CON RIÊNG CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ KHÔNG?


Thời gian gần đây, Trung tâm di chúc Việt Nam nhận được nhiều thắc mắc của khách hàng liên quan đến quyền hưởng thừa kế của con riêng như: Con riêng có được hưởng thừa kế không? Con riêng có được hưởng thừa kế của cha/ mẹ kế không? Con riêng không cùng hộ khẩu có được chia tài sản không? … Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc trên bằng bài viết dưới đây. Qúy khách hàng cũng có thể liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Con riêng được xác định như thế nào?

Con riêng được hiểu là con của vợ hoặc của chồng với một người khác. Con riêng có thể được sinh ra trong hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân. Cụ thể:

  • Con của vợ/chồng có từ cuộc hôn nhân trước đó. Hoặc là con chung với người không phải vợ hợp pháp trước khi kết hôn;
  • Trong thời kỳ hôn nhân, vợ sinh con nhưng Tòa án đã xác định người con đó không phải con của chồng. Nghĩa là vợ mang thai với người khác trong thời kỳ hôn nhân;
  • Con riêng của chồng với người phụ nữ khác sinh ra và được Tòa án xác định người chồng là cha đứa trẻ. 

Quyền và nghĩa vụ của con riêng

Các quyền con riêng được hưởng

  •  Đứa trẻ được yêu thương, tôn trọng, và chăm sóc việc học tập. Được giáo dục để phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có nghĩa vụ giáo dục con trở thành người hiếu thảo, có ích cho sự phát triển xã hội;
  •  Đứa trẻ được cha mẹ kế nuôi dưỡng chu đáo. Đồng thời được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bao gồm cả quyền lợi của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Được bảo vệ quyền lợi khi bị mất khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân;
  •  Được cha mẹ đại diện/ giám hộ trong một số trường hợp theo quy định của Bộ Luật Dân sự;
  • Cha mẹ kế không được dựa vào tình trạng hôn nhân của mình mà phân biệt đối xử giữa các con;
  • Đứa trẻ có quyền sống trong môi trường gia đình thuận hòa, giàu tình thương. Được cha mẹ hướng dẫn trong định hướng và lựa chọn nghề nghiệp;
  • Được tôn trọng và bảo vệ quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, việc học tập. Cũng như quyền tham gia vào các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa khác;
  • Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản gia đình.

Các nghĩa vụ của con riêng

  • Có bổn phận kính trọng, phụng dưỡng, yêu thương và hiếu thảo với cha mẹ. Con riêng cần giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp vốn có của gia đình;
  • Chăm chỉ lao động tạo ra thu nhập, góp một phần thu nhập vào việc duy trì cuộc sống gia đình. Phần thu nhập được góp phù hợp theo khả năng của người con;
  • Tham gia vào công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi, miễn là các công việc này không vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội;
  • Có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ. Đặc biệt phải chăm sóc cha mẹ khi cha mẹ già yếu, đau ốm, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu gia đình có nhiều con, các con phải cùng nhau thực hiện việc chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ;
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của con riêng đối với cha dượng và mẹ kế khi cùng sống chung không khác biệt so với quyền và nghĩa vụ của con đẻ đối với cha mẹ ruột. Điều này cho thấy quyền lợi và nghĩa vụ của con đẻ và con riêng đều được bình đẳng trước pháp luật, không có sự phân biệt.

Con riêng có được hưởng thừa kế không?

Con riêng của vợ/chồng có được hưởng thừa kế không? Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư giải đáp, hỗ trợ. 

Con riêng có được hưởng thừa kế của cha mẹ kế không?

Quyền hưởng thừa kế của con riêng theo Điều 654 Bộ Luật Dân sự 2015:

Nếu trên thực tế, người con riêng và cha mẹ kế của họ đã chăm sóc, nuôi nấng nhau như cha mẹ – con cái ruột thịt thì con riêng được hưởng thừa kế đối với tài sản cha/mẹ kế để lại. Con riêng cũng sẽ được hưởng di sản thừa kế theo trường hợp thừa kế thế vị và trường hợp thừa kế đối với quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi.

Đối chiếu theo quy định Điều 652 Bộ Luật Dân sự 2015:

Nếu cha mẹ kế và người con riêng chết cùng một thời điểm hoặc người con riêng chết trước cha mẹ kế thì con của người con riêng được nhận thừa kế thay cho cha mẹ chúng. Phần di sản mà cháu được hưởng tương ứng với phần tài sản mà đáng lẽ cha mẹ chúng được hưởng nếu còn sống. Tương tự, nếu người cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với cha mẹ chúng thì chắt được hưởng.

Đối chiếu theo quy định Điều 653 Bộ Luật Dân sự 2015:

Theo quy định, cha mẹ nuôi và con nuôi cũng được hưởng thừa kế của nhau. Họ còn được hưởng theo Điều 651, 652 BLDS. Đối chiếu quy định có thể thấy, nếu người con riêng có con nuôi thì con nuôi có quyền được nhận tài sản thừa kế của người con riêng. Bên cạnh đó, con nuôi cũng có quyền hưởng thừa kế thế vị từ bố mẹ của người con riêng.

Lưu ý:

Quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng được hiểu là con riêng và cha mẹ kế sống cùng nhau. Trong suốt thời gian đó họ chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau như cha con và mẹ con. Mối quan hệ này có thể được xác nhận qua các nhân chứng tại các hộ hàng xóm xung quanh. Hoặc được xác nhận bởi trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hoặc chính quyền địa phương.
Do đó, con riêng hoàn toàn có quyền hưởng di sản thừa kế từ cha mẹ kế nếu giữa hai bên có mối quan hệ chăm sóc và nuôi dưỡng thực tế giống như quan hệ cha con hoặc mẹ con.

Câu hỏi pháp lý

Chào Luật sư, tôi là Lê Linh H có thắc mắc về vấn đề thừa kế như sau. Mong được Luật sư giải đáp giúp: 

“Tôi là con riêng của bố Lê Thanh D và mẹ Nguyễn Thị V. Trước khi bố mẹ sinh ra tôi, bố tôi là vợ chồng hợp pháp với bà Ngô Thị S. Trong thời kì hôn nhân bố tôi và bà Ngô Thị S sinh được anh Lê Văn H. Mẹ đẻ tôi mất sớm nên bố đưa tôi về cùng chung sống với vợ cả và anh H. Trong quá trình chung sống với gia đình (hơn 10 năm) tôi và bà S yêu thương, chăm sóc nhau như mẹ con ruột. Điều này được dân làng gần nhà làm chứng cho tôi. 

Thời điểm tháng 9/2023 bà S phát bệnh nặng. Tôi là người trực tiếp chăm nom, thuốc thang cho bà đến khi bà qua đời (tháng 6/2024). Bà S có khối tài sản riêng là nhà đất tại Ninh Bình và hơn 1 tỷ tiền mặt. Vậy tôi là con riêng của bà S nhưng có công chăm sóc thì có được quyền hưởng di sản thừa kế của bà không?” 

Luật sư giải đáp

Căn cứ pháp lý: Điều 654 BLDS 2015

Nếu có căn cứ chứng minh về việc giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế nuôi nấng, chăm sóc nhau như cha – mẹ – con ruột thì được hưởng di sản thừa kế của nhau. Ví dụ: Con riêng và cha mẹ kế cùng ở chung một nhà, chăm sóc lẫn nhau khi ốm bệnh,… Như vậy, mặc dù bạn là con riêng của chồng bà S nhưng bạn vẫn có quyền được hưởng 1 phần di sản thừa kế trong khối tài sản nhà đất và tiền mặt mà bà S để lại. Trường hợp bạn cần Luật sư tư vấn cụ thể về giá trị di sản mà bạn được hưởng bạn có thể liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo).

Trường hợp khách hàng con thắc mắc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư giải đáp, hỗ trợ. 

Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế không?

Hiện nay, các văn bản pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể cho cụm từ “con ngoài giá thú”. Tuy nhiên, dựa vào các tài liệu pháp luật liên quan, có thể hiểu rằng con ngoài giá thú là đứa trẻ được sinh ra khi cha mẹ chưa đăng ký kết hôn hợp pháp. Việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các quy định hiện hành.

Các trường hợp phát sinh con ngoài giá thú:

Con được sinh ra trong các trường hợp sau đây sẽ được xác định là con ngoài giá thú:
  • Con sinh ra khi nam và nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn;
  • Con sinh ra khi vợ chồng đã ly hôn theo quy định và chưa kết hôn lại nhưng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng;
  • Con sinh ra khi cả hai bên nam và nữ đều còn độc thân và có quan hệ tình cảm với nhau nhưng không đăng ký kết hôn;
  • Con sinh ra khi một hoặc cả hai người nam nữ đang trong mối quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác nhưng có quan hệ tình cảm với nhau.

Con ngoài giá thú được hưởng thừa kế trong trường hợp nào?

Quyền hưởng thừa kế của người được xác định là con ngoài giá thú không có sự khác biệt so với con chung của vợ chồng hợp pháp. Nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh cá nhân đó là con của người để lại tài sản thì có quyền hưởng thừa kế. Con ngoài giá thú được hưởng di sản theo pháp luật hoặc di chúc. Quyền này luôn được pháp luật công nhận và bảo vệ. 

Trường hợp con ngoài giá thú hưởng thừa kế theo di chúc

Quy định tại Điều 626 Bộ Luật Dân sự 2015 cho thấy, người để lại tài sản thừa kế có quyền chỉ định người thừa kế. Người này cũng có quyền phân định phần tài sản mà mình để lại cho từng người thừa kế khác nhau.

Như vậy, khi cha/ mẹ lập di chúc với nội dung để lại 1 phần hoặc toàn bộ tài sản cho người con ngoài giá thú của mình thì người con đó có quyền được hưởng thừa kế theo di chúc đã lập. Tuy nhiên cần lưu ý tới các trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015).

Trường hợp con ngoài giá thú hưởng thừa kế theo pháp luật

Khi chia di sản thừa kế theo pháp luật sẽ áp dụng quy định tại Điều 651 của Bộ Luật Dân sự 2015 để phân chia theo các hàng thừa kế. Cụ thể:
  • Hàng 1: Vợ/ chồng hợp pháp, cha mẹ, con đẻ và cha mẹ, con nuôi của người đã chết;
  • Hàng 2: Ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột của người đã chết;
  • Hàng 3: Các cụ nội ngoại, cô dì chú bác ruột của người chết và chắt ruột của người chết.
Con ngoài giá thú được coi là “con đẻ” của người cha hoặc mẹ đã mất. Do đó, con ngoài giá thú thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền hưởng di sản theo pháp luật tương tự như các thừa kế khác trong cùng hàng.

Lưu ý: 

Con ngoài giá thú phải chứng minh được bản thân là “con đẻ” của người để lại di sản. Quan hệ cha mẹ con phải được ghi nhận trước khi làm thủ tục để hưởng di sản thừa kế. Nếu con ngoài giá thú không cung cấp được các chứng cứ xác định quan hệ cha mẹ con thì phải tiến hành xét nghiệm ADN. Trường hợp cha/ mẹ đã chết thì có thể giám định thông qua: bố/ mẹ, anh/ chị/ em ruột của người chết, … Khi hoàn tất thủ tục xác nhận cha mẹ con, người con ngoài giá thú sẽ được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật.

Tổng đài pháp luật thừa kế – di chúc: 0963.673.969 (Zalo)

Con riêng không có trong hộ khẩu có được chia tài sản?

Hiện tại có hai hình thức nhận di sản thừa kế. Đó là nhận di sản thừa kế theo di chúc và nhận di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 610 BLDS có đề cập các cá nhân đều bình đẳng với nhau về quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Không có sự phân biệt về quyền hưởng di sản thừa kế của các con kể cả con riêng. Tuy nhiên để được hưởng di sản, người con riêng phải đáp ứng điều kiện theo quy định.

Các điều kiện để con riêng được hưởng di sản

Người được xác định là con riêng phải là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Hoặc người này sinh ra và còn sống sau thời điểm người để lại tài sản chết nhưng đã thành thai trước khi họ qua đời.

Nếu hưởng thừa kế theo di chúc:

  • Di chúc đã lập phải là di chúc hợp pháp;
  • Con riêng có tên trong di chúc và được hưởng thừa kế;
  • Con riêng đồng ý nhận tài sản thừa kế.

Nếu hưởng thừa kế theo pháp luật:

Quyền hưởng di sản thừa kế của một người phụ thuộc vào việc người đó có đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp lý theo quy định hay không, chứ không phụ thuộc vào việc có tên trong sổ hộ khẩu. Cụ thể, nếu người đó là con riêng, họ vẫn có quyền thừa kế nếu không thuộc trường hợp: bị truất quyền thừa kế, thuộc đối tượng không có quyền hưởng tài sản thừa kế và từ chối nhận di sản. Do đó, dù con riêng không có tên trong hộ khẩu, miễn là đáp ứng các điều kiện trên, họ vẫn được hưởng thừa kế như bình thường.

Con riêng của vợ/chồng có được hưởng thừa kế không? Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư giải đáp, hỗ trợ. 

Thủ tục nhận thừa kế của con riêng.

Trường hợp 1: Các bên thống nhất được quan điểm

Con riêng và các đồng thừa kế khác cùng thỏa thuận, thống nhất được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế. Lúc này sẽ làm thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế tại văn phòng công chứng/ UBND. Trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ. 

Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ đầy đủ cho Văn phòng công chứng. Liên quan đến bất động sản thì thủ tục khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản được thực hiện tại VPCC trong phạm vi tỉnh, thành phố nơi có bất động sản.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.

Công chứng viên tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ người yêu cầu đã nộp. Nếu hồ sơ chưa rõ/ có căn cứ thấy rằng việc để lại di sản và hưởng di sản chưa đúng quy định. Công chứng viên từ chối yêu cầu công chứng hoặc tiến hành xác minh theo yêu cầu. Nếu hồ sơ đầy đủ, phù hợp với quy định thì công chứng viên tiếp nhận và ghi vào sổ công chứng.

Bước 3: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản.

Việc thụ lý công chứng văn bản này được tiến hành niêm yết tại UBND trong thời hạn 15 ngày.

Bước 4: Soạn thảo văn bản và ký chứng nhận. 

Nếu người có yêu cầu đã soạn sẵn dự thảo, công chứng viên kiểm tra lại văn bản đó. Hoặc theo đề nghị của người yêu cầu, công chứng viên tiến hành soạn thảo văn bản khai nhận/ thỏa thuận phân chia di sản. Công chứng viên đọc lại văn bản đã soạn cho người yêu cầu nghe hoặc người này có thể tự đọc lại. Người yêu cầu phải xuất trình các giấy tờ cần thiết trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký chứng nhận.

Bước 5: Nhận kết quả.

Người có yêu cầu công chứng được nhận lại kết quả trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc. Trường hợp đặc biệt theo quy định thời hạn giải quyết sẽ được kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp 2: Các bên không thống nhất được quan điểm

Con riêng và các đồng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế. Lúc này, một trong các bên phải làm thủ tục khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế đang tranh chấp. Trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Người khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ. Ví dụ như: Đơn khởi kiện; Căn cước công dân; Sổ đỏ. Hoặc các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất khác. Giấy khai sinh; giấy chứng nhận kết hôn; …

Bước 2. Nộp đơn khởi kiện.

Người khởi kiện nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có thẩm quyền. Trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngoài thì nộp đơn lên Tòa án cấp tỉnh.

Bước 3. Nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện phải nộp đủ tiền và nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án.

Bước 4. Tòa án tiến hành giải quyết vụ án.

Khi người khởi kiện đã nộp đủ các giấy tờ, tài liệu thì Tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Kết quả nhận được là bản án hoặc quyết định do Tòa án ban hành. Thời gian giải quyết đối với trường hợp này thường kéo dài từ 04 – 06 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.

Liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ pháp luật thừa kế – di chúc. 

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị nghiên cứu, tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thừa kế. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý như:

  • Tư vấn pháp luật thừa kế. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng giải đáp các thắc mắc liên quan đến lĩnh vực này.
  • Giải quyết tranh chấp về thừa kế. Chúng tôi sẵn sàng nhận ủy quyền hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến: Nhà ở, đất ở, đất nông nghiệp, sổ tiết kiệm, vàng, ….. tại UBND/Tòa án cho từng trường hợp cụ thể.
  •  Lập di chúc theo yêu cầu. Với chuyên môn cao, chúng tôi tự tin cung cấp các mẫu di chúc chuẩn theo quy định. Tư vấn, hỗ trợ khách hàng lập di chúc, lưu trữ di chúc đã lập
  • Khai nhận di sản thừa kế. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ khách hàng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

Liên hệ với chúng tôi.

Chúng tôi có trụ sở chính tại Tp. Hà Nội, đồng thời cũng có văn phòng trải đều tại các chi nhánh Hà Tĩnh, Tp. Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… Vì vậy, chúng tôi tự tin sẽ hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *