TỪ CHỐI QUYỀN THỪA KẾ CẦN LÀM THỦ TỤC GÌ?


Hiện nay, việc thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế rất phức tạp. Khi các hàng thừa kế không tập trung lại được hay thời gian diễn ra lâu. Trong bài viết này, Trung tâm di chúc Việt Nam đã có phương án tối ưu là từ chối quyền thừa kế. Biện pháp này giúp khai nhân dễ dàng và tối ưu thời gian. Các bạn đọc cần hỗ trợ thực hiện thì liên hệ số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể.

Các trường hợp cần làm từ chối quyền thừa kế.

Quyền thừa kế là gì?

Quyền thừa kế được hiểu quyền được nhận di sản và trách nhiệm pháp lý của người chết. Người có quyền thừa kế được thực hiện các công việc sau:

  • Nhận di sản thừa kế;
  • Yêu cầu chia di sản;
  • Từ chối nhận di sản;
  • Thanh toán các khoản nợ, chi phí mai táng và các nghĩa vụ tài chính của người để lại di sản.

Lưu ý: Di sản là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân mà họ để lại sau khi chết. Bao gồm: vật, tiền, giấy tờ định giá được bằng tiền, quyền tài sản… Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Quyền thừa kế có thể được thực hiện thông qua di chúc hoặc theo quy định của pháp luật khi không có di chúc:

  • Quyền thừa kế nhận được theo di chúc: Lúc còn sống, người để lại di sản lập di chúc phân chia tài sản của mình. Người nhận quyền thừa kế không cần có quan hệ nhân thân với người để lại di sản.
  • Quyền thừa kế nhận được theo pháp luật: là các hàng thừa kế của người để lại di sản đều có quyền nhận quyền thừa kế. Hàng thừa kế sẽ được sắp xếp theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015.
Từ chối quyền thừa kế cần làm thủ tục gì?
Liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn về từ chối quyền thừa kế.

Các trường hợp cần làm từ chối quyền thừa kế

Hiện nay, chúng tôi dựa theo nhu cầu của các khách hàng đã liên hệ và tình trạng xã hội hiện nay. Các trường hợp cần làm từ chối quyền thừa kế bao gồm:

  • Rút gọn thời gian thực hiện khai nhận di sản thừa kế. Khi thực hiện khai nhận di sản thừa kế sẽ mất thời gian thực hiện niêm yết công khai tại địa phương. Các đồng thừa kế của người để lại di sản sẽ kí văn bản khai nhận rồi niêm yết công khai tại địa phương. Để rút gọn thời gian thủ tục trên. Những người thừa kế sẽ kí văn bản từ chối để một người đứng tên.
  • Người thừa kế đang sinh sống ở nước ngoài. Do không thể về Việt Nam để thực hiện các thủ tục phân chia thừa kế. Người thừa kế ở nước ngoài sẽ kí văn bản từ chối quyền thừa kế để các hàng thừa kế còn lại được nhận di sản.
  • Người thừa kế không có nhu cầu nhận di sản thừa kế. Do nhu cầu cá nhân, hoặc cảm thấy bản thân không có công sức tạo nên di sản. Người thừa kế kí văn bản từ chối quyền thừa kế để không nhận di sản.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ thủ tục thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Đã từ chối thừa kế có được chia tài sản nữa không?

Tình huống

Xin chào trung tâm tư vấn pháp luật. Tôi là Ngô Bá N hiện đang sinh sống tại Hải Phòng. Bố tôi hiện nay đã chết, để lại thửa đất cho các con ở Hà Nội nhưng không lập di chúc. Các anh em đã thống nhất cho em trai út được quyền sử dụng đất của bố. Thỏa thuận mọi người sẽ kí văn bản từ chối quyền thừa kế để dễ dàng chuyển giao cho người em. Tuy nhiên, các anh em tự dưng bất hòa, không đồng ý chuyển cho người em nữa. Tôi đã kí văn bản từ bỏ quyền thừa kế rồi, có cách nào để nhận được di sản của bố nữa không?

Trung tâm tư vấn pháp luật

Để từ chối thừa kế tài sản của người chết cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người thừa kế không được từ chối nhận di sản khi có mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;
  • Việc từ chối sẽ được lập thành văn bản có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Giao cho người quản lí di sản, những người thừa kế khác hoặc người được giao nhiệm vụ phân chia di sản;
  • Việc từ chối di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản. Thời điểm phân chia di sản là khi các hàng thừa kế tiến hành khai nhận di sản của người chết.

Xét thấy, anh Ngô Bá N đã kí văn bản từ chối nhận quyền thừa kế di sản của bố khi chết là đảm bảo điều kiện trên. Tuy nhiên, cần phải xem xét đến hình thức văn bản có hợp lệ không. Việc từ chối có nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản phải thực hiện không. Trường hợp không đảm bảo, anh N vẫn nhận quyền thừa kế theo quy định pháp luật. Trường hợp đảm bảo, anh N vẫn có thể nhận được di sản của người bố khi thực hiện hủy bỏ văn bản từ chối quyền thừa kế trước thời điểm khai nhận di sản.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ từ chối thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Làm thủ tục từ chối quyền thừa kế tại đâu?

Tình huống

Xin chào trung tâm tư vấn. Tôi là Nguyễn Văn T hiện đang sinh sống ở Sài Gòn. Các anh chị em của tôi đang ở Bắc Ninh khai nhận di sản của bố. Do tôi không có thời gian để về quê khai nhận. Cũng như không có nhu cầu nhận di sản. Tôi nên thực hiện từ chối quyền thừa kế tại đâu?

Trung tâm tư vấn

Chào anh Nguyễn Văn T, đối với trường hợp của anh, chúng tôi tư vấn như sau:

Anh T cần phải chuẩn bị các tài liệu chứng minh mình là người nhận thừa kế. Ví dụ: Di chúc, hàng thừa kế thứ nhất, giấy tờ quan hệ nhân thân. Anh T cần cung cấp tài liệu về tài sản được phân chia di sản thừa kế. Các trung tâm pháp luật sẽ kiểm tra xem tài sản có được quyền phân chia không.

Về địa điểm thực hiện từ chối quyền thừa kế như sau. Ủy ban nhân dân cấp địa phương có thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối quyền thừa kế. Tuy nhiên, anh T phải soạn thảo sẵn văn bản và thực hiện tại ủy ban. Ngoài ra, Văn phòng công chứng cũng có thẩm quyền chứng thực văn bản từ chối quyền thừa kế. Tại đây, công chứng viên sẽ hỗ trợ soạn thảo, việc kí kết thực hiện tại văn phòng.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ từ chối thừa kế tận nhà. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Mẫu đơn từ chối quyền thừa kế chuẩn.

Mẫu đơn từ chối quyền thừa kế:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN

TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Hôm nay, ngày …. tháng … năm …… tại …………………………………………………………………………………………………………..

Tôi tên là:………………………………………………………………….…………………………………………………………………………….

CMND/CCCD số:………………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú tại:………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi tự nguyện lập văn bản này để thực hiện việc từ chối nhận di sản thừa kế với những nội dung như sau:

  1. Quan hệ thừa kế:

– Tôi là con đẻ của ……………… theo Giấy khai sinh ……………………………………………………………………………………………

– Theo di chúc …………………………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Di sản thừa kế

Di sản của ông/bà ………………………….. bao gồm:

* Quyền sử dụng đất:

– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …….. mét vuông)

– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Thửa đất:     ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Tờ bản đồ:   ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Mục đích sử dụng:  ………………………………………………………………………………………………………………………………………………

– Thời hạn sử dụng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….

– Nguồn gốc sử dụng: …………………………………………………………………………………………………………………………………………….

* Tài sản gắn liền với đất:

– Loại nhà: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..;

– Diện tích sàn: ……… m2

– Kết cấu nhà : …………………………………………………………………………………………………………………………………………………….;

– Số tầng : ………….

– Thời hạn xây dựng: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………;

– Năm hoàn thành xây dựng : …………

* Sổ Tiết kiệm có kỳ hạn số ………số tài khoản ……… kỳ hạn …….. do Ngân hàng…… phát hành ngày ……, ngày đến hạn ……. mang tên …… với số tiền là ……… VNĐ (Bằng chữ: … ..).

  1. Từ chối nhận di sản thừa kế:

Bằng Văn bản này tôi là người có thông tin nêu trên tự nguyện từ chối nhận phần di sản thừa kế mà tôi được hưởng do ông/bà ………………………………… để lại theo như đã mô tả nêu trên.

Tôi xin cam đoan những điều tôi khai trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và việc từ chối nhận di sản thừa kế này không nhằm trốn tránh bất cứ nghĩa vụ nào về tài sản mà tôi phải thực hiện.

Tôi đã được Công chứng viên/cán bộ giải thích rõ quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc lập và ký Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế này. Tôi đã tự đọc lại toàn bộ nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ nội dung và trách nhiệm của mình khi lập và ký Văn bản này. Tôi tự nguyện ký tên và điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng thực hiện.

NGƯỜI TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản từ chối thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Người từ bỏ quyền thừa kế cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Người từ chối thừa kế chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

  • Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (dự thảo);
  • Giấy tờ nhân thân (CMND/CCCD/Hộ chiếu);
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với người để lại di sản (Giấy khai sinh, Giấy xác nhận quan hệ nhân thân,…);
  • Di chúc (nếu có);
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản. Hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản mà được pháp luật công nhận.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ soạn thỏa văn bản từ chối quyền thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Thủ tục từ chối nhận thừa kế.

Tình huống

Xin chào trung tâm di chúc. Tôi là Vũ Trọng T hiện đang sinh sống tại Bình Dương. Bố tôi nay đã chết và sở hữu một thửa đất tại Bắc Ninh. Các anh em trong gia đình đang thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế của bố để lại. Do ở xa, các anh em kêu tôi làm từ chối thừa kế để nhanh chóng thực phân chia tài sản của bố. Vậy cho tôi hỏi, thủ tục từ chối nhận thừa kế như thế nào? có ảnh hưởng gì đến quyền lợi của tôi không?

Trung tâm di chúc

Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của anh Vũ Trọng T. Về nội dung câu hỏi trên, chúng tôi tư vấn như sau:

Thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ từ chối nhận di sản thừa kế;
  • Bước 2:  Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ cung cấp;
  • Bước 3: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền soạn Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;
  • Bước 4: Người yêu cầu kí văn bản. Công chứng viên hoặc cán bộ có thẩm quyền xác nhận vào văn bản.
  • Bước 5: Nhận Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế

Việc từ chối nhận di sản thừa kế ảnh hưởng gì đến quyền lợi của anh N. Chúng tôi không biết anh N từ chối nhận di sản là do không có nhu cầu hay đã thỏa thuận với các anh em. Trường hợp anh N từ chối nhận di sản thừa kế. anh N sẽ không nhận được một phần tài sản được phân chia do bố để lại. Đối với tài sản anh N được nhận sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ từ chối thừa kế tận nhà. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục thừa kế tận nơi.

Hiện nay Trung tâm di chúc đang triển khai dịch vụ thừa kế tận nơi. Quý khách hàng liên hệ Luật sư thừa kế theo quy trình sau:

  • Bước 1: Liên hệ để được tư vấn phương án lập di chúc qua số: 0963.673.969 (Zalo).
  • Bước 2: Đăng ký, lựa chọn dịch vụ soạn thảo các văn bản liên quan đến thừa kế. Hình thức văn bản theo khả năng và nhu cầu của khách hàng;
  • Bước 3: Xác nhận tạm ứng phí. Cung cấp thông tin, tài liệu để Luật sư triển khai công việc;
  • Bước 4: Tiếp nhận, soạn thảo, rà soát văn bản thực hiện thừa kế;
  • Bước 5: Hỗ trợ thực hiện, bàn giao kết quả tận nơi cho khách hàng.

Trung tâm di chúc là đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực thừa kế tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay, chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… Và đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng trên cả nước.

Trung tâm pháp lí

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *