Thời gian gần đây, Trung tâm Di chúc nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến cách viết di chúc thừa kế đất đai. Đặc biệt là cách viết di chúc thừa kế đối với đất chưa có sổ. Nếu bạn cũng đang vướng mắc vấn đề này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây. Hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm Di chúc qua Số điện thoại/ Zalo: 0963.673.969 để được hỗ trợ.
MỤC LỤC
Đất chưa có sổ đỏ lập di chúc được không?
Tình huống:
Chào Luật sư, tôi tên là Lê Văn B hiện đang cư trú tại huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội. Năm 1990, tôi có khai hoang diện tích đất 800m2. Từ trước đến nay tôi sử dụng đất đó vào mục đích trồng các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, diện tích đất này lại chưa được cấp sổ. Nay, tôi tuổi cao sức yếu nên muốn lập di chúc cho tặng nhà đất cho con trai. Vậy, đất chưa có sổ thì tôi có lập di chúc đất đai được không? Mong được giải đáp.
Luật sư tư vấn di chúc đất chưa có sổ đỏ
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết
Di chúc thể hiện ý chí của người để lại di chúc. Chính vì thế, việc tài sản chưa có đủ giấy tờ pháp lý sẽ không làm hạn chế quyền của người để lại di chúc. Trong trường hợp, không có cơ sở để xác định tài sản đó là tài sản thuộc quyền sử dụng của người để lại di sản thì di chúc đó sẽ không phát sinh hiệu lực. Từ đó cũng sẽ không làm phát sinh, chấm dứt hay thay đổi quyền và nghĩa vụ của người để lại di chúc hoặc người hưởng di sản. Ngược lại, nếu có đủ cơ sở để xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì di chúc sẽ phát sinh hiệu lực và được phân chia theo đúng nội dung di chúc đó.
Tóm lại, bạn hoàn toàn có quyền lập di chúc đất đai đối với đất chưa có sổ. Tuy nhiên, việc di chúc có được công nhận hay không còn phụ thuộc vào việc xác định quyền của bạn đối với tài sản đó.
Di chúc đất chưa có sổ đỏ công chứng được không?
Căn cứ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 về hồ sơ yêu cầu công chứng, chứng thực phải có:
Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
…
d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
…
Do đó, khi chủ sử dụng đất yêu cầu công chứng di chúc đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), văn phòng công chứng và Ủy ban nhân dân nơi thực hiện chứng thực sẽ từ chối yêu cầu công chứng, chứng thực do thiếu hồ sơ. Vậy nên, chủ sử dụng đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể công chứng, chứng thực di chúc.
Luật sư tư vấn, hỗ trợ lập di chúc đất chưa có sổ.
Ngày nay, đa số người dân đều được tiếp cận với khái niệm lập di chúc đất đai. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được quy định pháp luật liên quan đến thủ tục này. Tranh chấp di chúc thừa kế không phát sinh tại thời điểm lập di chúc mà sẽ phát sinh sau khi người để lại di sản mất. Nhiều trường hợp, vì nội dung, hình thức di chúc không đảm bảo dẫn đến di chúc không được công nhận. Đối với đất chưa có sổ, việc lập di chúc sẽ khó khăn hơn bởi lẽ còn liên quan đến quyền của người lập di chúc. Nếu bạn cần Luật sư tư vấn, hỗ trợ lập di chúc đất chưa có sổ thì có thể liên hệ Trung tâm Di chúc qua các phương thức sau:
- Trường hợp bạn đọc không có nhiều thời gian, không tiện đi lại có thể Liên hệ Luật sư hướng dẫn cách viết di chúc thừa kế qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn.
- Truy cập Website chính thức của Trung tâm di chúc tại: Trung tâm di chúc Việt Nam
- Trường hợp bạn đọc muốn được gặp trực tiếp Luật sư, cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực di chúc để được tư vấn tận tình thì ban đọc có thể qua trực tiếp văn phòng của Trung tâm tại: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng,…..
Cách lập di chúc thừa kế đất chưa có sổ đỏ hợp pháp.
Tại Điều 635 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Như vậy, di chúc về thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Chính vì thế, người để lại di sản có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau để định đoạt di sản của mình sau khi chết:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
Hình thức di chúc này được quy định tại Điều 633 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
Điều 633. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.
Đồng thời, tại Điều 631 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nội dung di chúc như sau:
Điều 631. Nội dung của di chúc
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Theo đó, di chúc bằng văn bản không có người làm chứng là di chúc được viết tay. Bắt buộc người lập di chúc phải tự mình viết di chúc, sau đó ký vào bản di chúc. Nội dung của di chúc phải đảm bảo đúng theo quy định nêu trên của Bộ luật dân sự 2015.
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
Loại di chúc này được Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 634, cụ thể như sau:
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Đối với loại di chúc này thì không bắt buộc người lập di chúc phải tự mình viết tay. Di chúc có thể được người lập di chúc tự viết tay, đánh máy hoặc nhờ người khác viết tay, đánh máy. Sau đó, người lập di chúc cần ký tên hoặc điểm chỉ vào di chúc trước sự chứng kiến của 02 người làm chứng. Cuối cùng là sự xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc và người làm chứng ký vào bản di chúc.
Tuy nhiên, trong trường hợp không công chứng, chứng thực di chúc khách hàng nên lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Điều này đảm tính khách quan của di chúc, làm chứng tình trạng sức khoẻ của người lập di chúc, tránh các tranh chấp phát sinh sau này dẫn đến khả năng di chúc bị tuyên vô hiệu.
Lưu ý:
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu,
- Di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
- Người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa (nếu có).
Các chọn người làm chứng di chúc.
Để di chúc có hiệu lực thì người làm chứng phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 632 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể như sau:
Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như vậy, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Liên hệ tư vấn cách viết di chúc thừa kế đất đai: 0963.673.969 (Zalo).
Các bước lập di chúc đất chưa có giấy chứng nhận.
Tình huống:
Chào Luật sư, tôi tên là Nguyễn Văn A. Gia đình tôi hiện nay đang quản lý, sử dụng diện tích đất 350m2. Đất này được sử dụng vào mục đích trồng cây ăn quả. Nguồn gốc diện tích này là do tôi khai hoang vào năm 1992 và chưa có giấy chứng nhận. Nay, do đã lớn tuổi nên tôi muốn lập di chúc thừa kế đất lại cho các con. Vậy, tôi phải làm như thế nào?
Luật sư tư vấn thủ tục lập di chúc đất chưa có sổ đỏ.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Trung tâm Di chúc cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ khách hàng lập di chúc thừa kế đất đai. Khách hàng cần hỗ trợ lập di chúc thừa kế đất chưa sổ có thể thực hiện theo quy trình như sau:
- Bước 1: Liên hệ để được tư vấn phương án lập di chúc qua số: 0963.673.969 (Zalo). Ở bước này luật sư sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí về phương án và thủ tục thực hiện.
- Bước 2: Đăng ký, lựa chọn dịch vụ tư vấn, lập di chúc, hình thức di chúc theo khả năng và nhu cầu của khách hàng;
- Bước 3: Xác nhận tạm ứng chi phí. Cung cấp thông tin, tài liệu để Luật sư triển khai công việc;
- Bước 4: Luật sư hỗ trợ thủ tục tập di chúc tại địa điểm do khách hàng chọn.
- Bước 5: Lưu trữ di chúc (Nếu khách hàng có nhu cầu).
Hồ sơ lập di chúc chưa có sổ đỏ.
Khi thực hiện thủ tục lập di chúc đất chưa có sổ đỏ tại trung tâm di chúc, các bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy tờ tùy thân của người lập di chúc và người nhận di sản (CCCD/hộ chiếu);
- Thông tin về quyền sử dụng đất được để lại (vị trí, diện tích, giáp ranh,…);
- Một số trường hợp có giấy tờ liên quan khách hàng có thể cung cấp thêm: Trích lục bản đồ, trích đo địa chính,…
Khách hàng có nhu cầu lập di chúc đất chưa có sổ đỏ vui lòng liên hệ trực tiếp Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn chuẩn bị hồ sơ đối với các vụ việc cụ thể.
Liên hệ dịch vụ lập di chúc.
Trên đây là nội dung tư vấn của Trung tâm Di chúc về nội dung “Cách viết di chúc thừa kế đất đai chưa có sổ”. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay những câu hỏi khác liên quan tới di chúc, cách lập di chúc hay chia di sản thừa kế hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự,… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Điện thoại (Zalo/Whatsapp): 0963.673.969
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Fanpage: Trung tâm di chúc.
Dịch vụ khác về di chúc.
Trung tâm Di chúc là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực thừa kế, di chúc. Chúng tôi cung cấp tất cả các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực này như:
- Soạn thảo di chúc theo yêu cầu của khách hàng: Di chúc để lại nhà đất, Di chúc đất chưa có sổ đỏ, Di chúc tiền tiết kiệm trong ngân hàng,…;
- Hỗ trợ thủ tục lập di chúc tại địa điểm khách hàng mong muốn (lập di chúc tại nhà, tại bệnh viện,…);
- Thẩm định, kiểm tra giá trị pháp lý của di chúc đã được lập;
- Dịch vụ lưu trữ, công bố di chúc theo yêu cầu;
- Hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, theo pháp luật;
- Hỗ trợ giải quyết, bảo vệ quyền lợi của khách hàng tranh chấp liên quan đến thừa kế, di chúc;
- Cung cấp Mẫu di chúc gồm: Di chúc đánh máy, Di chúc viết tay, mẫu di chúc cho tặng đất đai,… di chúc hai người làm chứng đúng chuẩn quy định của pháp luật;
- Hỗ trợ Lập di chúc đảm bảo an toàn pháp lý như: Di chúc miệng đối trong trường hợp hạn chế về sức khỏe; Di chúc có người làm chứng; Di chúc có công chứng, chứng thực.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ Lập di chúc vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo). Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc sẽ tư vấn và hỗ trợ mọi vấn đề cho bạn.