CÁC TRƯỜNG HỢP BỊ TƯỚC QUYỀN THỪA KẾ


Tước quyền thừa kế là nội dung mà nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về nó. Trên thực tế, rất nhiều người đang hiểu tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế là một. Tuy nhiên, tước quyền thừa kế là một khái niệm riêng biệt về việc loại bỏ quyền thừa kế. Việc hiểu đúng về bản chất của tước quyền thừa kế có thể giúp bảo vệ quyền thừa kế của mình, tránh bị mất quyền lợi hợp pháp. Vậy tước quyền thừa kế là gì? Trường hợp nào bị tước quyền thừa kế? Trung tâm Di chúc Việt Nam sẽ giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây. Khách hàng cũng có thể liên hệ theo số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Tước quyền thừa kế là gì?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về khái niệm tước quyền thừa kế. Do đó, chúng ta có thể hiểu như sau:

Tước là hành động lấy đi, không cho sử dụng. Tước quyền là việc chính thức loại bỏ, hạn chế quyền của một cá nhân, tổ chức. Thông thường cá nhân, tổ chức sẽ bị tước quyền khi có hành vi vi phạm pháp luật. Các quyền bị tước có thể là quyền công dân, quyền thừa kế,…. Những quyền này đáng lẽ thuộc về người được hưởng quyền nếu không có hành vi vi phạm. Việc tước quyền phải được thực hiện theo pháp luật quy định.

Việc tước quyền được thể hiện trong một số nội dung quy định pháp luật. Ví dụ: Điều 621 BLDS 2015 quy định về tước quyền thừa kế; Luật cán bộ, công chức 2008 có các quy định về tước quyền đối với cán bộ, công chức vi phạm đạo đức.

Như vậy, tước quyền thừa kế là việc pháp luật loại bỏ quyền hưởng di sản của một người thừa kế hợp pháp. Việc tước quyền xảy ra khi người thừa kế vi phạm quy định về đạo đức, pháp luật. Việc tước quyền thừa kế thực hiện dựa trên căn cứ theo quy định tại BLDS 2015. Mục đích là để loại trừ quyền thừa kế đối với những người không xứng đáng. Ngoài ra, cũng đảm bảo quyền lợi những đồng thừa kế và duy trì trật tự xã hội.

Các trường hợp bị tước quyền thừa kế
Các trường hợp bị tước quyền thừa kế – Liên hệ tư vấn 0963.673.969 (Zalo)

Phân biệt tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế

Tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế thường bị nhầm lẫn với nhau. Lý do là vì hai khái niệm có sự giống nhau về hậu quả pháp lý. Đó là đều làm loại bỏ, hạn chế quyền thừa kế của người thừa kế hợp pháp. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:

Truất quyền thừa kế

  • Về chủ thể có quyền: Việc truất quyền thừa kế do người để lại di sản quyết định. Người để lại di sản có quyền định đoạt di sản của mình. Do đó, họ có thể tự do quyết định ai được hưởng di sản.
  • Về căn cứ thực hiện: Căn cứ vào ý chí của người lập di chúc. Thông thường, người lập di chúc sẽ truất quyền thừa kế nếu thấy người thừa kế có các hành vi trái đạo đức, trái pháp luật xâm phạm đến quyền lợi của người lập di chúc hoặc các đồng thừa kế khác.
  • Về điều kiện thực hiện: Ý chí truất quyền thừa kế phải được thể hiện rõ ràng, công khai. Truất quyền thừa kế căn cứ vào ý chí của người lập di chúc. Do đó, nội dung truất quyền phải có văn bản thể hiện, có thể là trong di chúc hoặc văn bản được người lập di chúc xác nhận

Tước quyền thừa kế

  • Về chủ thể thực hiện: Việc tước quyền thừa kế được thực hiện theo quy định pháp luật. Do đó, Toà án là chủ thể ra quyết định về việc tước quyền thừa kế di sản.
  • Về căn cứ thực hiện: Việc tước quyền thừa kế thực hiện khi người thừa kế có hành vi vi phạm pháp luật. Nội dung này dựa trên căn cứ tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015.
  • Về hình thức thể hiện: Việc tước quyền được xem xét, quyết định bởi Toà án. Do đó, nội dung tước quyền thừa kế thể hiện trong Quyết định được ban hành bởi Toà án.

Trên đây là những đặc điểm của tước quyền thừa kế và truất quyền thừa kế. Những nội dung trên đã thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức loại bỏ quyền thừa kế. Theo đó, có thể phân biệt hai hình thức theo các tiêu chí sau:

Bảng so sánh:

Tiêu chíTruất quyền thừa kếTước quyền thừa kế
Căn cứÝ chí của người để lại di sảnQuy định pháp luật
Chủ thểNgười để lại di sảnToà án
Hình thức thể hiệnTrong nội dung di chúcQuyết định của Toà án
Mục đíchBảo vệ quyền lợi của người lập di chúc và những người thừa kế khácBảo vệ trật tự pháp luật và quyền lợi của những người liên quan

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Các trường hợp bị tước quyền thừa kế

BLDS 2015 quy định các trường hợp không được hưởng quyền thừa kế. Theo đó, căn cứ tước quyền theo khoản 1 Điều 621 BLDS như sau:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Những quy định trên là căn cứ xác định người thừa kế không có quyền hưởng di sản. Toà án xác định người thừa kế thuộc một trong các trường hợp nêu trên để thực hiện việc tước quyền. Mục đích là để đảm bảo di sản được phân chia cho người xứng đáng và bảo vệ quyền lợi những người liên quan.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Có được hưởng thừa kế theo di chúc khi bị tước quyền thừa kế

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm Di chúc Việt Nam, tôi là Nguyễn Sĩ H, hiện đang ở Bắc Ninh. Bố mẹ tôi có hai người con, hiện đang sinh sống cùng với em trai tôi. Trong thời gian đó, vợ chồng em trai tôi không quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng bố mẹ. Thậm chí còn có lần còn xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối với bố mẹ. Biết việc đó, tôi đã đón bố mẹ về ở với mình để tiện thực hiện việc phụng dưỡng. Hiện nay bố tôi đang muốn lập di chúc để lại di sản cho em trai tôi vì là con út trong gia đình. Vậy tôi muốn hỏi rằng hành vi của em trai tôi có bị tước quyền thừa kế không? Nếu có thì bố tôi có thể để lại tài sản cho em trai tôi không?

Với vấn đề trên, Trung tâm Di chúc Việt Nam xin trả lời như sau: 

Về việc tước quyền thừa kế của người em trai

Để xác định đủ điều kiện tước quyền, anh cần cung cấp các bằng chứng cụ thể về hành vi của em trai anh để đánh giá. Trường hợp hành vi xúc phạm của em trai anh xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của bố mẹ anh thì hoàn toàn có căn cứ tước quyền thừa kế. Có thể xác định các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm theo Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như: xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm,… Trường hợp có căn cứ, anh có thể yêu cầu tước quyền thừa kế của em trai anh. Toà án sẽ xem xét và ra Quyết định tước quyền thừa kế trong trường hợp có căn cứ.

Về quyền hưởng di sản khi bị tước quyền thừa kế

Việc tước quyền thừa kế được thực hiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, về góc độ lý luận, thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người có quyền thừa kế, thể hiện bằng văn bản là di chúc. Do di sản thuộc quyền sở hữu của người để lại nên họ có toàn quyền định đoạt. Nội dung này cũng được quy định trong pháp luật dân sự. Theo đó, khoản 2 Điều 621 BLDS 2015 quy định như sau:

“2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”

Nội dung quy định này nhằm mục đích đảm bảo toàn bộ quyền sở hữu của người để lại di sản, đặc biệt là quyền định đoạt. Do đó, dù cho em trai anh bị tước quyền thừa kế thì vẫn được hưởng di sản nếu được bố anh đồng ý để lại di sản.

Trên đây là trả lời đối với thắc mắc của anh. Trường hợp có vấn đề gì chưa rõ anh có thể liên hệ để được tư vấn rõ hơn. Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Đã nhận di sản có thể yêu cầu tước không?

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm Di chúc Việt Nam, tôi là D hiện đang sinh sống tại Nghệ An. Bố mẹ tôi có 3 người con, tôi là con út. Thời điểm năm 2023 mẹ tôi mất không để lại di chúc. Chúng tôi đã yêu cầu chia di sản thừa kế và đã được phân chia theo pháp luật. Đến đầu tháng 11/2024, tôi phát hiện mẹ tôi có để lại di chúc không để lại tài sản cho anh H – con cả. Tuy nhiên anh H biết việc mẹ tôi để lại di chúc và đã giấu đi không cho ai biết nhằm mục đích hưởng một phần di sản. Nay di sản đã được phân chia, vậy tôi phải làm gì để đòi lại? Có được tước quyền thừa kế của anh H không?

Với vấn đề trên, Trung tâm Di chúc Việt Nam xin trả lời như sau:

Việc tước quyền được thực hiện trên căn cứ tại Điều 621 BLDS 2015. Hậu quả pháp lý của tước quyền thừa kế là loại bỏ quyền thừa kế. Theo đó, người bị tước quyền sẽ không được nhận di sản.

Đối với hành vi che giấu di chúc để hưởng di sản của anh H đã đủ căn cứ tước quyền thừa kế. Pháp luật dân sự chỉ quy định về căn cứ tước quyền và không quy định về thời điểm yêu cầu. Do đó, trường hợp anh H đã nhận tài sản thì anh vẫn có thể yêu cầu tước quyền.

Bị tước quyền thừa kế sau khi phân chia di sản xử lý thế nào?

Pháp luật dân sự chỉ quy định về căn cứ tước quyền và không quy định về thời điểm yêu cầu. Do đó, trường hợp đã phân chia di sản vẫn có thể yêu cầu tước quyền thừa kế. Việc tước quyền sau khi phân chia di sản sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:

  • Mất quyền thừa kế: đây là hậu quả pháp lý cơ bản khi bị tước quyền thừa kế.
  • Giao lại phần di sản đã nhận: người bị tước quyền phải giao lại toàn bộ phần di sản đã nhận. Ngoài ra cũng phải chịu các chi phí khác như bồi thường thiệt hại, chi phí trong quá trình thu hồi tài sản,…
  • Các hậu quả khác: việc bị tước quyền sẽ dẫn theo nhiều hệ luỵ đi kèm. Có thể kể đến như: ảnh hưởng đến danh dự, uy tín; gây mâu thuẫn trong gia đình;… Thậm chí còn bị xem xét trách nhiệm pháp lý tương ứng với hành vi vi phạm.

Do đó, nếu bị tước quyền theo các căn cứ Điều 621 BLDS 2015 thì người bị tước quyền phải thực hiện giải quyết, khắc phục đối với những hậu quả pháp lý nêu trên. Tuy nhiên, nếu không đồng tình đối với căn cứ tước quyền thì có thể yêu cầu xác minh lại để bảo vệ quyền lợi của mình.

Khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến Thừa kế, Di chúc.

Trung tâm tư vấn pháp luật Thừa kế – Di chúc

Luật sư tư vấn thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách – Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Trung tâm di chúc Việt Nam được thành lập với sứ mệnh hỗ trợ người dân trong lĩnh vực liên quan đến Thừa kế – Di chúc như sau:

  • Tư vấn pháp luật thừa kế tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo di chúc;
  • Lưu trữ, công bố di chúc;
  • Thẩm định, kiểm tra di chúc đã lập;
  • Hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế;
  • Giải quyết các tranh chấp thừa kế đất đai;
  • Giải quyết tranh chấp liên quan đến di chúc, thừa kế.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu, nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi tự tin có thể giải đáp các thắc mắc, vấn đề của khách hàng. Khách hàng sẽ được bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp khi sử dụng dịch vụ Luật sư của Trung tâm di chúc. Chúng tôi có văn phòng tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với đó là đội ngũ Luật sư hỗ trợ khắp 63 tỉnh thành trên cả nước. Do đó chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời khi khách hàng có nhu cầu.

Liên hệ Luật sư

Hiện nay Trung tâm di chúc có thể cung cấp dịch vụ trên phạm vi toàn quốc. Chúng tôi rất hân hạnh khi được phục vụ, hỗ trợ giải quyết các vấn đề pháp lý cho khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *