Gần đây Trung tâm di chúc Việt Nam nhận được rất nhiều câu hỏi của khách hàng liên quan đến thủ tục tranh chấp tài sản thừa kế. Cụ thể như: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế thuộc về Tòa án nào? Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế tại Tòa án được thực hiện như thế nào? Án phí khởi kiện là bao nhiêu? Tất cả những vướng mắc nêu trên sẽ được giải đáp qua bài viết “Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế tại Tòa án” sau đây. Trường hợp bạn cần tư vấn cụ thể hơn trường hợp của mình có thể liên hệ theo 0963.673.969 (Zalo).
MỤC LỤC
Tranh chấp tài sản thừa kế khởi kiện tại Tòa án nào?
Tình huống
Chào Trung tâm pháp luật di chúc. Tôi đang có vướng mắc về thừa kế mong nhận được giải đáp. Bố tôi có được tặng cho riêng thửa đất 66 m2 tại địa chỉ thôn A, xã Tàm Xá, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Nay bố tôi mất không có di chúc, tôi và 2 chị muốn để phần đất này làm nơi thờ cúng ông bà, bố mẹ.
Tuy nhiên, anh cả tôi, vốn đã xây dựng nhà cửa ổn định tại phố T, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy lại muốn lấy phần đất này. Nay tôi và 2 chị thống nhất khởi kiện tại Tòa án để giải quyết dứt điểm. Vậy tôi có thể nộp đơn lên tòa án huyện Đông Anh cho tiện đi lại không hay phải nộp đơn tại nơi anh cả đang cư trú?
Trung tâm tư vấn.
Chào bác. Cảm ơn bác đã tin tưởng Trung Tâm Di Chúc. Chúng tôi giải đáp trường hợp của bác như sau:
Khi người có di sản thừa kế chết không để lại di chúc, người thừa kế sẽ áp dụng các quy định của pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật để tiến hành phân chia. Trường hợp các bên không thể tự hòa giải, thương lượng với nhau thì giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phương án tối ưu nhất. Việc khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế tại Tòa án thuộc về tranh chấp dân sự. Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án như sau:
Về thẩm quyền theo cấp.
- Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp thừa kế thông thường. Trường hợp vụ việc có đương sư ở nước ngoài hoặc tài sản ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ.
Trường hợp tranh chấp có đối tượng là bất động sản chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp không có đối tượng là bất động sản thì Tòa án có thâm quyền giải quyết được xác định như sau:
- Theo nơi cư trú của bị đơn;
- Trường hợp không biết nơi cư trú của bị đơn. Có thể thực hiện khởi kiện theo sự lựa chọn của nguyên đơn theo Điều 40 BLDS 2015;
- Nếu không thuộc các trường hợp hợp theo sự lựa chọn nguyên đơn, thì có thể khởi kiện tại Tòa án theo thỏa thuận của các bên tranh chấp theo khoản 1 Điều 39 BLDS.
Như vậy, với trường hợp của bác đối tượng tranh chấp là thửa đất thừa kế không có di chúc. Do đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có bất động sản. Tuy nhiên bác chưa cung cấp thông tin địa chỉ của các bên. Trường hợp không có yếu tố nước ngoài Tòa án nhân dân huyện Đông Anh có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thẩm quyền sẽ thuộc Tòa án cấp tỉnh.
Khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế cần giấy tờ gì?
Có thể nói chuẩn bị giấy tờ, tài liệu, chứng cứ là bước đầu tiên quan trọng khi bạn muốn khởi kiện đến Tòa án. Việc cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ ngay từ đầu góp phần giúp Tòa án tiếp cận vụ án một cách nhanh chóng, chính xác. Từ đó vụ án của bạn sẽ được thụ lý và giải quyết nhanh hơn.
Trường hợp của bạn là khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế. Bạn cần cung cấp các giấy tờ chứng minh cho các việc như: Có sự kiện chết của người có di sản, người này có để lại di sản, những vấn đề liên quan dẫn đến tranh chấp,…..
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế:
- Đơn khởi kiện (đơn khởi kiện được trình bày theo Mẫu);
- Giấy chứng tử người để lại di sản, quyết định của Tòa án tuyên bố 01 người đã chết,…..
- Di chúc (nếu có);
- Giấy tờ về tài sản của người chết. Bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ mục kê, bản đồ hiện trạng, hợp đồng mua bán tài sản…
- Thông tin người khởi kiện. Chứng minh kèm theo giấy tờ tùy thân của người khởi kiện: CCCD/CMND/Hộ chiếu….
- Giấy tờ chứng minh quan hệ với người chết: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu/xác nhận thông tin về cư trú…
- Giấy tờ tùy thân của người hưởng di sản, người có quyền và nghĩa vụ liên quan: CCCD/CMND/Hộ chiếu…
- Các giấy tờ khác như: Văn bản từ chối di sản thừa kế (nếu có), Biên bản giải quyết tại UBND xã (nếu có)…
Trên đây là một số loại giấy tờ cơ bản cần chuẩn bị khi làm hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào người khởi kiện cũng chuẩn bị đủ được những giấy tờ này. Có những trường hợp việc thu thập giấy tờ còn thiếu gặp rất nhiều khó khăn.
Trường hợp cần hỗ trợ lập hồ sơ khởi kiện. Khách hàng có thể liên hệ với Luật sư để được tư vấn cũng như hỗ trợ thu thập theo 0963.673.969 (Zalo).
Có cần thuê Luật sư tranh chấp tài sản thừa kế không?
Tại sao cần thuê Luật sư tranh chấp tài sản thừa kế?
Tranh chấp tài sản thừa kế thường có tính chất phức tạp. Có rất nhiều quy định pháp luật liên quan. Việc không nắm rõ luật có thể khiến bạn dễ dàng bị thiệt hại quyền lợi. Hơn nữa, bản chất của tranh chấp thường rất gay gắt, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp tài sản thừa kế. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng thu thập chứng cứ hiệu quả và kinh nghiệm dày dặn trong việc xử lý các vụ án tương tự, luật sư sẽ hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của bạn một cách tối ưu. Vì vậy, việc luật sư tham gia trong tranh chấp đất đai thừa kế là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ một cách tốt nhất.
Dịch vụ Luật sư hỗ trợ tranh chấp tài sản thừa kế.
Dịch vụ Luật sư hỗ trợ thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế tại Tòa án.
Trung Tâm Di Chúc cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế với mong muốn đồng hành cùng bạn trên con đường bảo vệ quyền lợi một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc về luật thừa kế và các quy định pháp luật liên quan, chúng tôi cam kết.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý tận tình, chu đáo, giúp bạn hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc thừa kế.
- Phân tích kỹ lưỡng vụ việc, xác định nguyên nhân tranh chấp và đưa ra phương án giải quyết phù hợp nhất với từng trường hợp cụ thể.
- Đại diện cho khách hàng tham gia đàm phán, thương lượng với các bên liên quan, hướng đến giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà vẫn giữ được hòa khí các bên .
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất trong trường hợp vụ việc phải đưa ra xét xử tại tòa án.
Các dịch vụ liên quan đến thừa kế.
- Soạn thảo di chúc hợp lệ, đảm bảo ý nguyện của bạn được thực hiện;
- Tư vấn, hỗ trợ thu thập giấy tờ, hồ sơ còn thiếu;
- Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người thừa kế;
- Hỗ trợ dịch vụ khai nhận di sản thừa kế;
- Thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thừa kế.
Vì thủ tục thừa kế đất đai khá phức tạp, đòi hỏi nhiều hồ sơ tài liệu và giá trị tài sản thường lớn nên việc đảm bảo tính nhanh chóng, chính xác trong quá trình thực hiện là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong những trường hợp như người thừa kế đang sinh sống ở nước ngoài hoặc thửa đất thừa kế đang có tranh chấp… sự hỗ trợ của luật sư là vô cùng cần thiết. Với kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực thừa kế, Trung Tâm Di chúc luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục thừa kế, hoàn tất mọi bước một cách nhanh gọn và hiệu quả nhất. Mọi thông tin vui lòng liên hệ Trung Tâm Di Chúc – 0963.673.969 (Zalo).
Các khoản phí giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản.
Án phí và tạm ứng án phí.
Án phí tranh chấp về thừa kế tài sản được xác định dựa trên giá trị tài sản tranh chấp. Tạm ứng án phí là điều kiện cần để Tòa án thụ lý vụ án. Nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí. Nếu không nộp tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết hồ sơ.
Mức án phí khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế được quy định cụ thể như sau:
STT | Giá trị tài sản | Mức án phí |
1 | Từ 6.000.000 đồng trở xuống | 300.000 đồng |
2 | Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng | 5% giá trị tài sản có tranh chấp |
3 | Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng | 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
4 | Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng | 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng |
5 | Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng | 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng |
6 | Từ trên 4.000.000.000 đồng | 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng |
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Khi một người khởi kiện chia tài sản thừa kế, họ phải đóng 50% tiền tạm ứng án phí tương đương với phần giá trị tài sản mà người khởi kiện yêu cầu được chia. Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án, người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ phải đóng án phí tương ứng với phần của họ được hưởng.
Phí Luật sư
Trong trường hợp bạn không có điều kiện đi lại nhiều, không biết cách tiến hành thủ tục khởi kiện từ đâu và cần người tham gia cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ án. Bạn nên tìm đến Luật sư để được hỗ trợ. Luật sư với kỹ năng chuyên môn và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý sẽ góp phần bảo vệ một cách tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Theo đó, ngoài án phí phải nộp cho Tòa án, bạn sẽ cần chi trả phí thuê Luật sư theo từng dịch vụ mà bạn mong muốn. Cụ thể:
- Phí Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế trong phiên Tòa sơ thẩm, phiên Tòa phúc thẩm;
- Phí tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế qua Hotline, zalo, email tính theo giờ: từ 500.000 đồng/giờ.
- Phí Luật sư tư vấn trực tiếp tại Văn phòng: từ 500.000 đồng/giờ.
- Phí soạn thảo đơn khởi kiện, nghiên cứu hồ sơ và trả lời bằng thư tư vấn: từ 3.000.000 đồng.
Ngoài ra trong quá trình giải quyết sẽ có những chi phí phát sinh thêm. Các chi phí có thể là:
- Chi phí cho việc công chứng các giấy tờ;
- Chi phí đo vẽ, thẩm định giá tài sản;
- Chi phí in ấn, sao chụp tài liệu, chi phí đi lại,…
Liên hệ Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế qua 0963.673.969 (Zalo).
Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế.
Khởi kiện tranh chấp tại Tòa án là phương án tối ưu và triệt để nhất khi các bên không thể tự thỏa thuận với nhau. Thủ tục khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Đối với hồ sơ cần chuẩn bị, Trung tâm di chúc đã phân tích ở phần trên. Ngoài ra theo khoản 5 Điều 189 BLTTDS 2015 như sau:
Kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ chứng minh, quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
Do vậy, khi muốn khởi kiện một vụ án dân sự, người khởi kiện cần cung cấp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Đối với khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế cũng vậy. Hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện bạn có thể tham khảo tại mục trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Tòa án
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cơ bản hồ sơ khởi kiện, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa. Người khởi kiện có thể lựa chọn một trong các hình thức nộp hồ sơ như sau:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án.
- Gửi hồ sơ đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
- Gửi hồ sơ bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ và thụ lý
Sau khi tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành xem xét hồ sơ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và đúng thẩm quyền thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án. Nếu hồ sơ còn thiếu hoặc không đúng thẩm quyền thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện được biết.
Căn cứ theo Điều 191 BLTTDS 2015, thời gian Tòa án xem xét đơn khởi kiện tổng cộng là 08 ngày làm việc. Sau thời gian đó, Tòa án sẽ ra một trong các quyết định sau:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Thủ tục thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. Sau đó, thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Tòa án tiến hành giải quyết hồ sơ khởi kiện
Khi thụ lý hồ sơ khởi kiện, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết vụ án. Trong quá trình giải quyết, Tòa án sẽ triệu tập đương sự để lấy lời khai, tổ chức hòa giải. Sau khi củng cố tài liệu, chứng cứ và các bên không thể hòa giải, Tòa án sẽ tiến hành tổ chức xét xử vụ án.
Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án tranh chấp thừa kế là 04 – 06 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian này có thể kéo dài thêm. Khi rơi vào trường hợp cần định giá tài sản, đương sự có yêu cầu độc lập hay bị đơn có yêu cầu phản tố.
Khách hàng có nhu cầu thực hiện khởi kiện tranh chấp thừa kế. Vui long liên hệ qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế.
Tình huống
Chào Luật sư! Ông nội tôi mất năm 1999, sau đó đến năm 2005, bà nội tôi cũng mất. Cả ông và bà mất đều không để lại di chúc. Toàn bộ tài sản thừa kế hiện nay gồm có đất ở, nhà trên đất và cây trồng lâu lâu năm ở mảnh vườn cạnh nhà. Nay bố tôi và 2 bác là con của ông bà đã họp bàn việc phân chia di sản. Tuy nhiên gia đình không đi đến được thống nhất chung. Bố tôi quyết định khởi kiện lên Tòa án để pháp luật giải quyết tranh chấp. Do ông bà mất cũng được mấy chục năm rồi, không biết có còn được khởi kiện không? Mong Luật sư giải đáp giúp gia đình tôi.
Trung tâm tư vấn
Thời hiệu là thời hạn do luật quy định. Khi kết thúc thời hạn này thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.
Về thời hiệu thừa kế được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015), cụ thể như sau:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lí di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990. Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990. Cụ thể: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản được tính từ ngày 10/9/1990.
Theo đó, trường hợp của bạn, di sản thừa kế bao gồm cả động sản và bất động sản. Ông bạn mất đến nay được 25 năm, bà bạn mất đến nay được 19 năm. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp tài sản thừa kế tại Tòa án vẫn còn bạn nhé.
Để được tư vấn cụ thể hơn đối với trường hợp riêng của mình. Bạn có thể liên hệ tới Trung Tâm Di Chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo).
Liên hệ Trung tâm pháp luật di chúc.
Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm. Hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam