ĐÃ TỪ CHỐI DI SẢN CÓ ĐÒI LẠI ĐƯỢC KHÔNG?


Hiện nay, từ chối di sản đang là vấn đề hết sức được quan tâm, bởi đây là yếu tố dẫn tới phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp. Có rất nhiều trường hợp ban đầu từ chối nhận phân chia di sản thừa kế nhưng sau đó vì một số lý do mà thay đổi quyết định. Vậy việc đã từ chối di sản có đòi lại được không? Đây là vấn đề đang rất được mọi người quan tâm, vì vậy Trung tâm di chúc Việt Nam xin phân tích qua bài  viết dưới đây, nếu bạn đọc có gì cần hỗ trợ vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo).

Từ chối nhận di sản thế nào là hợp pháp?

Trước hết cần hiểu thế nào là di sản? Căn cứ theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015:

Di sản là bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác

Căn cứ theo quy định trên thì di sản được hiểu là toàn bộ phần tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân của người chết để lại. Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ, chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với phần tài sản đó.

Từ chối nhận di sản là một hành động pháp lý mà người thừa kế có thể thực hiện nếu không muốn nhận phần di sản được thừa hưởng. Để từ chối nhận di sản hợp pháp, bạn cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy đinh như sau:

  1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, theo quy định trên, người thừa kế có quyền từ chối nhận phần di sản mà mình được hưởng dù người để lại di sản theo hình thức thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật. Do đó, để việc từ chối có hiệu lực thì văn bản từ chối nhận di sản thừa kế cần được lập thành văn bản có công chứng chứng thực và phải được gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Đã từ chối di sản có đòi lại được không?
Từ chối nhận di sản có thể được hưởng không? Liên hệ tư vấn hỗ trợ qua hotline 0963.673.969 (Zalo)

Các trường hợp từ chối nhận di sản

Câu hỏi: Tôi muốn từ chối nhận di sản thừa kế từ con trai (vừa chết do tại nạn giao thông). Tôi muốn để lại tài sản đó cho con dâu và các cháu nội. Xin hỏi Luật sư tôi có thuộc trường hợp từ chối nhận di sản của con trai không? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư.

Đối với trường hợp này xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định pháp luật, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Riêng trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì không được phép. Như vậy, nếu bác không có nợ tiền bất kỳ ai hoặc không có nghĩa vụ khác mà chỉ muốn từ chối nhận di sản thừa kế của con trai vừa chết với mục đích tốt đẹp là để tài sản đó cho con dâu và các cháu nội hưởng thì việc này là hoàn toàn được pháp luật cho phép. Việc từ chối phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản.

Ngoài ra, các trường hợp từ chối nhận di sản hay gặp khác như:

  • Người thừa kế sinh sống ở nước ngoài;
  • Người thừa kế không có nhu cầu nhận di sản;
  • Người để lại di sản có nhiều nghĩa vụ tài chính;
  • Có mâu thuẫn với người để lại di sản trước khi chết;
  • di sản không rõ nguồn gốc, có tranh chấp hoặc có yếu tố pháp lý phức tạp;

Việc từ chối nhận di sản phải tuân thủ các quy định về thủ tục pháp lý. Liên hệ tư vấn thừa kế 0963.673.969 (Zalo) để đảm bảo tính hợp pháp và tránh các tranh chấp.

Các trường hợp không được từ chối nhận di sản

Câu hỏi: Chào Trung tâm di chúc. Bố tôi mất để lại khối tài sản cho hai anh em tôi. Trong đó mỗi người được nhận một mảnh đất. Chúng tôi đã hoàn tất việc phân chia di sản xong. Tuy nhiên, nay tôi chuẩn bị ra nước ngoài định cư không sử dụng đất. Vậy tôi có thể từ chối nhận di sản này được không? Rất mong được giải đáp.

Trong một số trường hợp, việc từ chối quyền thừa kế có thể bị hạn chế hoặc không được chấp nhận theo quy định pháp luật. Dưới đây là các trường hợp không được từ chối quyền thừa kế:

  • Từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác;
  • Việc từ chối diễn ra sau khi chia thừa kế.

Như vậy, với trường hợp của anh việc phân chia di sản đã hoàn thành do đó anh không thể thực hiện việc từ chối. Anh có thể chuyển nhượng, tặng cho căn nhà cho em anh hoặc người khác nếu không có nhu cầu sử dụng.

Liên hệ tư vấn chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho di sản thừa kế 0963.673.969 (Zalo) 

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản có bắt buộc không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 620 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

Do đó hình thức của việc lập văn bản từ chối nhận di sản thừa kế chỉ yêu cầu lập thành văn bản, không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Văn bản bản này phải được gửi đến người quản lý và người thừa kế hoặc người phân chia. Tuy nhiên, nhưng thực hiện công chứng sẽ giúp đảm bảo tính pháp lý và minh bạch của văn bản. Việc công chứng sẽ giúp đảm bảo rằng văn bản này có hiệu lực pháp lý. Đồng thời, tránh được các tranh chấp hoặc hiểu lầm trong tương lai.

Công chứng văn bản thừa kế thế nào? Liên hệ 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ.

Đã từ chối nhận di sản có đòi lại được không?

Tình huống

Ông An có trình bày, năm 2018 ba mẹ ông có để lại cho 2 anh em mảnh đất tại Hà Nội. Tuy nhiên, không để lại di chúc. Hiện tôi đang sinh sống ở khác tỉnh nên không có nhu cầu sử dụng nhà. Em tôi là ông Vũ có đề nghị tôi từ chối nhận di sản để em làm thủ tục sang tên cho nhanh và hứa sẽ sử dụng một phần căn nhà vào việc thờ cúng. Tôi thấy em tôi chưa có nhà riêng nên đã đồng ý làm văn bản này và chứng thực tại UBND phường. Tuy nhiên, gần đây tôi được biết ông Vũ sử dụng một phần căn nhà cho việc thờ cúng. Toàn bộ căn nhà sử dụng để cho thuê. Thậm chí ông Vũ còn rao bán căn nhà.

Vậy tôi xin hỏi Luật sư liệu quyền của tôi đối với ngôi nhà trên có bị ảnh hưởng bởi văn bản từ chối di sản đã lập trước đó không?

Trung tâm tư vấn

Theo quy định pháp luật, việc từ chối được lập thành văn bản trước thời điểm phân chia di sản. Đông thời được chứng thực và gửi đi đúng quy định thì đã phát sinh hiệu lực pháp luật. Do đó,ông không thể đòi lại di sản đã từ chối trước đó.

Tuy nhiên, nếu thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế nhưng không đúng trình tự, điều kiện và các thủ tục liên quan khác thì việc từ chối nhận di sản đều sẽ không có hiệu lực và có thể đòi lại di sản theo các căn cứ sau:

  • Có sự thỏa thuận của các đồng thừa kế về việc thay đổi di sản;
  • Có căn cứ về việc từ chối nhận di sản thừa kế của người thừa kế do bị lừa dối, ép buộc, đe dọa, …

Như vậy, trường hợp này ông Vũ có dâu hiệu vi phạm thoả thuận. Bằng cách không sử dụng tài sản như đã hứa (dùng cho thờ cúng). Thay vào đó cho thuê hoặc cố gắng bán nhà, điều này có thể là cơ sở để khởi kiện. Vi phạm thoả thuận có thể cho phép bạn tranh chấp những hành động mà Vũ đã thực hiện đối với tài sản. Tuy nhiên, ông cũng nên cân nhắc việc việc phải có các tài liệu chứng minh hành vi vi phạm của ông Vũ. Ông có thể tham khảo thêm ý kiến của Luật sư tại Trung tâm di chúc qua hotline 0963.673.969 (Zalo) đánh giá và đưa ra tư vấn cho bạn về các lựa chọn pháp lý có sẵn để giải quyết.

Từ chối nhận di sản mà muốn đòi lại thì làm thủ tục tại đâu?

Nếu người thừa kế đã từ chối nhận di sản nhưng sau đó muốn đòi lại, họ có thể gặp khó khăn vì việc từ chối nhận di sản là một quyết định pháp lý có hiệu lực. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể, có những thủ tục và giải pháp để người thừa kế yêu cầu xem xét lại quyết định từ chối nhận di sản.

  • Thứ nhất, người thừa kế cần liên hệ với cơ quan công chứng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi họ đã thực hiện việc từ chối nhận di sản để xem xét lại.
  • Thứ hai, người thừa kế cần chuẩn bị và nộp đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định từ chối nhận di sản tới tòa án. Trong đơn cần nêu rõ lý do và các tình tiết liên quan đến việc thay đổi quyết định. Ngoài ra, người thừa kế cần đưa ra các bằng chứng, giấy tờ liên quan khác  chứng minh lý do yêu cầu hủy bỏ việc từ chối nhận di sản.

Việc đòi lại di sản sau khi đã từ chối có thể phức tạp và cần được xem xét kỹ lưỡng dựa trên quy định của pháp luật và tình hình thực tế của từng trường hợp mà có cách xử lý khác nhau.

Liên hệ 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ đòi lại tài sản thừa kế khi có căn cứ.

Luật sư tư vấn tranh chấp di sản thừa kế

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật, Trung tâm di chúc luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp cho khách hàng liên quan tới vấn đề tranh chấp di sản thừa kế. Cụ thể:

  • Tư vấn giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về vấn đề thừa kế, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật hiện hành;
  • Tư vấn về quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình;
  • Tư vấn về hàng thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn về thời điểm mở thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn và xác định tài sản hợp pháp của người để lại tài sản thừa kế;
  • Tư vấn về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế;
  • Tư vấn cách thức/phương thức xác lập quyền sở hữu/quyền sử dụng hợp pháp đối với di sản thừa kế để lại;

Trung tâm pháp luật thừa kế, di chúc có đội ngũ Luật sư giỏi; uy tín và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế. Có thể hỗ trợ và giải đáp tất cả các vướng mắc cho người dân liên quan tới lĩnh vực này. Liên hệ để được tư vấn chi tiết 0963.673.969 (Zalo).

Dịch vụ thừa kế – Trung tâm pháp luật di chúc

  • Tư vấn luật thừa kế: Tư vấn luật thừa kế đất đai, nhà ở và các tài sản khác. Quy định về thừa kế theo di chúc và theo pháp luật mới nhất hiện
  • Hỗ trợ lập, soạn thảo di chúc theo quy định của pháp luật bằng nhiều hình thức như: Di chúc có công chứng, chứng thực, di chúc có người làm chứng, di chúc bằng văn bản.
  • Trung tâm cung cấp dịch vụ lưu trữ, bảo quản di chúc an toàn. Đảm bảo bí mật thông tin khách hàng. Cung cấp bản sao di chúc nhanh chóng khi cần thiết.
  • Kiểm tra giá trị, hiệu lực pháp lý của di chúc đã được lập. Từ đó, tư vấn cho người dân các rủi ro có thể xảy ra và phương án hạn chế rủi ro phù hợp.
  • Luật sư công bố di chúc: Luật sư tham gia công bố nội dung di chúc, giải thích di chúc. Hỗ trợ đàm phán thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
  • Tư vấn pháp luật, nhận đại diện giải quyết các tranh chấp thừa kế đất đai, nhà ở. Tranh chấp thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Hỗ trợ cung cấp các dịch vụ pháp lý khác có liên quan như: Luật sư, Công chứng, Thừa phát lại lập vi bằng, Giám định Adn,..

Phương thức liên hệ:

Trường hợp bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp các vấn đề pháp lý khác. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,… theo các phương thức sau:

Với đội ngũ Luật sư, cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên sâu chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp tất cả các vướng mắc có liên quan đến lĩnh vực thừa kế đất đai. Hỗ trợ soạn thảo, lập di chúc nhanh chóng, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn pháp lý.

Trân trọng!

Văn Nam 

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *