NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LẬP DI CHÚC TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?


Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải đáp ứng một số điều kiện về hình thức, nội dung, năng lực của người lập di chúc thì mới đảm bảo tính hiệu lực của di chúc. Vậy, trường hợp người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam thì có được không? Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để lập di chúc? Cách lập di chúc cho người nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Trung tâm di chúc Việt Nam để hiểu rõ hơn về nội dung này. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn cụ thể hơn.

Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam được không?

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm di chúc Việt Nam! Tôi có thắc mắc như sau: Tôi là người có quốc tịch Đức, hiện đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Nay tôi muốn lập di chúc, để lại các tài sản của tôi cho một người bạn của tôi, sau này người đó có thể thay tôi làm các công việc thiện nguyện khi tôi mất đi. Nhưng không biết là người nước ngoài như tôi thì có lập di chúc tại Việt Nam được không? Rất mong nhận được sự giải đáp của Trung tâm. Cảm ơn rất nhiều!

Tư vấn của Trung tâm

Trước tiên, xin cảm ơn Ông/Bà đã gửi yêu cầu tư vấn đến Trung tâm di chúc Việt Nam. Về nội dung này, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của pháp luật, bất kể cá nhân nào cũng đều có quyền định đoạt tài sản của mình thông qua việc để lại di chúc. Việc lập di chúc là một giao dịch dân sự mang bản chất của hành vi pháp lý đơn phương, thể hiện sự tự nguyện của cá nhân, nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác và chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết.

Tại Điều 625 của Bộ luật Dân sự 2015, việc lập di chúc yêu cầu người thực hiện phải đủ các điều kiện thì mới có quyền lập di chúc quyết định về tài sản của mình như:

  • Phải đủ từ 18 tuổi trở lên, với trường hợp người từ 15 đến 18 tuổi phải có sự giám sát của người giám hộ.;
  • Phải có tinh thần minh mẫn, sáng suốt trong quá trình lập di chúc;
  • Phải không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.

Và Điều 681 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

2. Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.

Như vậy, hiện tại pháp luật không hề có điều khoản quy định nào cấm người nước ngoài không được lập di chúc tại Việt Nam. Nên Ông/ Bà có thể thực hiện việc lập di chúc ở Việt Nam nhưng bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.

Luật sư di chúc
               Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam như thế nào? – 0963.673.969 (Zalo)

Lập di chúc để lại tài sản cho người nước ngoài được không?

Câu hỏi: “Tôi năm nay 70 tuổi, hiện đang ở Đà Nẵng. Tôi có một người con trai hiện tại đã định cư bên Mỹ và mang quốc tịch Mỹ. Nay tôi đến tuổi gần đất xa trời nên muốn lập di chúc để để lại nhà đất cho người con này có được không? Mong Luật sư tư vấn giúp?”

Tư vấn của Trung tâm

Chúng tôi đã nhận được câu hỏi của Ông/bà. Về nội dung này, Trung tâm di chúc tư vấn như sau:

Trong các quy định của pháp luật hiện hành, không có quy định cấm hay hạn chế người lập di chúc để lại di sản thừa kế cho người nước ngoài. Có thể thấy việc lập di chúc và chỉ định người được nhận di sản là quyền của người có tài sản. Vậy nên Ông/bà có thể lập di chúc cho con trai hiện đang ở nước ngoài và có quốc tịch nước ngoài được hưởng thừa kế tài sản của mình để lại.

Mặc dù pháp luật không cấm việc lập di chúc để lại tài sản cho người nước ngoài. Tuy nhiên, quyền nhận di sản của người nước ngoài hiện nay vẫn còn một số hạn chế liên quan tới bất động sản. Cụ thể như sau:

Đối với di sản thừa kế là đất ở

Việc thừa kế di sản này đối với người nước ngoài được quy định tại Luật Đất Đai. Theo đó, người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở khi nhận thừa kế. Nếu tất cả người nhận thừa kế đều là người nước ngoài. Trường hợp này sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế cho người khác.

Việc chuyển nhượng trong trường hợp trên được thực hiện như sau:

  • Người đứng tên trên hợp đồng chuyển nhượng là người nước ngoài;
  • Trường hợp tặng cho thì người nước ngoài là bên tặng cho. Lưu ý: người được tặng cho phải là thuộc đối tượng theo quy định.
  • Trường hợp chưa chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Đối với di sản thừa kế là nhà ở

Với tài sản là nhà ở thì người nước ngoài phải thuộc diện được sở hữu nhà ở theo quy định tại Luật Nhà ở 2014 thì mới có quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nếu không thì chỉ được hưởng giá trị của căn nhà đó.

Người nước ngoài được nhận thừa kế nhà ở tại Việt Nam gồm căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh phải đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 và khoản 3 điều 160 Luật Nhà ở 2014 là những người như sau:

  • Được phép nhập cảnh vào Việt Nam;
  • Không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự.

Lưu ý: người nước ngoài chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa chung cư. Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà…. Nếu không thuộc các trường hợp trên thì người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó.

Người nước ngoài chỉ được nhận thừa kế sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn nếu có nhu cầu. Thời hạn sở hữu nhà ở phải ghi rõ trong giấy chứng nhận.

Dịch vụ lập di chúc cho người nước ngoài tại Việt Nam

Các công việc Luật sư hỗ trợ khi lập di chúc

Dịch vụ tư vấn về lập di chúc.

  • Tư vấn về quyền của người lập di chúc – để lại di sản; các cách thức quản lý, phân chia di sản thừa kế sau khi chết;
  • Tư vấn về điều kiện để lập di chúc hợp pháp, hình thức và nội dung của di chúc;
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đối với tài sản riêng; tài sản chung vợ chồng; tài sản chung với các đồng sở hữu khác,…đảm bảo quyền định đoạt theo đúng quy định của pháp luật của người lập di chúc;
  • Tư vấn về quyền, nghĩa vụ của người làm chứng và các bên liên quan trong việc lập di chúc;
  • Tư vấn cách lưu trữ, huỷ bỏ nội dung di chúc; Trình tự công bố di chúc;
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến lập di chúc.

Dịch vụ lập di chúc

  • Tư vấn phương án lập di chúc;
  • Soạn thảo di chúc hợp pháp, đúng quy định của pháp luật thể hiện ý chí của Người để lại di sản thừa kế.
  • Liên hệ các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền làm thủ tục công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật luật về thừa kế.
  • Hướng dẫn thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực di chúc hoặc hướng dẫn chỉ định người làm chứng đối với di chúc cần phải có người làm chứng.
  • Hỗ trợ dịch vụ lưu trữ, công bố di chúc.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ Lập di chúc vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Phí dịch vụ lập di chúc

Chi phí dịch vụ thuê luật sư lập di chúc là một trong những băn khoăn của nhiều người khi muốn lập di chúc để lại di sản của mình cho những người thừa kế. Hiện nay, chưa có mức cụ thể cho chi phí thuê luật sư lập di chúc do còn liên quan đến nhiều thủ tục như công chứng chứng thực giấy tờ, mức độ phức tạp của hoạt động lập di chúc, tình trạng pháp lý của di sản thừa kế…

  • Phí Luật sư tư vấn sơ bộ về thừa kế, di chúc: Miễn phí – Liên hệ: 0963.673.969 (Zalo)
  • Mẫu di chúc điền tay đúng chuẩn quy định có kèm theo tài liệu hướng dẫn: 200.000 đồng/01 bộ.
  • Phí tư vấn pháp luật thừa kế, di chúc trực tiếp tại Văn phòng: 500.000 đồng/giờ.
  • Phí Luật sư tư vấn lập di chúc tại nhà: 1.000.000 đồng/giờ.
  • Phí tư vấn, soạn thảo di chúc trọn gói: Từ 1.500.000 đồng/ Di chúc.
  • Phí các dịch vụ khác về di chúc:
    • Dịch vụ Luật sư thẩm định di chúc: Từ 1.500.000 đồng/01 di chúc;
    • Dịch vụ lưu trữ di chúc tại Trung tâm di chúc Việt Nam: 500.000 đồng/05 năm;
    • Dịch vụ Luật sư hỗ trợ công bố di chúc: Từ 3.000.000 đồng/vụ việc;

Thủ tục thực hiện lập di chúc

Việc lập di chúc phải được thực hiện theo đúng thủ tục, yêu cầu của pháp luật. Do vậy, việc tìm cho mình một Luật sư hoặc đơn vị giỏi để tư vấn lập di chúc là điều vô cùng cần thiết. Thủ tục thực hiện khi người nước ngoài muốn lập di chúc tại Trung tâm di chúc Việt Nam như sau:

  • Bước 1: Liên hệ Luật sư tại Trung tâm di chúc Việt Nam để trình bày khái quát yêu cầu về việc lựa chọn dịch vụ cần hỗ trợ: Tư vấn cách lập di chúc; soạn thảo di chúc; lưu trữ di chúc; mua mẫu di chúc…
  • Bước 2: Luật sư tư vấn cho khách hàng các phương án lập di chúc để đảm bảo yêu cầu của khách hàng
  • Bước 3: Khách hàng cung cấp các thông tin đầy đủ về nhân thân, tài sản, người được hưởng di sản để Luật sư soạn thảo di chúc;
  • Bước 4: Luật sư tuyên bố nội dung di chúc, hướng dẫn khách hàng ký tên, điểm chỉ vào di chúc;
  • Bước 5: Luật sư giao lại di chúc đã lập cho khách hàng và hỗ trợ khách hàng lưu giữ di chúc.

Liên hệ Luật sư lập di chúc

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm di chúc Việt Nam hoặc cần Hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:

Tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với các vấn đề pháp lý phức tạp hoặc khách hàng có nhu cầu gặp trực tiếp Luật sư để được tư vấn cụ thể, hiểu rõ hơn về các vấn đề mà mình đang thắc mắc, thì quý khách hàng có thể đến trực tiếp văn phòng gần nhất tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đã Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra khách hàng có thể liên hệ qua các phương thức sau:

Người nước ngoài lập di chúc cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam, cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Giấy tờ nhân thân của người lập di chúc bao gồm: Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; thông tin cư trú.

Giấy tờ nhân thân của người hưởng di sản: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng; thông tin cư trú.

Giấy tờ chứng minh về tài sản:

  • Về bất động sản: Giấy tờ pháp lý liên quan đến động sản nêu trong di chúc. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Hợp đồng tặng cho…
  • Tiền gửi trong ngân hàng: Sổ tiết kiệm;
  • Động sản:  đăng ký xe ô tô, mô tô,… ;
  • Quyền tài sản: cổ phiếu, cổ phần…… ;
  • Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản khác.

Liên hệ Luật sư lập di chúc 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn cụ thể, chi tiết hơn về giấy tờ, thủ tục cần có khi lập di chúc

Cách lập di chúc cho người nước ngoài tại Việt Nam

Về nội dung của di chúc

Di chúc là một văn bản thể hiện ý muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó, di chúc do người nước ngoài lập tại Việt Nam cũng phải nêu được đầy đủ các vấn đề sau:

Ghi chính xác thời gian, địa điểm viết di chúc.

Thông tin người lập di chúc: viết đầy đủ họ tên, ngày sinh, số CMND/CCCD/hộ chiếu, nơi cư trú,…

Về tài sản để lại cho người thừa kế, ghi cụ thể các thông tin như:

  • Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất: sẽ có thông tin thể hiện trên Giấy chứng nhận như vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất; diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng của căn nhà; thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành…
  • Với các tài sản khác mà không có giấy chứng nhận, không phải đăng ký nên mô tả kỹ các yếu tố như: hình dáng, kích thước, công dụng, địa chỉ nơi nó đang lưu trữ.

Về thông tin người nhận thừa kế: Khi người lập di chúc là người nước ngoài muốn để lại tài sản cho ai thì ghi thông tin của người đó càng chi tiết càng tốt. Các thông tin về người nhận thừa kế cần ghi rõ họ tên, số CMND/CCCD/hộ chiếu, ngày sinh, nơi cư trú,…

Về phần ý nguyện của người lập di chúc: phần này có thể viết hoặc không.

Cam kết và ký tên của người lập di chúc.

Về hình thức của di chúc

Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

Bên cạnh đó, pháp luật quy định Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc;

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 5 Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015, nếu di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.

Vậy, trong trường hợp người nước ngoài sử dụng ngôn ngữ nước ngoài để lập di chúc thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực, nếu không sẽ vi phạm về hình thức di chúc và có thể dẫn đến việc di chúc bị vô hiệu.

Khách hàng có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ lập di chúc vui lòng liên hệ qua số 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục miễn phí.

Tổng đài tư vấn pháp luật di chúc

Để giải đáp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải liên quan đến vấn đề lập di chúc, soạn thảo, lưu trữ di chúc và giải quyết những tranh chấp phát sinh. Trung tâm di chúc Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 0963.673.969 (Zalo). Việc tư vấn qua điện thoại có nhiều ưu điểm như sau:

  • Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian đi lại khi không phải lên trực tiếp văn phòng;
  • Giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí mà vấn đề của khách hàng vẫn được giải đáp nhanh chóng, hiệu quả;
  • Thời gian tư vấn linh hoạt, khách hàng có thể đăng ký tư vấn ngoài giờ hành chính;
  • Khách hàng vẫn được luật sư tư vấn tận tâm, cụ thể, nhiệt tình,
  • Mọi thông tin của khách hàng cung cấp sẽ được bảo mật tuyệt đối.

Trung tâm di chúc Việt Nam

Trung tâm di chúc Việt Nam là đơn vị có chuyên môn sâu trong lĩnh vực di chúc tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn, chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực.

Hiện nay, chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh…, và đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng ở 63 tỉnh/thành trên cả nước.

Trung tâm di chúc Việt Nam đang cung cấp một số dịch vụ như:

  • Tư vấn pháp luật về thừa kế;
  • Soạn thảo di chúc;
  • Lưu trữ, thẩm định, công bố di chúc;
  • Khai nhận di sản thừa kế; Giải quyết tranh chấp về thừa kế, di chúc…

Ngoài ra, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng cung cấp các dịch vụ khác có liên quan như:

  • Dịch vụ Luật sư, Công chứng,
  • Thừa phát lại, lập vi bằng,
  • Giám định chữ ký…

Trên đây là bài viết với nội dung Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam như thế nào?”. Nếu Quý khách hàng có câu hỏi liên quan đến bài viết hoặc có vấn đề pháp lý cần hỗ trợ như lập di chúc, di chúc có yếu tố nước ngoài, khởi kiện tranh chấp thừa kế,… vui lòng liên hệ tổng đài 0963.673.969 (Zalo) để được Trung tâm di chúc Việt Nam tư vấn nhanh chóng, kịp thời.

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *