HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ THỪA KẾ THẾ VỊ


Xoay quanh vấn đề thừa kế, Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể nội dung liên quan đến thừa kế thế vị. Quy định này ra đời nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của những người thân thích của người thừa kế. Vậy thừa kế thế vị là gì? Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào? Làm thủ tục nhận thừa kế thế vị tại đâu? Những nội dung liên quan đến quy định về thừa kế thế vị sẽ được Trung tâm di chúc gửi đến quý bạn đọc bài viết ” Hướng dẫn áp dụng quy định về thừa kế thế vị” dưới đây. Mọi tư vấn chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn cụ thể trường hợp riêng của bạn.

Thừa kế thế vị là gì?

Thừa kế thế vị được quy định rõ tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Hiểu đơn giản, thừa kế thế vị là việc người để lại di sản và con của họ chết trước hoặc cùng thời điểm với họ thì cháu sẽ được hưởng phần di sản thừa kế tương ứng của cha, mẹ nếu còn sống.

Trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm thì chắt sẽ được hưởng phần di sản đó.

Ví dụ: Ông Trần Xuân S cùng anh Trần Xuân P – con trai ông S tham gia giao thông không may bị xe tải tông thẳng vào xe và tử vong. Anh Trần Xuân P có 02 người con là Trần Xuân B và Trần Thị M. Nay ông S và anh P bị tai nạn giao thông và chết cùng thời điểm. Vì vậy, 02 con là B và M sẽ được nhận thừa kế thế vị của P. Phần di sản nếu P còn sống sẽ được nhận thì nay B và M sẽ là người được hưởng phần di sản thừa kế đó.

Hướng dẫn áp dụng quy định về thừa kế thế vị
Hướng dẫn áp dụng quy định về thừa kế thế vị – Tổng đài tư vấn 0963.673.969 (Zalo)

Xem thêm: Thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị được áp dụng trong trường hợp nào?

Tình huống tư vấn.

Chào Trung tâm di chúc, tôi có 1 vài thắc mắc mong muốn luật sư giải đáp. Gia đình tôi có 4 anh chị em, anh trai cả đã mất cách đây mấy chục năm. Nay bố tôi bệnh nặng qua đời, có để lại 3 thửa đất mặt tiền, giáp đường quốc lộ. Sau khi bố tôi mất, vì không để lại di chúc nên gia đình thống nhất chia mỗi anh em 1 thửa. Nhưng khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, công chứng viên yêu cầu cung cấp thêm thông tin và ý kiến của con trai anh cả. Họ bảo cháu tôi là thuộc trường hợp thừa kế thế vị của anh trai cả. Tôi không hiểu về thừa kế thế vị này áp dụng như thế nào?

Mong Luật sư tư vấn hỗ trợ để gia đình hiểu thêm về việc này.

Trung tâm di chúc trả lời.

Thừa kế thế vị được áp dụng khi đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Cha/mẹ chết trước hoặc cùng thời điểm với ông/bà (cụ) – người để lại di sản;
  • Con thế vị cha, mẹ để hưởng di sản của ông bà hoặc chắt thế vị cho cha, mẹ để hưởng di sản của các cụ;
  • Cha hoặc mẹ của người thừa kế thế vị có quyền được hưởng di sản của người mất;
  • Người nhận di sản thừa kế không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản;
  • Cháu, chắt là người thừa kế thế vị của người để lại di sản phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc chưa ra đời nhưng đã thành thai vào thời điểm ông, bà, cụ mất.

Nếu cháu trai bạn đáp ứng được các tiêu chí trên thì sẽ là người thừa kế thế vị của anh trai bạn được hưởng phần di sản thừa kế tương ứng với phần bố cháu được hưởng nếu còn sống.

Liên hệ Luật sư, chuyên viên pháp lý của Trung tâm di chúc qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn chuyên sâu về vấn đề thừa kế, lập di chúc.

Hàng thừa kế thế vị gồm những ai?

Vợ, con dâu có được hưởng thừa kế thế vị không?

Thừa kế thế vị chỉ áp dụng với đối tượng hưởng thừa kế là cháu/chắt của người để lại di sản. Vì vậy, vợ và con dâu không thuộc trường hợp thừa kế thế vị.

Vợ của người để lại di sản thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật, thuộc hàng thừa kế thứ nhất, theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Ngoài ra trường hợp người để lại di sản chết có lập di chúc, nếu người vợ không được hưởng di sản thì vẫn được chia di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.

Xem thêm: Quyền thừa kế thuộc về những ai? Ai không được thừa kế.

Con nuôi có được hưởng thừa kế thế vị không?

Tình huống tư vấn.

Chào Luật sư, tôi cần tư vấn về vấn đề chia thừa kế của gia đình chúng tôi. Bố mẹ tôi ở cùng gia đình em trai út tại Hà Giang, năm ngoái khu vực gia đình tôi sinh sống bị sạt lở nghiêm trọng. Gia đình tôi không may mắn nên bố, mẹ, vợ chồng em trai út và cháu nhỏ đều thiệt mạng. Khi đã lo liệu xong tang lễ, tôi tiến hành khai nhận di sản thừa kế của bố mẹ. Hiện gia đình chỉ còn tôi là con ruột và một cháu trai 19 tuổi là con nuôi của vợ chồng e trai út. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có được nhận toàn bộ tài sản của bố, mẹ tôi để lại hay không? Mong Luật sư tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Luật sư hỗ trợ giải đáp.

Chào bạn, trước tiên chúng tôi rất lấy làm tiếc khi sự việc không mong muốn xảy đến với gia đình. Đối với trường hợp của bạn cần làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, con nuôi phải được đăng ký nhận nuôi đúng theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010.

Kể từ ngày xác lập việc nhận nuôi, giữa con nuôi và cha mẹ nuôi sẽ có các quyền, nghĩa vụ như con ruột với cha mẹ ruột. Đồng thời, giữa con nuôi với các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác.

Thứ hai, con nuôi không thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Nếu đáp ứng các điều kiện trên, cháu nuôi vẫn được hưởng thừa kế thế vị của em trai bạn. Cháu nuôi sẽ được hưởng phần di sản bằng với phần di sản mà nếu bố, mẹ nuôi còn sống được hưởng. Còn bạn sẽ nhận phần di sản tương ứng của bố bạn để lại theo quy định pháp luật về thừa kế.

Có được thừa kế thế vị theo di chúc không?

Tình huống

Cụ Nguyễn Văn A có 1 thửa đất rộng 5000m2, cụ đã lập di chúc để lại phần di sản này cho con trai là ông Nguyễn Văn B. Không may ông B bị bệnh nặng qua đời. Vì thương nhớ con trai cụ A cũng ốm nặng và qua đời sau đó 1 tháng. Trước khi qua đời cụ A không sửa lại di chúc. Ông Nguyễn Văn B có một con gái là chị Nguyễn Thị C. Nay chị C tìm gặp Trung tâm di chúc để được tư vấn về quyền lợi của mình đối với di sản thừa kế của ông nội. 

Trung tâm tư vấn

Theo quy định pháp luật thừa kế thế vị chỉ đặt ra trong trường hợp thừa kế theo pháp luật. Do đó, thừa kế thế vị không phát sinh từ thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, trường hợp di chúc vô hiệu hoặc vô hiệu từng phần thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Đồng nghĩa sẽ phát sinh thừa kế thế vị. 

Đối với trường hợp trên, cụ A để lại toàn bộ thửa đất 5000m2 đất cho ông B. Tuy nhiên, ông B chết trước cụ A và cụ A cũng không tiến hành sửa lại di chúc về người hưởng thừa kế của mình. Di chúc này sẽ bị vô hiệu do không còn người hưởng thừa kế. Vì vậy, di sản thừa kế của cụ A sẽ được chia theo quy định pháp luật.

Di sản sẽ được chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết. Bao gồm vợ/chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất). Vì vậy, con của ông B, tức chị C, sẽ được hưởng quyền thừa kế thế vị đối với phần di sản mà ông B lẽ ra được hưởng từ cụ A khi chia theo pháp luật. Quyền thừa kế thế vị được áp dụng khi con của người để lại di sản đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, và trong trường hợp này, chị C sẽ thay thế ông B để nhận di sản từ cụ A.

Trường hợp khách hàng còn thắc mắc về thừa kế thế vị. Vui lòng liên hệ theo hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.

Làm thủ tục nhận thừa kế thế vị tại đâu?

Tình huống tư vấn.

Chào Luật sư, tôi muốn tham khảo thủ tục thừa kế tài sản của ông nội tôi để lại. Cụ thể, bố tôi mất năm 2015 vì ung thư, ông nội tôi mất năm 2020 do bệnh nặng. Tài sản ông để lại có 1 thửa đất rộng 7000m2 tại Đông Anh. Ông tôi còn có 2 người con đang ở Thường Tín. Sau khi ông mất gia đình tôi đã họp và thống nhất tự chia di sản thừa kế của ông thành 3 phần, trong đó tôi được hưởng 1 phần theo suất của bố tôi nếu còn sống. Tôi nghe nói trường hợp của tôi là thừa kế thế vị.

Hiện tại gia đình tôi đang mong muốn chia thừa kế tài sản trên. Tuy nhiên, chúng tôi không biết thực hiện ở đâu, mong luật sư tư vấn. Xin cảm ơn.

Trung tâm di chúc giải đáp.

Chào bạn, đối với trường hợp của gia đình bạn, có thể tiến hành thực hiện thủ tục nhận thừa kế hoặc Thỏa thuận phân chia tại Tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân nơi có đất.

Thủ tục thừa kế đất đai tại Tổ chức hành nghề công chứng.

 Chuẩn bị hồ sơ.

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế ;
  • Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (Căn cước công dân, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, xác nhận thông tin cư trú…);
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Giấy chứng tử của cha mẹ người để lại di sản (nếu cha mẹ đã mất);
  • Di chúc (nếu có);
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản);
  • …..

Hồ sơ trên sẽ được nộp tại tổ chức hành nghề công chứng. Đối với những giấy tờ nộp bản sảo quý khách hàng cần mang theo bản chính để tiến hành đối chiếu.

Xem thêm: Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đúng quy định

Thủ tục thừa kế đất đai tại Ủy ban nhân dân nơi có đất.

Chuẩn bị hồ sơ.

  • Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (CCCD, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, xác nhận thông tin cư trú…);
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • Giấy chứng tử của cha mẹ người để lại di sản (nếu cha mẹ đã mất);

Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân để tiến hành thủ tục chứng thực việc khai nhận thừa kế/chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia.

Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn khai nhận di sản thừa kế toàn quốc – Liên hệ hotline 0963.673.969 (Zalo)

Luật sư chuyên về thừa kế – Di chúc.

Luật sư thừa kế giỏi.

Trung tâm di chúc Việt Nam với đội ngũ Luật sư chuyên môn cao. Có nhiều kinh nghiệm trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trên thực tế. Luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ pháp lý với chất lượng tốt nhất, chi phí dịch vụ phù hợp nhất.

  • Luật sư tư vấn, giúp khách hàng xác định những thuận lợi, khó khăn khi khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế. Từ đó đưa ra được phương án định hướng giải quyết vụ án ban đầu.
  • Hỗ trợ, nhận uỷ quyền giúp khách hàng thu thập chứng cứ và tài liệu cần thiết để xây dựng hồ sơ khởi kiện.
  • Soạn thảo bản ý kiến cho khách hàng. Đưa ra phương án để khách hàng đàm phán, thỏa thuận với các bên tranh chấp
  • Tham gia tố tụng tại Tòa án, bảo vệ quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Trung tâm di chúc Việt Nam. Nếu cần tư vấn thêm về cách giải quyết tranh chấp thừa kế. Bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

PTN.

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *