ tài sản nào. Di chúc của mẹ để lại toàn bộ phần quyền về tài sản của bà cho chị gái tôi. Nay chị gái tôi yêu cầu được nhận phần di sản mà mẹ để lại cho chị. Tuy nhiên chúng tôi được biết, bố tôi được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Và sẽ được hưởng 2/3 suất của một suất thừa kế nếu di sản được chia theo pháp luật.
Nhưng chúng tôi không biết cách chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như thế nào. Mong được luật sư hướng dẫn cụ thể.
Trung tâm tư vấn chia thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm Di chúc Việt Nam. Về yêu cầu này chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Bố mẹ bạn sẽ có mỗi người 1 nửa quyền đối với căn nhà trên. Mẹ bạn để lại di chúc chỉ có thể định đoạt trong phạm vi phần quyền của mình. Cụ thể là 1/2 căn nhà tương ứng với 1,8 tỷ đồng.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì người thừa kế theo pháp luật của mẹ bạn bao gồm: Bố, chị gái và bạn. Nếu chia theo pháp luật, phần quyền của người mẹ sẽ được chia 3 phần bằng nhau tức là mỗi người thừa kế sẽ được nhận 600 triệu đồng. Bố bạn là người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc và sẽ được 2/3 một suất thừa nếu chia theo pháp luật. Như vậy, bố bạn sẽ nhận được 2/3 của 600 triệu tương ứng là 400 triệu.
Trên đây là hướng dẫn của Trung tâm Di chúc về cách chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc. Trường hợp bạn đọc cần tư vấn, hướng dẫn cách chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo).
Cách tính hai phần ba một suất thừa kế.
Để tính hai phần ba một suất thừa kế, trước tiên cần xác định giá trị của một suất thừa kế trong tổng tài sản thừa kế và sau đó nhân với tỷ lệ 2/3. Cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định di sản thừa kế Đây là toàn bộ tài sản mà người mất để lại sau khi đã trừ các khoản chi phí liên quan đến thừa kế theo thứ tự nêu tại Điều 658 Bộ luật Dân sự.
Bước 2: Xác định người được thừa kế. Cần xác định trong từng trường hợp cụ thể ai là người được hưởng thừa kế.
Bước 3: Tính giá trị một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật. Một suất thừa kế là tỷ lệ phần trăm của tài sản mà mỗi người thừa kế được nhận, tính theo số lượng người thừa kế.Ví dụ: Nếu có 3 người thừa kế và di sản thừa kế là 900 triệu đồng, thì mỗi người sẽ được chia một suất thừa kế là 900 triệu đồng : 3 = 300 triệu đồng.
Bước 4: Tính 2/3 của một suất thừa kế. Sau khi xác định giá trị một suất thừa kế, tiến hành nhân giá trị 1 suất thừa kế đó với tỷ lệ 2/3.Ví dụ: Nếu giá trị một suất thừa kế là 300 triệu đồng, thì 2/3 một suất thừa kế sẽ là: 300 triệu đồng x 2/3 = 200 triệu đồng.
Liên hệ hỗ trợ chia thừa kế không phụ thuộc di chúc qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo)
Luật sư tranh tụng thừa kế
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên sâu. Chúng tôi hỗ trợ giải đáp tất cả các vướng mắc trong lĩnh vực thừa kế. Đối với thủ tục phân chia di sản thừa kế, Trung tâm Di chúc Việt Nam hỗ trợ:
- Tư vấn phân chia di sản: Thành phần hồ sơ, các bước thực hiện, thẩm quyền giải quyết, lệ phí,…;
- Đánh giá tính pháp lý các giấy tờ khách hàng cung cấp (giấy tờ di sản thừa kế, di chúc,…). Có giá trị pháp lý hay không? Có thể dùng để phân chia di sản không?
- Tư vấn hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng thu thập các thông tin. Và tài liệu cần thiết cho thủ tục phân chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc;
- Soạn thảo dự thảo văn bản phân chia di sản;
- Thay mặt thực hiện toàn bộ thủ tục phân chia di sản thừa kế tại UBND, văn phòng công chứng.
- Nhận ủy quyền thay mặt khách hành hoàn tất các thủ tục giấy tờ. Thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế. Thủ tục sang tên đất thừa kế…;
- Giải quyết các công việc khác phát sinh trong quá trình phân chia di sản.
Trường hợp Quý khách hành có nhu cầu sử dụng dịch vụ phân chia di sản thừa kế. Hoặc cần tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý khác của Trung tâm vui lòng liên hệ:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở Hà Nội. Hoặc chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo).
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!