Hiện nay, di tặng được rất nhiều người lựa chọn để thể hiện tình cảm, sự quý mến của một người sau khi mất. Nó mang nhiều ý nghĩa kỷ niệm và tinh thần của người để lại di sản. Tuy nhiên nhiều người đang thăc mắc ai là người có quyền tặng di sản? Di tặng khác di chúc, khác tặng cho tài sản như thế nào? … Tất cả những vấn đề này sẽ được Trung tâm di chúc giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Ngoài ra bạn đọc có thể liên lạc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Di tặng là gì?
Một trong những truyền thống đặc trưng của người người Việt Nam ta là sống rất trọng tình cảm. Luôn hướng về cội nguồn, hướng về gia đình và hướng về quê hương. Điều này được thể hiện rõ khi một người mất đi, họ thường để lại tài sản cho những người ở lại. Ngoài những người thân trong gia đình, họ còn dành tặng cho những người họ yêu quý như bạn bè thân thiết, họ hàng xa,… Đây được gọi là di tặng.
Bộ luật dân sự 2015 đã đưa ra định nghĩa về vấn đề này. Theo đó, “Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc này phải được ghi rõ trong di chúc”.
Di tặng thường mang ý nghĩa kỉ niệm nhiều hơn. Nó thể hiện ý nghĩa tinh thần hơn là các giá trị về mặt vật chất. Di sản dành cho di tặng là phần tài sản của người chết để lại, được trích từ khối di sản thừa kế, nhằm dịch chuyển cho người được tặng.
Qua đó có thể hiểu: “Di tặng là việc người để lại di sản dành một phần trong số di sản để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong di chúc có hiệu lực pháp luật.”
Khách hàng cần hỗ trợ soạn thảo văn bản để di tặng tài sản nhà đất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Di tặng tài sản thừa kế thực hiện khi nào?
Bộ luật Dân sự quy định rằng người lập di chúc có thể dành một phần di sản để tặng cho người khác. Di tặng là một nội dung trong di chúc, phải được ghi rõ trong di chúc. Việc tặng được thể hiện qua việc trước khi chết, người để lại di sản đã lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc này thường mang ý nghĩa kỷ niệm. Người được tặng là những người mà người lập di chúc dành tình cảm quý mến, thân thương. Đây đơn thuần là sự thể hiện tình cảm của người lập di chúc muốn dành một phần tài sản của mình cho người mà họ quý mến trước khi qua đời.
Xuất phát từ tâm lý, sức khỏe cũng như tuổi tác. Người để lại tài sản thường lập di chúc đề phòng sau này mất đi, tài sản của họ cũng sẽ được để lại cho người được hưởng thừa kế theo đúng mong muốn và nguyện vọng của họ.
Như vậy, người để lại di sản thường để lại tài sản khi tuổi tác đã cao, sức khỏe yếu. Trong một số trường hợp khác vì đề phòng rủi ro. Ngoài ra,còn phụ thuộc vào khả năng, nhu cầu, ý chí nguyện vọng của người lập di chúc.
Ai có quyền di tặng tài sản?
Tình huống.
Tôi tên là Nguyễn Trọng T. Tôi có người anh trai tên là Nguyễn Trọng B năm nay 80 tuổi. Anh tôi vẫn còn minh mẫn sáng suốt. Tuy nhiên gần đây sức khỏe của anh ngày càng yếu. Anh tôi có khối tài sản gồm 1 mảnh đất tại ở Cẩm xuyên, 1 mảnh đất ở Can Lôc, 1 chiếc ô tô Ford mua từ năm 2018 và khoản tiền gửi Ngân hàng. Nay anh tôi có nguyện vọng lập di chúc để lại nhà đất và khoản tiền gửi ngân hàng cho các con. Còn về ô tô, anh tôi muốn để lại cho tôi. Tôi đang thắc mắc không biết việc anh tôi định đoạt như vậy có được hay không?
Trung tâm tư vấn.
Di tặng là một phần nội dung trong nội dung của di chúc. Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người để lại di sản phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Người muốn di tặng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người lập di chúc để tặng cho tài sản phải minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu muốn di tặng tài sản phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Ngoài ra, theo quy định pháp luật, người muốn tặng phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Theo đó, quyền tặng di sản của của người lập di chúc xuất phát từ quyền sở hữu của người này đối với những tài sản của họ khi còn sống. Có thể hiểu rằng di tặng chính là sự thể hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc.
Như vậy, trường hợp của anh trai anh hoàn toàn có quyền di tặng một phần di sản là chiếc ô tô cho anh.
Trường hợp bạn không biết ai là người có quyền di tặng tài sản. Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Di tặng và di chúc có gì khác nhau?
Tình huống.
Chào Trung tâm di chúc, tôi năm nay 60 tuổi có hai người con gái. Tôi có khối tài sản gồm 1 mảnh đất tại huyện Ba Vì và một khoản tiền tiết kiệm. Tôi có tham gia một tổ chức từ thiện tại địa phương thường xuyên đi giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Gần đây sức khỏe tôi đi xuống không thường xuyên tham gia. Tôi đã nghĩ đến việc lập di chúc và có tìm hiểu qua. Tôi muốn định đoạt một phần số tiền tiết kiệm cho tổ chức từ thiện. Phần còn lại chia đều cho các con. Tuy nhiên việc định đoạt một phần tài sản cho tổ chức có được không? Nội dung này khác gì di chúc thông thường?
Trung tâm tư vấn.
Theo quy định tại Điều 646 Bộ luật dân sự 2015, di tặng là một phần nội dung của di chúc nên tài sản để tặng là một phần tài sản của người lập di chúc để lại. Do đó, hiệu lực của di tặng phụ thuộc rất lớn vào hiệu lực của di chúc.
Di tặng cũng giống như các phần định đoạt tài sản khác mà người lập di chúc để lại cho những người thừa kế. Đó cũng là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc muốn chuyển dịch tài sản của mình cho những người còn sống khác bởi đó là tài sản thuộc quyền sở hữu của người lập di chúc khi còn sống và do đó họ có quyền định đoạt đối với những tài sản này. Vì vậy việc di tặng tài sản cho quỹ của ông/bà là hoàn toàn hợp pháp.
Mặc dù vậy, di chúc và di tặng cũng khác nhau một số điểm sau:
Về bản chất.
- Di tặng được lập dựa trên việc người để tài sản xuất phát từ tình cảm yêu mến muốn dành tặng một phần di sản sau khi qua đời cho người khác. Thông thường người được nhận di sản không có quan hệ hôn nhân, huyết thống. Còn di chúc là việc thể hiện ý chí, mong muốn của người để lại di sản sau khi qua đời cho người được thừa kế. Những người được hưởng thừa kế theo di chúc thường là con cái, bố mẹ, vợ chồng,…
Về nghĩa vụ.
- Đối với những người được tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được tặng. Còn đối với những người được thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi không vượt quá phần tài sản mà mình nhận được.
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc từ phía đội ngũ Luật sư. Hi vọng khách hàng có thể tham khảo và có sự lựa chọn tối ưu cho thắc mắc mình.
Trường hợp Quý khách hàng đang có vấn đề thắc mắc các quy định về di tặng tài sản. Vui lòng liên hệ Luật sư qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ giải đáp.
Phân biệt di tặng và tặng cho di sản thừa kế.
Có thể nhận thấy rằng di tặng và tặng cho di sản thừa kế đều là sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác. Đây đều là sự thể hiện ý chí của người có di sản để lại và người được hưởng di sản.
Tuy nhiên, giữa di tặng và tặng cho di sản thừa kế còn có sự khác biệt sau:
- Về quyền sở hữu. Đối với di tặng tài sản, người để lại di sản chính là chủ sở hữu của tài sản đó. Còn đối với tặng cho di sản thừa kế thì người tặng cho chưa phải là người chủ sở hữu của tài sản tặng cho. Người tặng cho di sản thừa kế là người có quyền được hưởng phần di sản mà người chết để lại. Loại tài sản này được xác định được xác định trên cơ sở thỏa thuận phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thỏa thuận phân chia di sản được tiến hành sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố.
- Về thời điểm khi thực hiện. Di tặng trong di chúc là ý chí của người lập di chúc, người tặng quyết định chuyển giao một phần tài sản của mình cho một người khác theo ý muốn đã lập trong di chúc khi họ còn sống. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm người để lại di sản chết. Còn tặng cho di sản thừa kế được thực hiện sau khi người để lại di sản qua đời. Quyền tặng cho chỉ xuất hiện sau khi thỏa thuận về phần quyền hưởng di sản mà người thừa kế được hưởng.
Ngoài ra, di tặng là một nội dung của di chúc.
Di chúc thể hiện ý chí, mong muốn của người để lại di sản. Còn tặng cho di sản thừa kế là ý chí của người được hưởng thừa kế. Được thể hiện qua Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Tất cả những người được hưởng thừa kế đều tham gia thỏa thuận phân chia di sản để lại.
Ví dụ.
Ông Bùi Văn Nam và bà Nguyễn Thị Hạnh có 1 người con hiện đang định cư ở tại Mỹ. Ngoài ra ông Nam còn có 1 em gái không có chồng con đang ở với ông bà. Sau khi qua đời, ông bà muốn để lại di sản cho con trai và em gái của ông Nam. Ông Nam đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản là tiền gửi tiết kiệm cho con trai. Di tặng căn nhà đang ở cho em gái vì em gái không có nhà nào khác. Sau khi ông bà mất, con trai đang định cư tại Mỹ không trở về Việt Nam được. Vì vậy đã tặng cho toàn bộ tài sản thừa kế mà mình được hưởng cho em gái bố.
Quý khách hàng cần lập di chúc để di tặng tài sản theo đúng quy định pháp luật. Hãy liên hệ ngay Trung tâm di chúc theo số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Luật sư tư vấn thủ tục di tặng tài sản.
Trung tâm Di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay Trung tâm di chúc Việt Nam đang cung cấp một số dịch vụ như:
- Tư vấn pháp luật về thừa kế: chúng tôi có đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý có chuyên môn sâu và kinh nghiệm phong phú trong lĩnh vực thừa kế, di chúc. Do đó, Trung tâm di chúc luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết vấn đề cho khách hàng;
- Soạn thảo, lập di chúc: Trung tâm di chúc Việt Nam có thể hỗ trợ khách hàng soạn thảo, lập di chúc với nhiều hình thức: di chúc công chứng, di chúc viết tay… Ngoài ra chúng tôi còn có thể cung cấp cho khách hàng các mẫu di chúc;
- Lưu trữ di chúc: hiện nay chúng tôi có hệ thống trụ sở, chi nhánh trên khắp cả nước cung cấp dịch vụ lưu trữ di chúc an toàn, bảo mật cho khách hàng;
- Thẩm định di chúc: trường hợp khách hàng có băn khoăn về di chúc đã lập thì có thể liên hệ với Trung tâm di chúc Việt Nam để được Luật sư thẩm định. Luật sư sẽ thẩm định xem di chúc của khách hàng có đủ điều kiện hay không?
- Khai nhận di sản thừa kế: Hỗ trợ khách hàng khai nhận di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết tranh chấp: Đại diện tham gia tố tụng để giải quyết tranh chấp di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng cung cấp các dịch vụ khác có liên quan như:
- Dịch vụ Luật sư, Công chứng,
- Thừa phát lại, lập vi bằng,
- Giám định chữ ký…
Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật về di chúc được tiếp nhận 24/7 qua Hotline 0963.673.969 (Zalo).
Tổng đài tư vấn pháp luật thừa kế.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: trungtamdichuc.com – luathungbach.vn
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!