NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN ĐƯỢC LỰA CHỌN THẾ NÀO? CÓ QUYỀN GÌ?


Trên thực tế di sản do người chết để lại có thể không đảm bảo được tính toàn vẹn. Do đó, người để lại di sản có thể chỉ định một người quản lý di sản. Người này cũng có thể do những người thừa kế cũng có thể thoả thuận cử ra. Việc có người quản lý di sản để đảm bảo di sản được bảo quản, không bị hư hỏng, mất mát. Đồng thời cũng tránh tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của người thừa kế. Vậy người quản lý di sản được lựa chọn thế nào? có quyền gì? Trung tâm Di chúc Việt Nam sẽ giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Khách hàng cũng có thể liên hệ theo số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Người quản lý di sản là gì?

Khái niệm về người quản lý di sản được thể hiện trong BLDS. Có thể hiểu  người quản lý di sản là người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và duy trì tài sản của người đã mất cho đến khi di sản được chia cho những người thừa kế. Trách nhiệm của họ là bảo quản, duy trì và thực hiện các công việc liên quan đến di sản. Vai trò của người quản lý là để hạn chế việc di sản bị hư hỏng, mất mát. Họ cũng có trách nhiệm đảm bảo việc phân chia di sản được thực hiện theo quy định pháp luật.

Người quản lý di sản được xác định như thế nào?

Việc xác định người quản lý di sản được quy định chi tiết tại Điều 616 BLDS. Theo đó, người quản lý di sản được xác định như sau:

  • Theo di chúc: Người để lại di sản có thể chỉ định người quản lý di sản trong di chúc.
  • Theo sự thoả thuận của những người thừa kế: Trường hợp di chúc không chỉ định thì những người thừa kế thống nhất cử ra người quản lý di sản.
  • Xác định người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản: Trường hợp di chúc không chỉ định đồng thời những người thừa kế không có thoả thuận thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản được xác định là người quản lý di sản. Tuy nhiên, họ chỉ được xem là người quản lý di sản cho đến khi những người thừa kế cử ra được người quản lý di sản.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý: Đối với những trường hợp không xác định được người quản lý di sản theo những cách nêu trên thì di sản do Nhà nước quản lý. Di sản sẽ được giao cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương nơi có di sản quản lý.
Người quản lý di sản được lựa chọn thế nào? Có quyền gì?
luat su thua ke di chuc

Quyền của người quản lý di sản

Quyền của người quản lý di sản được quy định tại Điều 618 BLDS. Theo đó, người quản lý di sản có các quyền sau:

Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế

Người quản lý di sản có quyền thay mặt thực hiện những giao dịch, giải quyết những vấn đề liên quan đến di sản. Cụ thể như: thanh toán nợ, thu hồi di sản,… Quy định này nhằm mục đích để đảm bảo việc sử dụng di sản đúng quy định.

Được hưởng thù lao theo thoả thuận với những người thừa kế

Quản lý di sản là một công việc với mục đích chính là bảo quản giá trị di sản, hạn chế việc mất mát, hư hỏng. Người quản lý di sản được trả thù lao để thực hiện các công việc đó. Mức thù lao dựa trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Người quản lý vẫn được hưởng một mức thù lao hợp lý nếu không thoả thuận được.

Được thanh toán chi phí bảo quản di sản

Bảo quản di sản là một trong những công việc chính của người quản lý di sản. Có những trường hợp di sản có thể là những tài sản dễ bị hỏng hóc, mất mát. Đối với những trường hợp này đòi hỏi người quản lý phải thực hiện ngay lập tức những biện pháp cần thiết để bảo quản di sản. Chi phí để thực hiện những biện pháp đó cần phải thanh toán lại cho người quản lý di sản.

Được tiếp tục sử dụng di sản

Đây là quyền của người đang trực tiếp chiếm hữu, quản lý, sử dụng di sản. Theo đó họ được sử dụng di sản theo thoả thuận bằng văn bản đối với người đã mất hoặc khi có sự đồng ý của những người thừa kế.

Trên đây là những việc mà người quản lý di sản được làm. Người quản lý cần nắm rõ để không bỏ lỡ quyền của mình. Khách hàng có câu hỏi, thắc mắc liên quan đến quyền của người  quản lý di sản vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tất cả các vấn đề về Thừa kế, Di chúc.

Nghĩa vụ của người quản lý di sản.

Nghĩa vụ của người quản lý di sản được quy đinh tại Điều 617 BLDS 2015. Cụ thể người quản lý di sản có trách nhiệm thực hiện những công việc sau:

Lập danh mục di sản và thực hiện thu hồi đối với di sản đang bị chiếm giữ

Trách nhiệm của người quản lý di sản là đảm bảo tính toàn vẹn của di sản. Để làm được việc đó, người quản lý di sản cần giữ toàn bộ di sản trong phạm vi quản lý của mình. Do vậy, họ cần lập danh mục để xác định toàn bộ di sản thừa kế. Sau đó cần thực hiện thu hồi những di sản đang bị người khác chiếm giữ để có thể quản lý trong phạm vi của mình. Tuy nhiên, đối với những di sản thuộc trường hợp đặc biệt mà được pháp luật quy định khác thì người quản lý di sản không cần thực hiện thu hồi. Ví dụ như di sản đã bị chiếm giữ hợp pháp, di sản đã bị Nhà nước thu hồi,…

Bảo quản di sản

Đây là công việc chính của người quản lý di sản. Theo đó, họ phải làm tất cả những công việc cần thiết để giữ cho di sản nguyên vẹn. Cần phải hiểu rằng họ có quyền chiếm giữ, quản lý, sử dụng di sản tuy nhiên chỉ nhằm mục đích bảo quản chứ không sở hữu di sản. Người quản lý di sản không được tự ý giao dịch, định đoạt di sản dưới bất kỳ hình thức nào.

Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế

Người quản lý di sản cần thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế. Bao gồm những nội dung về: danh mục di sản, tính nguyên vẹn của di sản, tình trạng pháp lý,…Việc thông báo nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế. Đây là những người có quyền định đoạt đối với di sản. Do đó, việc thông báo sẽ giúp họ đưa ra quyết định định đoạt di sản. Ngoài ra cũng đảm bảo tính minh bạch để tránh xung đột giữa những người thừa kế. Đồng thời cũng giảm nguy cơ di sản bị thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích.

Bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại

Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của người quản lý di sản có thể xảy ra việc vi phạm nghĩa vụ. Có thể kể đến các trường hợp như sử dụng sai mục đích, thiếu trách nhiệm trong việc bảo quản, chậm thực hiện nghĩa vụ,…Khi đó người quản lý di sản có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra. Thiệt hại có thể xác định như sau:

  • Giá trị thiệt hại thực tế: Bao gồm những tổn thất thực tế từ việc làm mất mát, hư hỏng dẫn đến làm giảm giá trị di sản.
  • Chi phí phục hồi: Trường hợp di sản bị hư hỏng có thể sửa chữa được thì chi phí sửa chữa được tính là khoản bồi thường.
  • Thiệt hại về tinh thần: Trong một số trường hợp thiệt hại về tinh thần cũng được xem xét để bồi thường.

Ngoài việc bồi thường thiệt hại, người quản lý di sản cũng có nguy cơ bị mất quyền quản lý di sản và phải chịu trách nhiệm pháp lý, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tuỳ mức độ vi phạm.

Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế

Người quản lý di sản có trách nhiệm giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế. Việc giao lại tài sản được thực hiện sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ. Ngoài ra, việc giao lại di sản phải do người thừa kế hợp pháp yêu cầu. Người quản lý di sản phải giao lại tài sản đúng thời hạn được yêu cầu. Khi giao tài sản phải đảm bảo tài sản được bảo quản tốt, không bị hư hại. Ngoài ra, khi giao tài sản người quản lý di sản phải thực hiện bồi thường nếu có thiệt hại.

Trên đây là toàn bộ nghĩa vụ của người quản lý. Trường hợp vẫn còn thắc mắc liên quan đến nghĩa vụ của người  quản lý di sản vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết tất cả các vấn đề về Thừa kế, Di chúc.

Thay đổi người quản lý di sản có được không?

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm Di chúc Việt Nam, tôi là Lương Duy T, hiện đang sinh sống tại Bắc Giang. Gia đình tôi có 04 anh chị em, tôi là con thứ ba. Bố tôi đã mất năm 2003, mẹ tôi mất vào tháng 3 năm nay. Khi mất mẹ tôi để lại di chúc để lại thửa đất và căn nhà của bố mẹ tôi làm nơi thờ cúng tổ tiên. Trong di chúc mẹ tôi giao cho con cả là anh L quản lý, giữ gìn di sản. Tuy nhiên anh L không giữ gìn, bảo quản di sản dẫn đến việc di sản bị hư hỏng nghiêm trọng. Vậy tôi muốn hỏi có thể thay đổi người quản lý di sản không?

Với vấn đề trên, Trung tâm Di chúc Việt Nam xin trả lời như sau: 

Người quản lý di sản hoàn toàn có thể thay đổi trong một số trường hợp. Theo pháp luật quy định người quản lý di sản được chỉ định tại di chúc của người chết hoặc do những người thừa kế cử ra. Do đó việc thay đổi người quản lý di sản sẽ có những quy định khác nhau.

Trường hợp người quản lý di sản do những người thừa kế cử ra

Khi người quản lý di sản không thực hiện đúng nghĩa vụ, những người thừa kế hoàn toàn có thể thống nhất ý kiến để cử ra một người quản lý mới. Việc thay đổi nhằm mục đích đảm bảo tính toàn vẹn của di sản. Ngoài ra còn đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế.

Trường hợp người quản lý được chỉ định trong di chúc

Pháp luật chưa có quy định chung về việc thay đổi người quản lý được chỉ định trong di chúc. Tuy nhiên BLDS đã quy định trường hợp được thay đổi người quản lý được chỉ định trong di chúc để làm cơ sở giải quyết các vụ việc có liên quan. Theo đó, căn cứ khoản 1 Điều 645 BLDS quy định như sau:

“Điều 645. Di sản dùng vào việc thờ cúng

1. …nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

…”

Theo quy định, di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế. Di sản thờ cúng được giao cho người được chỉ định trong di chúc. Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền thay đổi người quản lý di sản.

Như vậy, anh trai anh đã không thực hiện đúng nghĩa vụ được chỉ định. Do đó, anh có thể cùng các đồng thừa kế khác thống nhất thay đổi người quản lý di sản.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Cách xử lý khi người quản lý di sản không giao tài sản

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm Di chúc Việt Nam. Bố tôi mất không để lại di chúc, tài sản của bố tôi gồm 03 thửa đất, trong đó một thửa đất do chú tôi quản lý. Đến nay gia đình tôi đề nghị chú tôi giao lại thửa đất nêu trên. Tuy nhiên chú tôi cố tình không giao lại di sản của bố tôi. Vậy chúng tôi phải làm thế nào để đòi lại di sản?

Với vấn đề trên, Trung tâm Di chúc Việt Nam xin trả lời như sau: 

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 617 BLDS, người quản lý phải giao lại di sản theo yêu cầu của những người thừa kế hợp pháp. Việc không giao lại di sản là hành vi xâm phạm đến quyền lợi của người thừa kế. Bên cạnh đó cũng là hành vi vi phạm nghĩa vụ của người quản lý di sản. Do đó người thừa kế có thể khởi kiện đòi lại tài sản. Điểm b đoạn 2.4 khoản 2 mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP quy định không áp dụng thời hiệu đối với trường hợp người quản lý di sản không giao lại tài sản khi có yêu cầu.

Như vây, anh nên khởi kiện ra Toà để bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp đầy đủ căn cứ, Toà án sẽ có bản án, quyết định về việc giao lại tài sản. Ngoài ra, anh cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc vi phạm nghĩa vụ của người quản lý di sản.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Liên hệ tư vấn pháp luật thừa kế.

Luật sư tư vấn thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách – Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Trung tâm di chúc Việt Nam được thành lập với sứ mệnh hỗ trợ người dân trong lĩnh vực liên quan đến Thừa kế – Di chúc như sau:

  • Tư vấn pháp luật thừa kế tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc;
  • Lưu trữ, công bố di chúc;
  • Thẩm định, kiểm tra di chúc đã lập;
  • Hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế;
  • Giải quyết các tranh chấp thừa kế đất đai;
  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc, thừa kế.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin có thể giải đáp các thắc mắc, vấn đề của khách hàng. Khách hàng sẽ được bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng dịch vụ Luật sư của Trung tâm di chúc. Chúng tôi có văn phòng tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với đó là đội ngũ Luật sư hỗ trợ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Do đó chúng tôi có thể hỗ trợ khách hành một cách nhanh chóng, kịp thời khi khách hàng có nhu cầu.

Liên hệ Luật sư

Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *