Cô Nguyễn Thị T có gửi câu hỏi đến Trung tâm Di chúc Việt Nam : Thưa luật sư, tôi có ba người con trai. Nay tuổi đã cao, biết không thể ở mãi bên các con. Tôi muốn lập di chúc để lại toàn bộ nhà đất và tài sản cho các con. Để các con có nền tảng phấn đấu sau này. Tôi cũng muốn để lại một phần lớn hơn cho con trai út. Tôi có thể tìm mẫu đơn di chúc thừa kế chuẩn ở đâu? Làm thế nào để viết di chúc thừa kế chuẩn ? Chúng tôi xin phân tích cụ thể nội dung này thông qua bài viết dưới đây, nếu bạn đọc có vấn đề gì cần giải đáp vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ.
MỤC LỤC
Mẫu đơn di chúc thừa kế chuẩn là gì?
Theo quy định pháp luật Di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Về hình thức Di chúc phải được lập thành văn bản hoặc di chúc miệng.
Mẫu đơn di chúc chuẩn là văn bản di chúc đã được lập sẵn theo quy định của pháp luật và để trống các thông tin. Người lập di chúc chỉ cần điền các thông tin cá nhân, thông tin di sản vào Mẫu đơn di chúc. Sau đó thực hiện công chứng, chứng thực hoặc xác nhận làm chứng theo quy định của pháp luật.
Mua mẫu đơn di chúc thừa kế chuẩn ở đâu?
Hiện tại, Trung tâm Di chúc Việt Nam cùng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ liên quan đến di chúc và thừa kế như sau:
- Tư vấn các quy định pháp luật về di chúc và phân chia tài sản thừa kế.
- Hướng dẫn cách thức và nội dung cụ thể để lập di chúc theo đúng quy định.
- Hỗ trợ khách hàng thu thập hồ sơ cần thiết để tiến hành lập di chúc.
- Cung cấp các mẫu di chúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Soạn thảo di chúc theo yêu cầu và mong muốn cá nhân của khách hàng.
Chúng tôi cung cấp các mẫu đơn di chúc viết tay, di chúc thừa kế tài sản và đất đai theo đúng quy định pháp luật. Quý bạn đọc có thể liên hệ với Trung tâm Di chúc Việt Nam qua số Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn trực tiếp và nhận mẫu đơn. Hoặc quý bạn đọc có thể đặt hàng theo link sau: https://shp.ee/odblpdr.
Các loại mẫu đơn di chúc thường gặp
Bạn đọc tham khảo một số mẫu di chúc dưới đây:
Mẫu đơn di chúc viết tay
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại ……………………………………………………..,
Tôi là: ………………………………….
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:
Tài sản của tôi gồm:
1/ Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………………….. Số phát hành ………………… số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: …………………… do …………………………. cấp ngày ………………….
Thông tin cụ thể như sau:
* Quyền sử dung đất:
– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …………………… mét vuông)
– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………….
– Thửa đất: ……….. – Tờ bản đồ: ………….
– Mục đích sử dụng: …………………
– Thời hạn sử dụng: ………………………..
– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………
* Tài sản gắn liền với đất:
– Loại nhà: ……………………; – Diện tích sàn: ……… m2
– Kết cấu nhà : …………………; – Số tầng : ………….
– Thời hạn xây dựng: …………; – Năm hoàn thành xây dựng : …………
2/ Quyền sở hữu, sử dụng chiếc xe ô tô mang biển số …………. theo giấy đăng ký ô tô
số ……… do công an ………. cấp ngày …………… Đăng ký lần đầu ngày …………… mang tên ông/bà: …………………. Địa chỉ: ………………………………………….
Nhãn hiệu : …………………………………………
Số loại : ………………………………………….
Loại xe : …………………………………………
Màu Sơn : …………………………………………
Số máy : …………………………………………
Số khung : …………………………………………
Số chỗ ngồi : …………………………………………
Năm sản xuất: …………………………………………
3/ Sổ Tiết kiệm có kỳ hạn số ……………. số tài khoản ………………… kỳ hạn …….. do Ngân hàng …………………., phát hành ngày …………….., ngày đến hạn ……………. mang tên …………… với số tiền là ……… VNĐ (Bằng chữ: …………..).
Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho:
1/ Ông/bà: ………………………………….
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
2/ Ông/bà: ………………………………….
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
Ngoài ông/bà ………………, tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.
Ý nguyện của tôi: ………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………..
Sau khi tôi qua đời,……………………… được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.
Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành ( …. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
Mẫu đơn di chúc thừa kế đất đai
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, Ngày tháng năm , tại …………………………………………………………….
Tôi là (ghi rõ họ và tên):…………………………………………… Sinh ngày: ……/……./……..
Chứng minh nhân dân số:…………..ngày…./…../….tại…………………………………….
Đăng ký thường trú tại: (Truờng hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …………………………………………………………………….
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
* Quyền sử dung đất:
– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …………………… mét vuông)
– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………….
– Thửa đất: ……….. – Tờ bản đồ: ………….
– Mục đích sử dụng: …………………
– Thời hạn sử dụng: ………………………..
– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………
* Tài sản gắn liền với đất:
– Loại nhà: ……………………; – Diện tích sàn: ……… m2
– Kết cấu nhà : …………………; – Số tầng : ………….
– Thời hạn xây dựng: …………; – Năm hoàn thành xây dựng : …………
………………………………………………………………………..
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ………………………
Sau khi tôi qua đời, toàn bộ di sản thừa kế trên tôi để lại cho con …………………………… sinh năm………….., CMND số:………………..do Công an …………………..cấp ngày ……………………….., hiện có hộ khẩu thường trú tại: ………………… được sở hữu toàn bộ.
Khi đó con ……………………………………là chủ sở hữu duy nhất của toàn bộ di sản thừa kế nêu trên, không ai khác được tranh chấp, gây mất đoàn kết gia đình.
Con………………………. có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên, lo trang trải công nợ và việc hậu sự sau này của chúng tôi.
Bản di chúc này do tự tay tôi (……………………………) viết lại theo ý nguyện của mình. Sau khi tự mình đọc lại toàn văn Di chúc, tôi công nhận bản di chúc đã đúng ý nguyện của tôi. Tôi ký tên và điểm chỉ ngón trỏ bàn tay phải dưới đây để làm bằng chứng.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
Mẫu đơn di chúc thừa kế công chứng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, trước mặt Công chứng viên Văn phòng công chứng ………………………………
Tôi tên là:……………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………………………………
Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, không bị bất kỳ một sự ép buộc hoặc lừa dối nào, tôi đã tuyên bố nội dung của di chúc trước Công chứng viên, Công chứng viên đã cho đánh máy bản di chúc của tôi với nội dung như sau:
- Về tài sản:
Tôi là chủ sở hữu, chủ sử dụng các tài sản gồm:
…………………………………………………………………………….……………………………Tôi cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc lập di chúc này.
- Nội dung di chúc:
Bằng di chúc này, tôi tuyên bố: Sau khi tôi chết, theo ý nguyện tôi đồng ý để lại tài sản nêu trên cho:
…………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..………………………………
Cụ thể như sau: ……………………………………………………………………….………………
Sau khi tôi chết những người có thông tin nêu trên được thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để nhận tài sản nêu trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung Di chúc của tôi, nội dung của bản Di chúc này đã được tôi suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng.
Tôi lập Di chúc này trong lúc tôi hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt không bị ai đe dọa hoặc ép buộc hay lừa dối.
Tôi đã tự đọc lại và nghe công chứng viên đọc lại bản Di chúc này; được nghe công chứng viên giải thích rõ các quy định của pháp luật về việc thừa kế theo Di chúc.
Tôi công nhận toàn bộ nội dung Di chúc hoàn toàn đầy đủ, chính xác và đúng với ý nguyện của tôi.
Tôi ký tên và điểm chỉ dưới đây làm bằng chứng./.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Hôm nay, ngày… tháng… năm ……… tại trụ sở Văn phòng công chứng …………………… địa chỉ: ……………………………………………
Tôi: ………………………. – Công chứng viên, trong phạm vi trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật,
CHỨNG NHẬN:
Di chúc này được lập bởi:
Ông/ bà ………………………………………., sinh năm ………, Căn cước công dân số ……………………………………….. do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày ………………………; Nơi thường trú tại:…………. …………………………………
– Ông/bà …………………………………… đã tự nguyện lập Di chúc này;
– Tại thời điểm ký và điểm chỉ vào Di chúc này, Ông/bà ………………………………. có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;
– Ông/ bà ………………………………… cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc lập di chúc này.
– Mục đích, nội dung của di chúc không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Ông/bà ………………………………… đã tự đọc lại, đồng ý toàn bộ nội dung, đã ký vào từng trang và điểm chỉ vào Di chúc này trước mặt tôi; chữ ký và dấu điểm chỉ trong Di chúc đúng là chữ ký và dấu điểm chỉ của ông/bà …………………………………;
– Văn bản công chứng này được lập thành …… bản chính, mỗi bản chính gồm …… tờ, …….. trang, có giá trị pháp lý như nhau, người yêu cầu công chứng giữ ……. bản chính; 01 (một) bản chính lưu tại Văn phòng Công chứng.
Số Công chứng: ……………………………..; Quyển số: ……………………………………
CÔNG CHỨNG VIÊN
Cách viết mẫu đơn di chúc thừa kế
Việc lập di chúc thừa kế là một hành động pháp lý đơn phương, thể hiện ý chí của người lập di chúc trong việc chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Đây là một việc làm phổ biến trong đời sống, nhưng khi tiến hành lập di chúc, cần lưu ý những điểm sau:
Hình thức di chúc:
Di chúc có thể tồn tại dưới hai hình thức: văn bản và miệng. Pháp luật Việt Nam chú trọng hơn đến di chúc bằng văn bản và chỉ cho phép lập di chúc miệng trong trường hợp không thể lập di chúc bằng văn bản.
Di chúc miệng là sự bày tỏ ý chí của người để lại tài sản qua lời nói và chỉ có giá trị trong những hoàn cảnh khẩn cấp. Nếu sau một thời gian nhất định mà người lập di chúc vẫn còn sống và minh mẫn, di chúc miệng sẽ tự động hủy bỏ.
So với di chúc miệng, di chúc bằng văn bản có nhiều thể thức và quy định chặt chẽ hơn. Di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng. Di chúc bằng văn bản có người làm Chứng. Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
Người lập di chúc:
Phải là người trưởng thành, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, tỉnh táo, minh mẫn, không bị lừa dối, ép buộc hay đe dọa.
Trẻ vị thành niên từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nếu có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Nội dung của di chúc:
Không được vi phạm pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội.
Không viết tắt hoặc sử dụng ký hiệu.
Nếu di chúc có nhiều trang, phải ghi rõ số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập ở mỗi trang.
Nếu có chỉnh sửa, tẩy xóa, người lập di chúc phải ký tên tại vị trí sửa đổi.
Về tài sản trong di chúc:
Tài sản bao gồm cả tài sản chung và tài sản riêng của người lập di chúc. Tất cả cần được chứng minh bằng các giấy tờ hợp pháp.
- Đối với bất động sản như quyền sử dụng đất, nhà ở. Cần nêu rõ vị trí, diện tích, nguồn gốc sử dụng và các giấy tờ liên quan.
- Đối với động sản như xe cộ, cần ghi rõ biển số, thông tin đăng ký và các chi tiết liên quan đến phương tiện.
- Đối với tài sản tiền gửi tiết kiệm, cần nêu rõ thông tin về ngân hàng, số tiền, kỳ hạn và lãi suất.
Nguyện vọng của người lập di chúc:
Người lập di chúc có thể bày tỏ những mong muốn cá nhân. Liên quan đến việc phân chia, quản lý tài sản, hoặc chăm sóc các thành viên trong gia đình sau khi qua đời.
Đây là phần nhằm truyền đạt rõ ràng ý chí của họ về cách sử dụng tài sản để đảm bảo lợi ích cho người thừa kế. Duy trì ổn định cuộc sống gia đình hoặc thậm chí duy trì các hoạt động kinh doanh. Những mong muốn này có thể bao gồm việc phân công trách nhiệm cụ thể cho người thừa kế. Cả trong việc bảo quản và phát triển tài sản, hoặc đề cập đến cách hỗ trợ tài chính cho những người thân yêu.
Thông tin về người thừa kế:
Khi để lại tài sản cho người thừa kế, cần ghi rõ thông tin cá nhân của người nhận. Bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, ngày cấp, cơ quan cấp và địa chỉ cư trú. Thông tin càng chi tiết, càng tránh được những tranh chấp về sau.
Những điểm trên là những yêu cầu cơ bản cần đảm bảo khi lập một di chúc thừa kế hợp pháp và rõ ràng.
Dịch vụ tư vấn, soạn thảo di chúc
Trung tâm Di chúc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Luật Hùng Bách. Chúng tôi, chuyên về nhiều lĩnh vực pháp lý bao gồm cả thừa kế. Các Luật sư tại Luật Hùng Bách có kinh nghiệm trong việc tư vấn, soạn thảo di chúc và giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản, di chúc, phân chia di sản thừa kế và các tranh chấp thừa kế.
Các dịch vụ liên quan đến thừa kế của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn lập di chúc hợp pháp;
- Giải quyết tranh chấp thừa kế;
- Thủ tục khai nhận di sản;
- Phân chia tài sản thừa kế;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền thừa kế và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan…
Để giải đáp các thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!