THỦ TỤC CHUYỂN QUYỀN THỪA KẾ ĐẤT ĐAI


Hiện nay, xã hội phát triển, nhu cầu về việc khai nhận di sản thừa kế gia tăng. Có rất nhiều gia đình đã thống nhất được việc phân chia di sản thừa kế. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được trình tự thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai như thế nào? Phải tiến hành thủ tục ở đâu?… Nếu đang gặp phải vấn đề tương tự. Hãy liên hệ tới Luật sư chuyên về thừa kế để được hỗ trợ: Tư vấn quy định pháp luật; Thay mặt giải quyết toàn bộ thủ tục khai nhận; Hoàn tất các giấy tờ liên quan tới tài sản thừa kế,… Người dân có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm di chúc Việt Nam qua số 0963.673.969 (Zalo) hoặc tham khảo bài viết sau.

Dịch vụ chuyển quyền thừa kế đất đai giá rẻ.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị nghiên cứu, tư vấn pháp luật chuyên sâu về thừa kế. Chúng tôi có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm để hỗ trợ khách hàng giải quyết tất cả các công việc về di chúc, thừa kế: Lập di chúc, thẩm định di chúc, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế,… Đối với thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai, Luật sư hỗ trợ:

  • Hướng dẫn/hỗ trợ khách hàng thu thập thông tin, tài liệu cần thiết cho thủ tục khai nhận di sản;
  • Soạn thảo văn bản khai nhận di sản.
  • Thay mặt thực hiện toàn bộ thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND, văn phòng công chứng (thủ tục trọn gói);
  • Nhận ủy quyền thay mặt người dân hoàn tất các thủ tục giấy tờ: Thủ tục sang tên sổ đỏ thừa kế, thủ tục sang tên đất thừa kế,…;
  • Giải quyết các công việc khác phát sinh trong quá trình khai nhận di sản.
  • Tư vấn khai nhận di sản: Thành phần hồ sơ, các bước thực hiện, thẩm quyền giải quyết, lệ phí,…;
  • Đánh giá tính pháp lý các giấy tờ khách hàng cung cấp (giấy tờ di sản thừa kế, di chúc,…): Có giá trị pháp lý không? Có thể dùng để khai nhận di sản không?
Thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai
Để được hỗ trợ cụ thể hơn về dịch vụ chuyển quyền thừa kế đất đai liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo)

Có những thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai nào?

Thừa kế đất đai theo di chúc.

Tình huống

Chào Luật sư. Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Bố mẹ tôi kết hôn năm 1970. Năm 2013, bố mẹ tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng thửa đất tại Hải Phòng. Mẹ tôi mất năm 2021, bố tôi mới qua đời được 4 tháng. Trước khi qua đời, bố mẹ tôi có lập di chúc đã công chứng tại Văn phòng công chứng. Nội dung là để lại toàn bộ tài sản trên cho tôi và chị gái tôi. Ông bà ngoại và ông bà nội tôi đã qua đời được 20 năm. Vì tôi là con trai và chăm bố mẹ còn sống nên được giao việc thờ cúng tổ tiên. Sau khi bố mẹ qua đời, chị tôi muốn chuyển quyền thừa kế cho tôi.

Tôi đang muốn làm thủ tục sang tên trên sổ. Luật sư cho tôi hỏi tôi cần thực hiện thủ tục như thế nào?

Trung tâm tư vấn

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Hùng Bách. Luật sư trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ theo nội dung bạn cung cấp. Ông bà nội và ông bà ngoại của bạn đã qua đời được 20 năm. Mẹ bạn mất năm 2021. Bố bạn mất vào khoảng tháng 3/2024. Trước khi mất bố mẹ bạn đã lập di chúc công chứng. Như vậy, hiện không còn ai thuộc trường hợp những người không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 664 Bộ Luật dân sự 2015. Những người có tên trong di chúc sẽ được thừa kế toàn bộ tài sản. Bạn và chị gái được quyền hưởng phần di sản theo như nội dung di chúc công chứng.

Nếu bạn và chị gái đã thỏa thuận thống nhất phân chia tài sản. Đồng thời đồng ý để bạn là người hưởng thừa kế toàn bộ di sản cho bố mẹ để lại. Bạn có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản do bố mẹ bạn để lại. Chị gái của bạn cần phải lập văn bản chuyển quyền thừa kế đất đai cho bạn. Tại nội dung văn bản thừa kế có thể ghi nhận chị gái bạn đồng ý nhận thừa kế theo nội dung di chúc. Đồng thời, chị gái bạn tặng cho toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng cho bạn. Khi đó bạn đủ điều kiện đăng ký biến động đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.

Liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai theo di chúc

Thừa kế đất đai theo pháp luật.

Trường hợp người có tài sản khi qua đời không để lại di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trường hợp những người thừa kế sau khi đã thống nhất về việc phân chia di sản. Đồng thời, có nhu cầu chuyển quyền thừa kế cho người thừa kế khác. Những người thừa kế sẽ tiến hành lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại Văn phòng công chứng. Những người thừa kế theo pháp luật đồng ý nhận phần thừa kế di sản của mình. Và trong văn bản thỏa thuận ghi nhận nội dung tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản được hưởng cho người thừa kế khác.

Lưu ý.

Khi tiến hành thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai tại tổ chức hành nghề công chứng. Những người thừa kế phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân. Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Và bắt buộc những người thừa kế phải có mặt đầy đủ khi tiến hành lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Những người thừa kế muốn chuyển quyền thừa kế phải trực tiếp xác nhận nguyện vọng với công chứng viên. Những người thừa kế có thể soạn thảo trước văn bản thỏa thuận để công chứng viên kiểm tra.

Trường hợp nhận thấy người chuyển quyền thừa kế đất đai có dấu hiệu bị lừa dối, ép buộc. Hoặc không có đủ năng lực hành vi dân sự để tự định đoạt quyền thừa kế của mình. Công chứng viên có quyền từ chối hoặc yêu cầu tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Bạn đọc cần tư vấn về thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai theo pháp luật liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo) 

Người hưởng thừa kế là người Việt Nam ở nước ngoài.

Tình huống

Chào Luật sư. Tôi là người Việt Nam đang định cư ở Đức. Tôi đã được cấp thẻ định cư và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Gia đình tôi có hai chị em, tôi là con út. Năm 2006 bố tôi qua đời không để lại di chúc. Ông bà nội tôi đã mất các đấy 30 năm. Bố mẹ tôi có một mảnh đất ở Hà Nội đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2007. Trên Giấy chứng nhận ghi nhận chủ sử dụng đất là mẹ tôi và bố tôi (đã chết).

Hiện nay gia đình tôi đang muốn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với phần di sản bố tôi để lại. Theo tôi được biết trường hợp của tôi được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở. Vậy tôi có thể chuyển quyền thừa kế đất đai của mình cho mẹ tôi không? Mong Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trung tâm tư vấn.

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Trung tâm di chúc Việt Nam. Sau đây, luật sư sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

Trường hợp người có tài sản khi qua đời không để lại di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015.

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết. Cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bố bạn mất không có di chúc. Do đó, những người thừa kế thuộc hành thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm mẹ, chị gái và bạn. Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang định cư ở nước ngoài và vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra, bạn đủ điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định tại Luật Nhà ở. Như vậy, bạn thuộc đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài và được hưởng di sản thừa kế. Bạn có quyền chuyển quyền thừa kế đối với phần di sản bạn nhận được cho người khác.

Lưu ý Cách thức thực hiện thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai.

Hiện bạn đang có nhu cầu chuyển quyền thừa kế đất đai cho mẹ bạn. Trước tiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ chứng minh về quan hệ nhân thân. Sau đó, sẽ phải bay về Việt Nam để thực hiện thủ tục tại tổ chức hành nghề công chứng ở Hà Nội. Tại đây công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ của bạn trước khi thụ lý công chứng. Trường hợp hồ sơ còn thiếu thì công chứng viên sẽ hướng dẫn yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Trường hợp bạn không thể có mặt ở Việt Nam thì có thể lập văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền sẽ phải được công chứng, chứng thực tại Đại sứ quán Việt Nam tại nước Đức. Người nhận ủy quyền ở Việt Nam sẽ thay mặt bạn tiến hành các thủ tục theo nội dung công việc ủy quyền.

Liên hệ với Trung tâm di chúc Việt Nam qua hotline 0963.673.969 (Zalo)

Làm thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai ở đâu?

Giấy tờ cần chuẩn bị.

Theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

  • Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu. Trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
  • Trường hợp thừa kế theo pháp luật. Trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Văn bản chuyển quyền thừa kế phải được công chứng/chứng thực.

Để thực hiện thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai. Các bên sẽ phải đến tổ chức hành nghề công chứng. Hoặc Ủy ban nhân dân xã/phường nơi có đất để tiến hành lập văn bản chuyển quyền thừa kế.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Văn bản chuyển quyền thừa kế đất đai đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Tổng đài hỗ trợ thủ tục chuyển quyền thừa kế đất đai hotline 0963.673.969 (Zalo) 

Thời gian làm chuyển quyền thừa kế đất đai.

Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường sẽ ra văn bản công nhận di sản thừa kế trong thời hạn niêm yết công khai là 15 ngày. Nếu trong 15 ngày này không có tranh chấp từ những người đồng thừa kế hoặc người có quyền lợi liên quan.

Nếu hết thời hạn niêm yết mà không nhận được khiếu nại tố cáo liên quan đến việc văn bản khai nhận di sản. Cơ quan công chứng thụ lý giải quyết hồ sơ chuyển quyền thừa kế đất đai theo quy định pháp luật.

Theo Điều 95 Luật Đất đai 2013, Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày lập văn bản chuyển quyền thừa kế đất đai. Người có quyền sử dụng đất là di sản thừa kế phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai.

Chuyển quyền thừa kế đất đai mất bao nhiêu tiền?

Hiện nay, mức phí công chứng văn bản khai nhận di sản được thu theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. Nguyên tắc thu phí, lệ phí này được tính theo giá trị của tài sản. Cụ thể:

STTGiá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịchMức thu (đồng/trường hợp)
1Dưới 50 triệu đồng50.000
2Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng100.000
3Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
4Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng1.000.000 + 0,06% của phần giá trị tài sản vượt quá 01 tỷ đồng
5Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng2.200.000+ 0,05% của phần giá trị tài sản vượt quá 03 tỷ đồng
6Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng3.200.000 + 0,04% của phần giá trị tài sản vượt quá 05 tỷ đồng
7Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng5.200.000 + 0,03% của phần giá trị tài sản vượt quá 10 tỷ đồng.
8Trên 100 tỷ đồng32.200.000 + 0,02% của phần giá trị tài sản vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

Luật sư tư vấn chuyển quyền thừa kế.

Người dân cần hỗ trợ các thủ tục di chúc – thừa kế. Mọi người có thể liên hệ Trung tâm di chúc Việt Nam theo một trong các cách:

Bên cạnh các phương thức làm việc trên. Trung tâm di chúc Việt Nam còn hỗ trợ dịch vụ tận nơi, tại nhà khi có nhu cầu. Với đội ngũ Luật sư chuyên sâu các thủ tục về di chúc, thừa kế chúng tôi tự tin hỗ trợ tối đa vướng mắc cho quý khách hàng. Mọi thủ tục được Luật sư ưu tiên giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi của khách hàng và thực hiện đúng quy định pháp luật.

Chân trọng!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *