CÔNG THỨC CHIA TÀI SẢN THỪA KẾ CHUẨN


Hiện nay, Trung tâm Di chúc Việt Nam nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng liên quan đến việc chia di sản thừa kế như: Công thức để chia tài sản thừa kế chuẩn? Công thức chia tài sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc? Công thức chia tài sản thừa kế theo pháp luật được áp dụng thế nào? … Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên bằng bài viết dưới đây. Qúy khách hàng cũng có thể liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Công thức chia di sản thừa kế là gì? Sử dụng để làm gì?

Công thức chia di sản thừa kế là một hình thức tính toán chia thừa kế theo quy định pháp luật nhằm xác định cụ thể giá trị phần di sản mà người chết để lại, giá trị phần di sản mà người thừa kế được hưởng. 

Mục đích cuối cùng của việc dùng công thức để chia tài sản thừa kế là nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các đồng thừa kế theo đúng quy định pháp luật.

Công thức chia tài sản thừa kế chuẩn

Công thức chia tài sản thừa kế chuẩn – Liên hệ tư vấn 0963.673.969 (Zalo)

Cách tính 1 suất thừa kế theo pháp luật.

Một suất thừa kế theo pháp luật là phần tài sản mà một người thừa kế thuộc các hàng thừa kế theo quy định được hưởng khi di sản của người chết để lại theo pháp luật. Các trường hợp chia thừa kế theo pháp luật gồm:

  • Lúc còn sống, người có di sản không lập di chúc. Hoặc người có tài sản lập di chúc nhưng di chúc vô hiệu theo quy định;
  • Người được cho hưởng thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Người lập di chúc để lại di sản cho cơ quan, tổ chức nhưng vào thời điểm mở thừa kế cơ quan, tổ chức này không tồn tại;
  • Người được hưởng thừa kế trong di chúc nhưng thuộc đối tượng không có quyền hưởng di sản. Hoặc người này đã từ chối nhận di sản thừa kế;
  • Phần tài sản mà chưa được người để lại di sản định đoạt trong di chúc;
  • Phần tài sản được xác định là không có hiệu lực theo di chúc.

Để xác định một suất thừa kế của một người được hưởng thừa kế theo pháp luật cần biết được tổng giá trị di sản thừa kế. Cần biết các nghĩa vụ thanh toán mà người chết để lại, số lượng người được hưởng thừa kế. Từ đó, ta có công thức chia thừa kế theo pháp luật như sau:

Công thức chia tài sản thừa kế theo pháp luật

Một suất thừa kế theo pháp luật = Tổng giá trị di sản thừa kế/ số lượng người thừa kế hợp pháp trong hàng thừa kế. 

Trong đó

Tổng giá trị di sản thừa kế:

Là tổng giá trị của toàn bộ các tài sản mà người chết để lại. Bao gồm:

  • Giá trị tài sản thuộc sở hữu riêng của người chết;
  • Giá trị tài sản thuộc phần sở hữu của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác.

Số lượng người thừa kế hợp pháp: 

Số lượng người thừa kế hợp pháp được xác định theo hàng thừa kế như sau:

  • Hàng 1: Vợ chồng hợp pháp; cha, mẹ, con đẻ/nuôi của người đã khuất;
  • Hàng 2: Ông bà nội ngoại; anh, chị, em ruột thịt; cháu nội/ngoại của người đã khuất;
  • Hàng 3: Các cụ nội ngoại; Cô, dì, chú, bác ruột thịt; cháu, chắt ruột của người đã khuất.

Lưu ý:

Tổng giá trị di sản thừa kế là toàn bộ tài sản sau khi đã khấu trừ các chi phí liên quan và nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Người nhận thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản được nhận. Bao gồm:

  • Chi phí lo đám tang cho người đã khuất;
  • Chi phí bồi thường thiệt hại thực tế (nếu có);
  • Phần chi phí cho việc cấp dưỡng;
  • Phần chi phí cho người sống nương nhờ;
  • Nợ nần với các bên khác;

Quý khách hàng có nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Công thức chia thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

Những người không có tên trong di chúc đã lập nhưng vẫn được hưởng 1 phần di sản của người chết bao gồm:

  • Cha mẹ;
  • Vợ chồng hợp pháp;
  • Con chưa đủ 18 tuổi;
  • Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.

Những người kể trên sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên họ chỉ được hưởng trong các trường hợp:

  • Không được người chết cho hưởng tài sản theo di chúc;
  • Đã được người chết cho hưởng tài sản theo nội dung di chúc nhưng phần tài sản đó chưa đủ 2/3 suất thừa kế.
  • Được người đã chết cho hưởng thừa kế theo di chúc nhưng di sản thực nhận không đủ 2/3 suất thừa kế.

Lưu ý:

Người chưa thành niên: Những người chưa đủ 18 tuổi được coi là người chưa thành niên (Đ21 BLDS2015);

Hiện nay chưa có văn bản/quy định giải thích rõ thế nào là “không có khả năng lao động”. Tuy nhiên theo Điều 9 Thông tư 111/2013 có thể hiểu những người thuộc trường hợp này là những người bị mắc bệnh/bị khuyết tật cơ thể, không thể lao động để tạo ra thu nhập. Ví dụ: Người bị bệnh ung thư, suy thận mãn, AIDS,..

Công thức chia tài sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc

Công thức chia di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được tính như sau:

Di sản người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng = 2/3 x (Tổng giá trị di sản thừa kế/ số lượng người thừa kế hợp pháp trong hàng thừa kế).  

Tình huống:

Ông K và bà T kết hôn năm 1970. Ông bà sinh được 3 người con gồm: A (1971); B (1973); C (1975). Năm 2016 ông K chết, ông để lại di chúc cho chị A 1/2 tài sản của ông. Tổng tài sản của ông K và bà T là 620.000.000 triệu đồng. Bố mẹ ông K đã chết trước ông K. Các con đều đã thành niên và có khả năng lao động bình thường. Tiền xử lý mai táng là 10.000.000 đồng (dùng TSR của ông K chi trả). Chia di sản thừa kế đối với trường hợp trên.

Giải đáp:

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho tất cả các đồng thừa kế, chúng tôi xin đưa ra quy trình chia di sản thừa kế của ông K như sau:

Bước 1: Xác định di sản thừa kế của ông K

Giá trị tài sản riêng của ông K trong khối tài sản chung với bà T là: 620.000.000 : 2 = 310.000.000 triệu đồng

Tổng giá trị di sản của ông K còn lại sau khi đã trừ chi phí mai táng là: 310.000.000 – 10.000.000 = 300.000.000 triệu đồng

Bước 2: Chia di sản thừa kế theo Di chúc

Phần di sản mà A được hưởng là: 300.000.000 : 2 = 150.000.000 triệu đồng

Bước 3: Chia di sản thừa kế theo Pháp luật

Vì 1/2 di sản thừa kế ông A chưa định đoạt trong di chúc nên phần này sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông K. Cụ thể: T = A = B = C = 150.000.000 : 4 = 37.500.000 triệu đồng

Bước 4: Chia di sản thừa kế cho người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015)

Đối với tình huống trên, hàng thừa kế thứ 1 của ông K theo pháp luật bao gồm: bà T (vợ); con A; con B; con C. Mặc dù, trong di chúc ông K không để lại tài sản nào cho bà T. Nhưng vì bà T thuộc trường hợp được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nên bà vẫn được hưởng di sản bằng 2/3 một suất thừa kế. Phần di sản mà bà T được hưởng là: 2/3 x (300.000.000 : 4) = 50.000.000 triệu đồng. Tuy nhiên, di sản thừa kế mà bà T nhận được ở Bước 3 là: 37.500.000 triệu đồng (thiếu 12.500.000 triệu đồng so với 2/3 suất thừa kế theo pháp luật) nên A (người nhận di sản theo di chúc) phải bù thêm để bà T đảm bảo được nhận đủ 50.000.000 triệu đồng.

Kết luận: 

Di sản thừa kế mà A nhận được: (150.000.000 + 37.500.000) – 12.500.000 = 175.000.000 triệu đồng

Di sản thừa kế mà B = C nhận được: 37.500.000 triệu đồng;

Di sản thừa kế mà T nhận được: 50.000.000 triệu đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ.

Công thức chia di sản thừa kế thế vị.

Đối tượng được hưởng thừa kế thế vị

Về bản chất, thừa kế thế vị là việc thay thế vị trí của người khác nhận phần di sản thừa kế mà đáng ra người đó được nhận nếu còn sống. Ví dụ: Cháu nội/ngoại thay thế vị trí của bố mẹ chúng nhận tài sản thừa kế của ông bà.

Những người được hưởng thừa kế thế vị:

  • Con đẻ thay thế bố/mẹ nhận di sản từ ông/bà;
  • Con nuôi thay thế bố/mẹ nuôi nhận di sản từ ông/bà;
  • Con riêng thay thế bố/mẹ kế nhận di sản từ ông/bà (trường hợp này cần đáp ứng các quy định pháp luật liên quan);
  • Chắt thay thế bố/mẹ nhận di sản từ các cụ.

Điều kiện được hưởng thừa kế thế vị

  • Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được hưởng “thế vị” sẽ ở đời sau;
  • Người được thừa kế thế vị được xác định đã thành thai trước thời điểm mở thừa kế hoặc còn sống vào thời điểm mở thừa kế; 
  • Người đáng lẽ được thừa kế đã chết trước/chết cùng lúc với người để lại tài sản;
  • Người đã chết cùng với người để lại tài sản không thuộc đối tượng không có quyền nhận thừa kế;
  • Bản thân người được thế vị không thuộc trường hợp bị tước quyền hưởng thừa kế.

Công thức chia tài sản thừa kế thế vị

Phần di sản người thừa kế thế vị được hưởng = Tổng giá trị di sản thừa kế/ số lượng người thừa kế hợp pháp trong hàng thừa kế. 

Câu hỏi pháp lý

Chào Luật sư, tôi là Vũ Ngọc N (vợ của anh Lộc Hoàng H). Tôi có vài thắc mắc dưới đây mong Luật sư giải đáp giúp:

“Chồng tôi là anh Lộc Quang H được ông Vũ Việt T nhận nuôi hợp pháp vào năm 1980. Năm 2015 hai chúng tôi kết hôn và sinh được cháu Lộc Quang Q. Khoảng 1 năm trở lại đây sức khỏe ông T không tốt nên thường xuyên phải đi viện thăm khám, điều trị. Chồng tôi là người thường xuyên chăm sóc và đưa ông đi lại thăm khám.

Tháng 4/2024 khi chồng tôi đang trên đường đưa ông T đi viện thì không may gặp tai nạn khiến cả hai đã qua đời. Tài sản riêng mà ông T để lại gồm 600 triệu tiền mặt. Ông T có vợ là bà L, 1 con đẻ là anh V. Vậy trong trường hợp này con trai tôi là cháu Lộc Quang Q có được hưởng thừa kế thế vị thay cho bố của cháu không. Cháu sẽ được hưởng bao nhiêu tiền thưa Luật sư?”

Trung tâm giải đáp

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Trung tâm di chúc Việt Nam. Với thông tin bạn cung cấp, Trung tâm xin đưa ra giải đáp như sau:

Đối chiếu theo quy định tại Điều 652; Điều 653 Bộ Luật Dân sự 2015 thì cháu Lộc Quang Q (con của chị và anh H) sẽ được hưởng thừa kế thế vị đối với một phần di sản mà ông Vũ Việt T để lại. Phần di sản này chính là 1 suất thừa kế theo pháp luật (quy định tại Điều 651 BLDS 2015) mà bố cháu là anh Lộc Quang H lẽ ra được hưởng nếu còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp ông T không lập di chúc thì toàn bộ di sản (600 triệu tiền mặt) được chia theo pháp luật. Mỗi người thừa kế sẽ được hưởng 1 phần bằng nhau. Cụ thể:

Hàng thừa kế thứ nhất của ông T gồm: Bà L (vợ) = anh V (con đẻ) = anh H (con nuôi) = 600.000.000 : 3 = 200.000.000 triệu đồng

Do anh H chết cùng thời điểm với ông T nên cháu Q được thế vị để hưởng 1 suất thừa kế theo pháp luật = 200.000.000 triệu đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Cách áp dụng công thức chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Tình huống pháp lý

Chào Trung tâm di chúc. Tôi là Nguyễn Văn N muốn hỏi về việc chia di sản thừa kế của bố tôi như sau. Mong Luật sư giải đáp giúp:

“Bố tôi là Nguyễn Văn H (sinh năm 1971), mẹ tôi là Hoàng Thị K (sinh năm 1980). Ông bà có với nhau 03 người con là tôi (sinh năm 1985), em gái Nguyễn Thu T (sinh năm 1991), em trai Nguyễn Tuấn T (Sinh năm 1996). Cả ba anh em tôi đều đã có gia đình riêng. Vào tháng 9/2022 bố tôi đã qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo. Tài sản riêng mà ông để lại gồm 820 triệu tiền mặt. Ông qua đời không để lại di chúc. Chi phí ma chay cho ông hết 20 triệu đồng. Luật sư cho tôi hỏi: Tài sản trên của bố tôi sẽ được chia như thế nào? Tôi được bao nhiêu tiền?” 

Trung tâm giải đáp

Cảm ơn bạn đã tin tưởng Trung tâm di chúc Việt Nam. Với thông tin bạn cung cấp, Trung tâm xin đưa ra giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý: Điều 650; Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015. Vì bố bạn mất đi không để lại di chúc nên di sản mà ông để lại sẽ được chia theo pháp luật. Cụ thể:

Giá trị di sản mà bố bạn để lại: 820.000.000 triệu đồng

Tổng giá trị di sản của bố bạn còn lại sau khi đã trừ chi phí mai táng là: 820.000.000 – 20.000.000 = 800.000.000 triệu đồng

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau

Hàng thừa kế thứ nhất của bố bạn gồm: Bà Hoàng Thị K (vợ) = Nguyễn Văn N (con) = Nguyễn Thu T (con) = Nguyễn Tuấn T (con) = 800.000.000 : 4 = 200.000.000 triệu đồng.

Như vậy, số tiền mà mỗi đồng thừa kế trong đó có anh Nguyễn Văn N được hưởng từ ông Nguyễn Văn H là 200.000.000 triệu đồng.

Quý khách hàng có nhu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ. 

Luật sư tư vấn thừa kế chuyên sâu.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị nghiên cứu, tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực Thừa kế – Di chúc. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý như:

  • Tư vấn pháp luật liên quan tới Thừa kế – Di chúc: Với đội ngũ Luật sư, cán bộ giỏi kiến thức chuyên môn, chúng tôi sẵn sàng giải đáp tất cả các thắc mắc pháp lý của quý khách hàng trong lĩnh vực này.
  •  Lập di chúc: Chúng tôi cung cấp các mẫu di chúc chuẩn quy định theo từng trường hợp cụ thể, được soạn thảo bởi Luật sư chuyên trách.
  • Lưu trữ di chúc: Hỗ trợ quý khách hàng lưu trữ di chúc nhằm đảm bảo an toàn thông tin. Hỗ trợ công bố, công khai bản di chúc đã lập.
  • Thẩm định di chúc: Hỗ trợ khách hàng thẩm định giá trị pháp lý của di chúc đã lập.
  • Khai nhận di sản thừa kế: Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để hợp thức hóa phần di sản được nhận.
  • Giải quyết tranh chấp thừa kế: Hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến: Đất đai; nhà ở; cổ phần, vốn góp trong công ty; tiền tiết kiệm, …

Liên hệ với chúng tôi.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *