QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN TRONG DI CHÚC

Chào Trung tâm di chúc. Tôi là Nguyễn Quang H, hiện đang sinh sống tại Hoàng Mai, Hà Nội. Tôi định lập di chúc và tìm hiểu trước thì thấy luật nhắc đến người quản lý di sản. Phần này khá phù hợp với di chúc tôi định lập. Tôi muốn để con út đang sống cùng tôi tạm thời quản lý tài sản sau khi tôi mất vì các con khác đều sinh sống ở xa. Nhưng tôi chưa rõ lắm về nội dung này. Mong Trung tâm giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn Trung tâm rất nhiều. 

Giải đáp của Trung tâm di chúc: Chào anh H. Pháp luật hiện hành ghi nhận khá nhiều nội dung về người quản lý di sản thừa kế như: Ai có thể quản lý di sản thừa kế? Chỉ định người quản lý di sản trong di chúc được không? Người quản lý di sản có quyền và nghĩa vụ gì,… Các nội dung này sẽ được Trung tâm di chúc Việt Nam giải đáp trong bài viết dưới đây. Anh H hoặc bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào liên quan tới di chúc – thừa kế vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 0963.673.969 (Zalo).

Người quản lý di sản thừa kế là gì?

Người quản lý di sản thừa kế được hiểu là người sẽ thực hiện các công việc nhằm bảo quản tài sản người chết để lại trong thời gian di sản chưa được chia cho những người thừa kế.

Ai có thể làm người quản lý di sản?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định riêng về điều kiện/tiêu chuẩn để trở thành người quản lý di sản thừa kế. Tuy nhiên, dựa trên các quy định có liên quan khác có thể thấy người quản lý phải đáp ứng các vấn đề sau:

Thứ nhất, điều kiện về năng lực pháp luật.

Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Hiểu một cách đơn giản thì điều kiện này chính là cách một người có được quyền quản lý đối với di sản. Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự năm 2015, tư cách của người quản lý di sản được hình thành theo một trong các cách sau:

  • Chỉ định người quản lý di sản trong di chúc;
  • Những người thừa kế thỏa thuận cử người quản lý di sản;
  • Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản đối với trường hợp không được chỉ định trong di chúc và đồng thừa kế chưa có thỏa thuận;
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý di sản thừa kế nếu chưa có người quản lý di sản theo di chúc, theo thỏa thuận và tài sản không có người chiếm hữu, sử dụng, quản lý.

Thứ hai, điều kiện về năng lực hành vi.

Các điều kiện cơ bản trong nội dung này bao gồm:

  • Độ tuổi phù hợp để có quyền quản lý tài sản theo quy định pháp luật;
  • Không bị Bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác dẫn đến không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
  • Không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Trường hợp đang có nhu cầu cử/chỉ định người quản lý di sản trong di chúc hoặc theo thỏa thuận mà chưa nắm chắc quy định pháp luật, bạn đọc có thể liên hệ để tư vấn theo số: 0963.673.969 (Zalo).

Dịch vụ lập di chúc có chỉ định người quản lý di sản trọn gói: 0963.673.969 (Zalo).

Người quản lý di sản có những quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản được quy định khác nhau dựa trên cách thức được trao quyền. Chúng tôi xin chia thành 02 nhóm cụ thể như sau:

Nhóm 1: Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc, do những người thừa kế thỏa thuận cử ra, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý (nếu chưa có người quản lý di sản theo di chúc, theo thỏa thuận và tài sản không có người chiếm hữu, sử dụng, quản lý).

Nhóm 2: Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản đối với trường hợp không được chỉ định trong di chúc và đồng thừa kế chưa có thỏa thuận.

Đối với hai nhóm trên, quyền và nghĩa vụ sẽ được quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản tại nhóm 1.

  • Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản;
  • Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
  • Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

Quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản tại nhóm 2.

  • Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;
  • Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;
  • Được thanh toán chi phí bảo quản di sản;
  • Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;
  • Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
  • Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Chỉ định người quản lý di sản trong di chúc được không?

Như chúng tôi đã phân tích trong phần trên, hoàn toàn có thể chỉ định người quản lý di sản trong di chúc. Theo đó, bên cạnh các nội dung của một bản di chúc thông thường, người lập cần ghi nhận thêm nội dung về việc quản lý di sản. Các nội dung cơ bản gồm:

  • Di sản thừa kế cần được quản lý: Loại tài sản, đặc điểm, vị trí;
  • Người được chỉ định quản lý di sản: Thông tin cá nhân (họ và tên, địa chỉ, số CCCD,…).

Liên hệ tư vấn, hỗ trợ lập di chúc có chỉ định người quản lý di sản: 0963.673.969 (Zalo).

Cách chỉ định người quản lý di sản trong di chúc.

Người để lại di sản cần thực hiện theo đúng thủ tục lập di chúc pháp luật quy định. Một số thủ tục lập di chúc để chỉ định người quản lý di sản được luật ghi nhận gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
  • Di chúc miệng.

Một số lưu ý khi chỉ định người quản lý di sản trong di chúc.

Khi chỉ định người quản lý di sản trong di chúc cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Di chúc phải đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức. Đối với mỗi dạng di chúc nêu trên, pháp luật đã có quy định riêng. Người lập cần đảm bảo để bản di chúc được rõ ràng và có giá trị pháp lý;
  • Tuân thủ đúng thủ tục lập di chúc: Trình tự các bước thực hiện và các yêu cầu riêng cho từng loại thủ tục. Ví dụ: Khi lập di chúc miệng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng, phải thực hiện các thủ tục để chứng thực chữ ký, xác nhận điểm chỉ của người làm chứng trong văn bản.
  • Nội dung của bản di chúc cần được bổ sung thêm thông tin về việc quản lý di sản thừa kế.

Bên cạnh các nội dung trên, việc lập di chúc phải đảm bảo một số yêu cầu khác tùy thuộc vào trường hợp thực tế. Nếu cần tìm hiểu vụ việc của mình cần lập di chúc như thế nào cho đúng? Cách chỉ định người quản lý di sản trong di chúc sao cho đảm bảo?… các bạn có thể liên hệ tư vấn qua Tổng đài của Trung tâm di chúc Việt Nam: 0963.673.969 (Zalo).

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về quản lý di sản thừa kế.

Trong quá trình hỗ trợ khách hàng giải quyết các thủ tục thừa kế, chúng tôi nhận thấy rất nhiều người quan tâm đến việc chỉ định người quản lý di sản nhưng chưa biết thực hiện thế nào cho đúng. Nhằm giúp khách hàng giải quyết các thủ tục liên quan đến di chúc và chỉ định quản lý di sản, Luật sư thừa kế tư vấn, hỗ trợ các công việc gồm:

  • Tư vấn các quy định pháp luật về di chúc – thừa kế và quản lý di sản;
  • Hướng dẫn cách lập di chúc chỉ định người quản lý di sản;
  • Soạn thảo di chúc chuẩn quy định pháp luật;
  • Hỗ trợ thủ tục lập di chúc có người làm chứng, di chúc công chứng/chứng thực, dịch lập di chúc tại nhà, lập di chúc ngoài giờ hành chính;
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp về việc quản lý di sản thừa kế, tranh chấp thừa kế – di chúc;

Cách liên hệ Luật sư thừa kế.

Nếu đang cần Luật sư chuyên về thừa kế hỗ trợ các công việc trên, bạn đọc có thể liên hệ theo một trong các cách sau:

Dịch vụ di chúc thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị chuyên tư vấn, hỗ trợ các thủ tục pháp lý trong lĩnh vực thừa kế. Với đội ngũ Luật sư kinh nghiệm, tận tâm chúng tôi tự tin hỗ trợ khách hàng giải quyết các công việc về thừa kế gồm:

  • Tư vấn pháp luật về thừa kế – di chúc: Luật thừa kế đất đai, tài sản, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật,…;
  • Các dịch vụ về di chúc: Soạn thảo di chúc chuẩn quy định, lập di chúc trọn gói, lưu trữ di chúc, công bố di chúc,…;
  • Dịch vụ khai nhận di sản thừa kế: Khai nhận di sản theo di chúc và khai nhận di sản theo pháp luật;
  • Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế: Hòa giải, khởi kiện phân chia di sản thừa kế, yêu cầu tuyên hủy di chúc, yêu cầu công nhận/bác bỏ quyền thừa kế,..;

Bên cạnh đó, Luật sư thừa kế còn hỗ trợ các thủ tục hành chính, giấy tờ liên quan trong quá trình thừa kế: Thu thập giấy tờ bị mất/thiếu, đính chính các giấy tờ bị sai lệch thông tin, xin cấp xác nhận cần thiết cho thủ tục khai nhận di sản thừa kế,… Khách hàng cần Luật sư hỗ trợ vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline: 0963.673.969 (Zalo).

Trên đây là tư vấn của Trung tâm di chúc Việt Nam về nội dung “Quy định về người quản lý di sản trong di chúc”. Bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc cần tư vấn pháp luật về di chúc, hỗ trợ lập di chúc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ theo số: 0963.673.969 (Zalo). 

Trân trọng!

TA.

5/5 (2 Reviews)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

MUA MẪU BẢN DI CHÚC CHUẨN QUY ĐỊNH Ở ĐÂU?

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị tư vấn, cung cấp các quy…

3 ngày ago

CHỈ CẦN CÓ TÀI SẢN LÀ ĐƯỢC LÀM DI CHÚC ĐÚNG KHÔNG?

Đa phần hiện nay, mọi người đều mong muốn sau khi chết đi, phần tài…

3 ngày ago

CÁCH LẬP DI CHÚC ĐỂ LẠI ĐẤT LÀM NHÀ THỜ

Di chúc để lại đất làm nhà thờ hiện nay được lập khá phổ biến.…

2 tuần ago

MẪU VIẾT DI CHÚC THỪA KẾ ĐẤT ĐAI VIẾT TAY VÀ ĐÁNH MÁY

Đất đai là một trong những loại tài sản có giá trị lớn. Vì vậy,…

2 tuần ago

LẬP DI CHÚC RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG ĐỊNH ĐOẠT TÀI SẢN CHUNG

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản hình…

2 tuần ago

NGƯỜI ĐƯỢC NHẬN THỪA KẾ THEO DI CHÚC CHẾT THÌ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Di chúc là vấn đề pháp lý rộng và ngày càng phổ biến hiện nay…

2 tuần ago