Các quy định cần biết về luật di chúc mới nhất? Luật di chúc tài sản cho những ai được hưởng? Quy định về điều kiện hợp lệ của di chúc? … Đây là các câu hỏi mà Trung tâm di chúc liên tục nhận được gần đây. Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên bằng bài viết sau. Quý khách hàng cũng có thể liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Những ai có quyền lập di chúc?
“Di chúc” là cụm từ đã được định nghĩa cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015. Có thể hiểu, di chúc là sự thể hiện nguyện vọng của một người nào đó mong muốn cho người khác hưởng tài sản của mình sau khi họ chết. Những người có quyền lập di chúc theo quy định Điều 625 Bộ luật Dân sự bao gồm:
Người đã thành niên
Theo quy định, người đã thành niên được xác định có độ tuổi từ đủ 18 trở lên. Người này khi có tài sản thì có quyền lập di chúc nhằm phân định tài sản của mình nếu đáp ứng được các điều kiện luật định. Trong suốt quá trình lập di chúc, người đã thành niên phải hoàn toàn tỉnh táo, thông suốt. Việc lập di chúc phải xuất phát trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu có căn cứ chứng minh di chúc được lập không đúng với ý chí của chủ tài sản hoặc vi phạm các quy định liên quan thì di chúc vô hiệu.
Người chưa thành niên
Theo quy định, người chưa thành niên được xác định là chưa đủ 18 tuổi. Bao gồm cả những người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi. Người chưa thành niên có tài sản được quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của bản thân. Tuy nhiên, độ tuổi này là độ tuổi chưa trưởng thành nên suy nghĩ có thể chưa đủ thấu đáo, nghiêm túc. Vì thế, pháp luật quy định việc lập di chúc của người chưa thành niên phải được bố, mẹ, người giám hộ đồng ý.
Pháp luật vẫn đảm bảo ý chí, nguyện vọng về việc phân chia tài sản của người chưa thành niên được thực hiện đúng. Bố, mẹ, người giám hộ không thể can thiệp nếu di chúc đã lập là hợp pháp.
Như vậy, đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành, mọi cá nhân đều có quyền lập di chúc để lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người khác. Tuy nhiên, người lập di chúc (có thể là người chưa hoặc đã thành niên) phải đáp ứng đầy đủ điều kiện mà pháp luật quy định cho từng trường hợp cụ thể thì di chúc đã lập mới được công nhận.
Luật di chúc tài sản cho những ai được hưởng?
Các quy định liên quan đến pháp luật về di chúc, thừa kế được đề cập cụ thể trong Bộ luật Dân sự 2015 từ Điều 624 đến Điều 648. Di chúc là hình thức thông qua văn bản, lời nói để bày tỏ ý chí, nguyện vọng của một cá nhân về việc định đoạt tài sản của họ. Quyền tự do định đoạt này được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Những người được hưởng thừa kế theo di chúc
Cá nhân/ tổ chức có tên trong di chúc hợp pháp
Trong di chúc hợp pháp, chủ thể lập di chúc đã chỉ định cá nhân/ tổ chức nào được hưởng di sản thì cá nhân/ tổ chức đó được nhận tài sản thừa kế. Trừ trường hợp cá nhân, tổ chức có tên trong di chúc tự nguyện từ chối nhận di sản. Hoặc cá nhân/ tổ chức này thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 BLDS.
Lưu ý: Đối tượng thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Đối với tổ chức thì phải đang tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Ví dụ:
Ông A sinh năm 1971 có khối tài sản riêng là nhà, đất với tổng diện tích: 300m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào năm 2010. Năm 2022, ông quyết định tới Văn phòng công chứng X lập di chúc để lại tài sản trên cho con gái (chị S). Đến cuối năm 2023, ông A qua đời vì bệnh hiểm nghèo.
Trong ví dụ này, ông A lập di chúc chỉ định chị S là cá nhân được hưởng di sản nên pháp luật xác định chị S là người được nhận tài sản thừa kế từ ông A. Di chúc đã lập là hợp pháp thì pháp luật sẽ tôn trọng ý chí của ông A. Đồng thời pháp luật bảo vệ quyền tự do định đoạt tài sản của ông A thông qua việc công nhận di chúc có hiệu lực để chị S có quyền làm các thủ tục nhận di sản thừa kế của bố mình.
Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
Tại Điều 644 BLDS quy định những người sau đây có quyền hưởng di sản bằng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Cụ thể:
- Cha, mẹ của người lập di chúc;
- Vợ, chồng hợp pháp của người lập di chúc;
- Con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) của người lập di chúc;
- Con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) của người lập di chúc nhưng mất khả năng lao động, không thể tự nuôi sống bản thân.
Như vậy, ngay cả khi những người kể trên không có tên trong di chúc đã lập hoặc có tên nhưng quyền lợi chưa đảm bảo thì họ vẫn được pháp luật xem xét cho hưởng 1 phần di sản thừa kế.
Nếu bạn đọc còn thắc mắc về đối tượng được hưởng thừa kế theo di chúc có thể liên hệ với Luật sư theo số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn chi tiết.
Quy định điều kiện hợp lệ của di chúc
Điều kiện hợp lệ của di chúc được quy định tại Điều 630 BLDS 2015. Theo đó, di chúc được coi là hợp pháp và phát sinh hiệu lực trên thực tế khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Về chủ thể
- Phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, tỉnh táo trong suốt quá trình lập di chúc;
- Người chưa thành niên khi lập di chúc phải được bố, mẹ, người giám hộ hợp pháp đồng ý;
- Người không biết chữ, có phần hạn chế về thể chất khi lập di chúc phải có người làm chứng để lập di chúc thành văn bản. Di chúc này phải có công chứng/ chứng thực. Người làm chứng cũng phải đáp ứng về điều kiện làm chứng theo quy định.
Về nội dung
Di chúc cần đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản:
- Thời gian lập di chúc;
- Thông tin cá nhân của người lập di chúc và người được nhận thừa kế;
- Thông tin về các tài sản thừa kế của người lập di chúc;
- Địa chỉ cụ thể nơi có tài sản;
- …
Lưu ý: Nội dung không được vi phạm quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Người lập di chúc cũng cần lưu ý thêm về vấn đề tẩy xóa, sửa chữa hoặc dùng ký hiệu,… trong di chúc.
Về hình thức
Hình thức của di chúc được quy định từ Điều 633 đến Điều 635 BLDS 2015. Các hình thức di chúc được pháp luật công nhận bao gồm:
Di chúc bằng văn bản
- Di chúc lập thành văn bản được công chứng/ chứng thực.
- Di chúc lập thành văn bản nhưng không có công chứng/ chứng thực. Để di chúc này có hiệu lực, chủ thể lập di chúc phải tự ký/ điểm chỉ vào di chúc. Bên cạnh đó, di chúc phải có các thông tin cơ bản để xác định được: người lập, người được hưởng, tài sản để lại.
- Di chúc lập thành văn bản có người làm chứng. Chủ thể lập ký tên vào di chúc trước mặt người làm chứng, sau đó người làm chứng xác nhận sự việc và ký tên của mình vào di chúc.
- Di chúc lập thành văn bản không có người làm chứng. Di chúc này phải tuân thủ các điều kiện pháp luật liên quan.
Di chúc miệng
Điều kiện để di chúc miệng được pháp luật công nhận:
- Được chủ tài sản lập trong trường hợp cấp bách, có 2 người trở lên làm chứng;
- Nguyện vọng của chủ tài sản được người làm chứng ghi nhận lại bằng văn bản, có chữ ký/ điểm chỉ của người làm chứng;
- Chữ ký/ điểm chỉ của người làm chứng trong di chúc phải được xác nhận bởi cơ quan/ tổ chức có thẩm quyền trong thời hạn luật định.
Liên hệ với Luật sư tư vấn qua số 0963.673.969 (Zalo).
Luật sư tư vấn luật di chúc thừa kế tài sản
Trung tâm Di chúc Việt Nam trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách – đơn vị Luật sư uy tín, chuyên nghiệp. Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế – Di chúc. Với cơ cấu tổ chức ổn định, đội ngũ Luật sư/ Chuyên viên pháp lý giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng:
- Tư vấn các quy định về luật di chúc, luật thừa kế tài sản mới nhất;
- Tư vấn pháp luật về phân chia di sản thừa kế;
- Tư vấn các phương án giải quyết tranh chấp liên quan đến Thừa kế – Di chúc;
- Tư vấn, hướng dẫn thủ tục khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền;
- Tư vấn, hướng dẫn thủ tục khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ tối đa quyền lợi;
- …
Qúy khách hàng có nhu cầu cần được Luật sư tư vấn luật di chúc, luật thừa kế tài sản mới nhất. Hoặc cần Luật sư tham gia hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về Thừa kế – Di chúc, vui lòng liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.
Quy định về thủ tục lập di chúc
Tình huống pháp lý
“Chào Luật sư Luật Hùng Bách, tôi là Trần Trung T. Tôi đang có một số vướng mắc liên quan đến việc lập di chúc như sau, mong được quý Luật sư giải đáp giúp.
Bố đẻ tôi là ông Trần Văn K (75 tuổi) hiện đang có khối tài sản riêng gồm: nhà, đất với tổng diện tích 300m2 ở địa chỉ: phường Dữu Lâu, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã ra sổ đứng tên bố. Mẹ đẻ tôi thì mất sớm, gia đình đông anh em nên cũng nhiều bất hòa. Vì thế, bố muốn làm di chúc cho tôi hưởng phần tài sản trên để tránh mâu thuẫn về sau. Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi về trình tự, thủ tục lập di chúc công chứng? Quy định về thủ tục này?”
Trung tâm giải đáp
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng Trung tâm di chúc. Chúng tôi xin đưa ra giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý: Điều 56 Luật Công chứng 2014
Trình tự, thủ tục lập di chúc công chứng:
Bước 1: Lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng
Chủ thể có tài sản cần tìm hiểu và lựa chọn một Văn phòng công chứng uy tín, hợp pháp. Hoặc liên hệ với Trung tâm di chúc qua số 0963.673.969 (Zalo) để tiến hành lập di chúc công chứng.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Người lập di chúc cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ quy định tại K1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ có giá trị chứng minh nhân thân của người lập di chúc và người được nhận di sản;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản hợp pháp (Sổ đỏ,…) của người lập di chúc;
- Dự thảo di chúc do người lập di chúc đã soạn. Hoặc người lập di chúc trình bày cụ thể nguyện vọng để Công chứng viên hỗ trợ soạn dự thảo di chúc.
Bước 3: Nộp hồ sơ
Người lập di chúc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ phía trên và nộp lại cho tổ chức hành nghề công chứng
Bước 4: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra toàn bộ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ thì tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc còn sai sót, công chứng viên hướng dẫn cụ thể cho người lập di chúc. Công chứng viên có quyền từ chối công chứng đối với các di chúc vi phạm quy định pháp luật.
Bước 5: Kiểm tra dự thảo bản di chúc
Công chứng viên kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các nội dung ghi trong dự thảo di chúc, giải thích cho người lập di chúc hiểu về các quy định pháp luật liên quan.
Bước 6: Ký chứng nhận
Người lập di chúc tự đọc lại hoặc nghe Công chứng viên đọc lại nội dung di chúc, họ xác nhận đồng ý với toàn bộ nội dung di chúc đã lập. Người lập di chúc tiến hành ký/ điểm chỉ vào từng trang di chúc trước sự chứng kiến của Công chứng viên. Tiếp đó, Công chứng viên kiểm tra lại giấy tờ liên quan, ghi lời chứng và ký xác nhận vào bản di chúc.
Bước 7: Nộp lệ phí/ thù lao công chứng và nhận kết quả
Người lập di chúc nộp phí công chứng là 50.000 VNĐ/ di chúc theo quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC cho tổ chức công chứng. Sau đó, người lập di chúc chờ nhận kết quả. Thời gian xử lý công chứng là 02 ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài đến 10 ngày làm việc.
Quý khách hàng cần biết thêm về luật di chúc mới nhất. Liên hệ với Luật sư qua số 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể.
Dịch vụ tư vấn pháp luật di chúc – Trung tâm di chúc
Trung tâm di chúc sẵn sàng hỗ trợ khách hàng xử lý các công việc:
- Tư vấn các quy định chung về Di chúc – Thừa kế;
- Tư vấn, hỗ trợ thủ tục lập di chúc tại nhà;
- Soạn thảo di chúc đảm bảo pháp lý, bảo mật thông tin;
- Lưu trữ, công bố di chúc;
- …
Chúng tôi có trụ sở chính tại Hà Nội, đồng thời cũng có văn phòng trải đều tại các chi nhánh Hà Tĩnh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… Vì vậy, chúng tôi tự tin sẽ hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo).
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!