Bạn đang gặp phải tranh chấp thừa kế với bố mẹ, anh chị em trong gia đình mà không biết phải làm thế nào? Bạn cần Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất? Bạn cần giải quyết tranh chấp thừa kế không có di chúc? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp Trung tâm di chúc Việt Nam theo số 0963.673.969 (Zalo) để được giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến lĩnh vực này?
MỤC LỤC
Tranh chấp thừa kế là gì?
Để giải quyết tranh chấp thừa kế thì trước hết cần xác định được tranh chấp thừa kế là gì? Tài sản thừa kế là gì? Ai có quyền tranh chấp thừa kế? Phân loại tranh chấp thừa kế như thế nào?
Khái niệm.
Tranh chấp thừa kế là tranh chấp giữa những người thừa kế với nhau liên quan đến di sản thừa kế của người đã chết.
Người thừa kế có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Người thừa kế là pháp nhân/cá nhân không thuộc diện được hưởng thừa kế theo pháp luật sẽ là một bên trong tranh chấp thừa kế nếu được hưởng thừa kế theo di chúc. Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 BLDS gồm:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Di sản thừa kế bao gồm các tài sản riêng; phần tài sản trong khối tài sản chung và quyền liên quan đến tài sản của người đã chết. Ví dụ: Tranh chấp việc phân chia tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng tại Điều 591 BLDS.
Phân loại tranh chấp thừa kế.
Hiện nay không có quy định cụ thể về cách phân loại tranh chấp thừa kế. Tuy nhiên thực tế có thể dựa trên một số đặc điểm, tính chất vụ việc để phân loại thành:
- Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc.
- Tranh chấp di sản thừa kế không có di chúc.
Dựa trên loại tài sản tranh chấp.
- Tranh chấp di sản thừa kế quyền sử dụng đất, nhà ở;
- Tranh chấp di sản thừa kế là tiền mặt, sổ tiết kiệm; trái phiếu, cổ phần trong doanh nghiệp,…;
- Tranh chấp di sản thừa kế là các khoản kim loại quý, đá quý, vàng bạc,..
- Tranh chấp di sản thừa kế là các đồ đạc, vật dụng của người đã chết để lại;
- Tranh chấp các quyền tài sản của người đã chết,…
Trường hợp các thừa kế có tranh chấp với bên thứ ba không được hưởng thừa kế theo di chúc thì không phải là tranh chấp thừa kế. Tùy thuộc vào từng vụ việc mà có thể ở các dạng;
- Tranh chấp đòi lại tài sản là di sản thừa kế do người khác đang chiếm giữ;
- Tranh chấp hợp đồng, giao dịch dân sự. Người thừa kế tham gia tố tụng với tư cách người kế thừa quyền và nghĩa vụ của người đã chết.
Chúng tôi sẽ phân tích sâu về các dạng phổ biến và cách giải quyết tranh chấp thừa kế ở các phần tiếp theo của bài viết này.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế.
Tranh chấp thừa kế giải quyết ở đâu? Tranh chấp thừa kế có bắt buộc phải hòa giải ở Ủy ban nhân dân xã không? Trung tâm di chúc sẽ trả lời cho bạn các câu hỏi trên ở phần này của bài viết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp di sản thừa kế.
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tranh chấp thừa kế là loại tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân. Nguyên đơn có quyền khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Nguyên đơn có thể thỏa thuận với bị đơn để lựa chọn Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết tranh chấp.
Điều 35 BLTTDS cũng quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các tranh chấp thông thường. Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết các vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài (đương sự, tài sản thừa kế ở nước ngoài).
Tranh chấp thừa kế đất đai có bắt buộc phải hòa giải ở UBND xã?
Thông thường các vụ việc tranh chấp đất đai các bên thường phải làm thủ tục hòa giải tại UBND xã trước khi khởi kiện. Tuy nhiên đối với tranh chấp thừa kế đất đai Khoản 2 Điều 3, Nghị quyết 04/2017/NQ – HĐTP quy định:
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.”.
Như vậy, với quy định nêu trên thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đất đai luôn mà không cần phải làm thủ tục hòa giải cơ sở. Tuy nhiên pháp luật và chúng tôi trong nhiều trường hợp vẫn tư vấn làm thủ tục hòa giải bởi:
- Bản chất tranh chấp thừa kế thường phát sinh giữa các anh em. Nếu hòa giải được sẽ giúp quan hệ gia đình bớt mâu thuẫn hơn.
- Hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai cũng là một cách để giải quyết tranh chấp nhanh gọn; tiết kiệm thời gian, chi phí cho các bên.
- Qua thủ tục hòa giải thừa kế đất đai Luật sư có thể thu thập thêm các tài liệu; chứng cứ cần thiết trước khi thực hiện thủ tục khởi kiện ra Tòa án.
Cách làm thủ tục hòa giải tranh chấp thừa kế đất đai, nhà ở sẽ được chúng tôi hướng dẫn ở phần tiếp theo của bài viết để bạn tiện tham khảo.
Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế.
Thủ tục hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, tranh chấp thừa kế không bắt buộc phải hòa giải trước khi khởi kiện. Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp đất đai pháp luật và các cơ quan có thẩm quyền vẫn luôn khuyến khích các bên tự hòa giải; hòa giải tại cơ sở hoặc hòa giải thành tại cơ quan tố tụng. Do vậy, bạn có thể thực hiện thủ tục hòa giải thừa kế đất đai tại UBND xã theo các bước như sau:
Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai gồm có 4 bước chính, cụ thể như sau:
- Bước 1: Soạn đơn yêu cầu, đơn đề nghị Ủy ban nhân dân hòa giải tranh chấp đất đai. Đơn đề nghị hòa giải cần đầy đủ nội dung theo quy định của Luật đất đai, Nghị định 43/NĐ-CP.
- Bước 2: Nộp đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai. Đơn đề nghị có thể được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
- Bước 3: Tham gia phiên hòa giải theo lịch triệu tập của Ủy ban nhân dân. Trường hợp đương sự vắng mặt lần đầu thì Hội đông hòa giải hoãn. Lần 2 nếu không có mặt thì phải tiến hành lập biên bản hòa giải không thành.
Trường hợp hòa giải thành, UBND xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận kết quả hòa giải. Nếu hòa giải không thành, các bên nhận biên bản hòa giải và làm thủ tục khởi kiện vụ việc ra tòa án có thẩm quyền.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp thừa kế.
Tranh chấp thừa kế các đương sự không thể thỏa thuận thì có thể khởi kiện để Tòa án giải quyết. Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp thừa kế đất đai được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Thu thập tài liệu chứng cứ, soạn thảo hồ sơ khởi kiện.
- Bước 2: Nộp hồ sơ giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai tại Tòa án.
- Bước 3: Hòa giải tại Trung tâm hòa giải đối thoại trực thuộc tòa án. (Bước này có thể từ chối hòa giải để tránh mất thêm thời gian).
- Bước 4: Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.
- Bước 5: Tòa án triệu tập các đương sự lấy lời khai. Thực hiện các hoạt động tố tụng để thu thập tài liệu chứng cứ khác.
- Bước 6: Mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ.
- Bước 7: Mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp đất đai.
Bản án, quyết định của tòa sơ thẩm về tranh chấp thừa kế nếu các bên không có kháng cáo; Viện kiểm sát không có kháng nghị thì sau 1 tháng sẽ có hiệu lực. Trường hợp có kháng cáo, kháng nghị thì tòa án cấp trên sẽ phải xét xử theo trình tự phúc thẩm. Bản án phúc thẩm sẽ có hiệu lực ngay mà đương sự không có quyền kháng cáo.
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế.
Câu hỏi về mẫu đơn khởi kiện thừa kế đất đai.
Chào Luật sư! Tôi là Nguyễn Văn A, sinh năm 1964. Trú tại xã X huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Bà nội tôi là Nguyễn Thị T (mất năm 1998) có di sản thừa kế là nhà đất tại huyện Gia Lâm nhưng hiện đang bị ông Nguyễn Văn B chiếm giữ. Nay tôi muốn kiện để chia thừa kế nhà đất của bà để lại nhưng không biết mẫu đơn thế nào? Nhờ Luật sư hướng dẫn giúp tôi.
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai.
Chào bạn! Hiện nay không có quy định riêng về mẫu đơn khởi kiện thừa kế đất đai. Do đó bạn có thể sử dụng Mẫu đơn khởi kiện số 23; được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP như trong nội dung dưới đây.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội
Người khởi kiện: Nguyễn Văn A
Địa chỉ: …., xã X huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người bị kiện: Nguyễn Văn B
Địa chỉ: ……………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)
Địa chỉ: ……………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)
Yêu cầu Tòa án nhân dân huyện X giải quyết những vấn đề sau đây:
Yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất do cụ Nguyễn Thị T để lại với các thông tin cụ thể như sau:…
Người làm chứng (nếu có) ……………………………….…………
Địa chỉ: ……………………………….…………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:
- ……………………………….…………
- ……………………………….…………
- ……………………………….…………
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2021.
Người khởi kiện
(Ký, ghi rõ họ tên)
Bạn có thể điền đầy đủ nội dung và nộp kèm các tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình để Tòa án xem xét, giái quyết.
Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai.
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì khi khởi kiện kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu, chứng cứ để tòa án có căn cứ giải quyết. Trường hợp hồ sơ khởi kiện tranh chấp thừa kế bị thiếu, sai sót tòa án sẽ không thụ lý mà ra thông báo bổ sung. Nếu người khởi kiện không bổ sung được trong thời hạn ấn định thì tòa án trả hồ sơ khởi kiện. Đối với vụ án tranh chấp thừa kế đất đai, nhà ở thì các thông tin; tài liệu chứng cứ cần có trong hồ sơ gồm:
- Đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế;
- Đơn từ chối hòa giải (trường hợp không muốn hòa giải thêm tại trung tâm hòa giải đối thoại);
- Thông tin, Giấy tờ nhân thân của các đương sự;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ pháp lý liên quan đến tài sản, di sản thừa kế như: Sổ đỏ nhà đất; di chúc; di sản thưa kế khác.
- Thông tin về tình trạng, hiện trạng tài sản; Giá trị ước tính của di sản thừa kế tranh chấp.
- Các tài liệu, chứng cứ có liên quan khác.
Nếu chưa có các giấy tờ nêu trên, bạn cần liên hệ các cơ quan có thẩm quyền để xin trích sao, trích lục. Trường hợp không nắm vững thủ tục khởi kiện; thu thập tài liệu chứng cứ bạn có thể ủy quyền cho Luật sư, cán bộ của Trung tâm di chúc Việt Nam để được hỗ trợ thủ tục 0963.673.969 (Zalo).
Án phí tranh chấp thừa kế hết bao nhiêu tiền?
Tranh chấp thừa kế tài sản là loại tranh chấp có giá ngạch. Theo quy định của Nghị quyết 326/2016/UBTVQH thì án phí sơ thẩm tranh chấp thừa kế được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp như sau:
- Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng.
- Từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản.
- Từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% đối với phần vượt quá 400.000.000 đồng.
- Từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% đối với phần vượt quá 800.000.000 đồng.
- Từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% đối với phần vượt quá 2.000.000.000 đồng.
- Từ 4.000.000.000 đồng trở lên: 112.000.000 đồng + 0,1% đối với phần vượt quá 4.000.000.000 đồng.
Án phí dân sự phúc thẩm vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế đương sự phải chịu trong trường hợp kháng cáo không được chấp nhận là: 300.000 đồng.
Cũng theo quy định của Nghị định này trong vụ án chia di sản thừa kế mỗi đương sự chỉ phải nộp số tiền án phí tính trên giá trị tài sản mình được chia.
Trước khi Tòa án thụ lý vụ án yêu cầu chia thừa kế nguyên đơn sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Số tiền này bằng 50% số tiền án phí. Tiền tạm ứng sẽ được trừ vào số tiền án phí bạn phải nộp. Nếu có dư thì bạn sẽ được hoàn lại theo bản án, quyết định của Tòa.
Trong vụ án chia di sản thừa kế ngoài tiền án phí đương sự có thể còn phải nộp thêm các khoản phí khác như; thẩm định, định giá tài sản; thu thập tài liệu, chứng cứ; tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài.
Cách giải quyết một số loại tranh chấp thừa kế.
Tranh chấp thừa kế không có di chúc.
Đây là loại tranh chấp phát sinh giữa các thừa kế liên quan đến di sản thừa kế không được định đoạt bằng di chúc. Đối với trường hợp này trước khi tính đến việc khởi kiện các bên có thể ngồi lại để thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Nếu không thể có tiếng nói chung, có mâu thuẫn, bất đồng trong cách chia thừa kế theo pháp luật thì có thể đề nghị Luật sư tư vấn để các bên tham khảo.
Trường hợp không thể thỏa thuận một trong các bên có thể khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết. Mẫu đơn; Hồ sơ; Thủ tục khởi kiện chia thừa kế không di chúc được thực hiện như đối với trường hợp khởi kiện tranh chấp thừa kế đất đai mà chúng tôi đã phân tích ở trên.
Giải quyết tranh chấp thừa kế có di chúc.
Thông thường nếu di chúc được đúng nội dung, hình thức thì sẽ có hiệu lực. Di sản thừa kế sẽ được định đoạt cho người được hưởng trong di chúc. Tuy nhiên di chúc như thế nào là hợp pháp thì không phải ai cũng nắm được. Không phải trường hợp nào di chúc cũng đủ điều kiện để phát sinh hiệu lực.
Do vậy đối với trường hợp này việc đầu tiên cần làm là thẩm định; đánh giá tính hợp pháp của di chúc trước khi khởi kiện, tranh chấp. Sau khi thẩm định nếu di chúc là hợp pháp thì bạn nên cân nhắc phương án thỏa thuận sao cho có lợi nhất. Còn nếu có căn cứ cho rằng di chúc được lập chưa đúng quy định của pháp luật thì mới lên phương án khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Nếu bạn chưa biết phải thẩm định di chúc như thế nào? Chưa biết di chúc được lập có hợp pháp hay không? Hãy liên hệ Trung tâm di chúc 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ Dịch vụ Thẩm định di chúc.
Trung tâm di chúc – Chuyên tư vấn, Giải quyết tranh chấp thừa kế.
Giới thiệu về Trung tâm di chúc Việt Nam.
Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị nghiên cứu, tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực thừa kế. Chúng tôi có thể hỗ trợ người dân mọi vướng mắc, thủ tục liên quan đến lĩnh vực này như:
- Tư vấn pháp luật thừa kế tài sản, di chúc;
- Cung cấp các Mẫu di chúc theo đúng chuẩn quy định của pháp luật;
- Soạn thảo, lập di chúc;
- Làm chứng di chúc;
- Thẩm định, công bố di chúc;
- Khai nhận di sản thừa kế;
- Giải quyết tranh chấp phân chia di sản thừa kế.
Chúng tôi có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi; giàu kinh nghiệm được được đào tạo bởi những cơ sở đào tạo luật hàng đầu tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm di chúc có hệ thống văn phòng đại diện; chi nhánh có thể hỗ trợ cho người dân ở 63 tỉnh/ thành trên cả nước như: Hà Nội; Hải Phòng; Nghệ An; Hà Tĩnh; Đà Nẵng; Nha Trang; Tp. Hồ Chí Minh; Cần Thơ,… Với sự tham gia của Văn phòng Luật sư, Công chứng, Thừa phát lại trên phạm vi toàn quốc chúng tôi có thể hỗ trợ mọi nhu cầu về pháp lý liên quan đến lĩnh vực thừa kế, di chúc.
Video: Giới thiệu Trung tâm di chúc Việt Nam
Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế.
Trường hợp bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp các vấn đề pháp lý khác. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : trungtamdichuc@gmail.com
- Website: trungtamdichuc.com – luathungbach.vn
Với đội ngũ Luật sư, cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên sâu chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp tất cả các vướng mắc có liên quan đến lĩnh vực thừa kế đất đai. Hỗ trợ soạn thảo, lập di chúc nhanh chóng, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn pháp lý.
Trân trọng!
LN.