DI CHÚC CÓ HIỆU LỰC TỪ THỜI ĐIỂM NÀO VÀ BAO LÂU?


Di chúc là sự thể hiện ý chí của một người, nhằm định đoạt tài sản của mình sau khi người đó chết. Tuy nhiên, việc định đoạt di sản và phân chia di sản ấy có phù hợp và được pháp luật công nhận không còn phụ thuộc vào hiệu lực của di chúc. Vậy hiệu lực của di chúc là gì? Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào? Trường hợp nào di chúc không có hiệu lực? Mọi vướng mắc này Trung tâm di chúc Việt Nam sẽ giải đáp qua bài viết: “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào và bao lâu?”. Bạn đọc cũng có thể liên hệ trực tiếp qua 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Hiệu lực di chúc là gì?

Hiệu lực của di chúc chính là sự ràng buộc pháp lý, buộc các bên liên quan phải thực hiện đúng theo những gì đã được ghi trong di chúc. Hiệu lực pháp luật của di chúc mang ý nghĩa là giá trị pháp lý của nó khi được triển khai trong thực tế, thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt ý nguyện của người lập di chúc cũng như các quy định của pháp luật hiện hành.

Hiệu lực của di chúc phụ thuộc vào tính hợp pháp của nó. Một di chúc hợp pháp phải đảm bảo các yêu cầu về điều kiện chủ thể, nội dung và hình thức, đồng thời không vi phạm quy định pháp luật và đạo đức xã hội.

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào và bao lâu
Liên hệ tư vấn hiệu lực di chúc qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) 

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm nào?

Theo quy định pháp luật, di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, tức là từ thời điểm người để lại di chúc qua đời. Di chúc không có hiệu lực khi người lập di chúc còn sống hoặc chưa đến thời điểm mở thừa kế. Kể từ thời điểm này, người thừa kế theo di chúc được thừa kế các quyền và nghĩa vụ của người chết để lại.

Trường hợp di chúc đó bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện đầy đủ, toàn bộ mong muốn của người lập di chúc, đồng thời cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc, thì trường hợp này sẽ coi như không có di chúc.

Trước khi xác định di chúc có hiệu lực khi nào, cần xác định di chúc đó có hợp pháp hay không. Di chúc hợp pháp cần đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau:

Về người lập di chúc

  • Người lập di chúc là người thành niên hoặc người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
  • Người lập di chúc trong tình trạng tỉnh táo, minh mẫn, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép;
  • Người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được lập di chúc nhưng phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Về hình thức của di chúc.

Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, có hai hình thức di chúc được pháp luật công nhận bao gồm: Di chúc bằng văn bản và di chúc miệng. Người lập di chúc có quyền lựa chọn một trong các hình thức di chúc cụ thể như sau:

Di chúc bằng văn bản.

Di chúc bằng văn bản gồm có các hình thức quy định tại Điều 628 Bộ luật dân sự, bao gồm:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng;
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Di chúc miệng.

  • Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của họ đi đe dọa, không có khả năng lập di chúc bằng văn bản.
  • Di chúc sẽ hợp pháp nếu việc lập di chúc này có ít nhất 2 người làm chứng, sau khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng người làm chứng ghi chép lại và ký tên, điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày cần phải xác thực chữ ký, điểm chỉ của 2 người làm chứng trên văn bản ghi chép nguyện vọng của người chết tại Văn phòng công chứng hoăc cơ quan có thẩm quyền.
  • Sau 3 tháng nếu người để lại di chúc miệng vẫn còn sống, minh mẫn, tỉnh táo thì di chúc miệng sẽ không còn hiệu lực.

Liên hệ tư vấn về thưa kế, di chúc qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) 

Về nội dung di chúc.

Dù lập theo hình thức nào, di chúc cũng cần đảm bảo những nội dung chủ yếu sau:

  • Ngày, tháng, năm lập di chúc;
  • Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
  • Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
  • Di sản để lại và nơi có tài sản.

Di chúc có thể có các nội dung khác ngoài những nội dung nêu trên. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu.

Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trong trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng trong di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ có tẩy xóa, sửa chữa.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ Lập di chúc vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế, Di chúc tư vấn và hỗ trợ.

Hiệu lực của di chúc kéo dài bao lâu?

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm Di chúc. Hiện gia đình tôi đang có vướng mắc. Ông bà nội tôi sinh được 3 người con bao gồm hai bác gái và bố tôi. Ông nội tôi có tài sản riêng là thửa đất mà ông và gia đình tôi đang sinh sống. Hai bác gái đã đi lấy chồng ở thành phố. Ông tôi đã lập di chúc để lại toàn bộ thửa đất cho bố tôi khi tinh thần còn minh mẫn, tỉnh táo. Vậy, tôi muốn hỏi là hiệu lực của di chúc kéo dài bao lâu? Nếu sau này ông tôi thay đổi ý nguyện và lập một bản di chúc khác thì di chúc trước đó sẽ xử lý như thế nào? Mong Trung tâm Di chúc giải đáp giúp gia đình!

Tư vấn của trung tâm

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Trung tâm Di chúc để giải đáp vướng mắc của mình. Với trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp như sau.

Hiệu lực của di chúc không bị giới hạn về thời gian và kéo dài cho đến khi các quyền và nghĩa vụ được quy định trong di chúc được thực hiện đầy đủ và không bị vô hiệu.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản, thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực. Ngoài ra, người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập bất cứ lúc nào. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới, di chúc được lập trước đó sẽ bị hủy bỏ. Nếu trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì sẽ phải chia lại theo di chúc, nếu người thừa kế theo di chúc có yêu cầu.

Như vậy, đối với trường hợp ông bạn sau này lập một bản di chúc mới thì di chúc được lập trước đó sẽ không có hiệu lực. Bản di chúc này sẽ bị hủy bỏ, và di chúc được lập sau mới có hiệu lực.

Trường hợp khách hàng cần tư vấn chuyên sâu. Vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ

Các trường hợp di chúc không có hiệu lực.

Quy định di chúc phát sinh hiệu lực sau khi người lập di chúc mất. Điều đó đồng nghĩa với việc nội dung của di chúc không thể bị thay đổi. Tuy nhiên, việc định đoạt tài sản không chỉ phụ thuộc vào ý chí của người lập mà còn do luật định. Nếu không đảm bảo các điều kiện có hiệu lực của di chúc sẽ dẫn đến việc di chúc bị vô hiệu hay di chúc không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

  • Di chúc được lập không không đáp ứng các điều kiện di chúc hợp pháp ;

  • Di chúc bị sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Di chúc mới nhất sẽ có hiệu lực và di chúc cũ sẽ mất hiệu lực;
  • Người thừa kế từ chối nhận di sản;
  • Di chúc bị thất lạc hoặc hư hại:
  • Người thừa kế không còn sống vào thời điểm mở thừa kế, trừ khi di chúc có quy định về người thừa kế thay thế. Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Di chúc bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ hoặc một phần do có tranh chấp và được chứng minh là không hợp pháp.

Liên hệ tư vấn di chúc vô hiệu lực qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) 

Di chúc không có hiệu lực chia thừa kế thế nào?

Hậu quả pháp lý của di chúc không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực là gì?

Di chúc không có hiệu lực là việc nội dung trong di chúc không được công nhận. Việc không đáp ứng được điều kiện có hiệu lực của di chúc dẫn theo phần di sản liên quan tới nội dung di chúc bị vô hiệu không được định đoạt theo đúng ý chí của người lập. Hậu quả pháp lý của trường hợp này là phần nội dung vô hiệu của di chúc không được thừa nhận theo quy định pháp luật. Qua đó sẽ gây ảnh hưởng đến lợi ích và quyền lợi hợp pháp đối tượng hưởng di sản thừa kế.

Hậu quả pháp lý của di chúc không có hiệu lực.

Trường hợp di chúc không có hiệu lực, di sản thừa kế của người chết sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật.

Tại quy định tại Điều 649 BLDS 2015 chúng ta có thể hiểu rằng: thừa kế theo pháp luật là hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế sẽ do pháp luật quy định.

Chia thừa kế theo pháp luật là việc chia phần tài sản thừa kế của người chết theo hàng thừa kế mà không theo ý chí của người để lại di sản.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì hàng thừa kế bao gồm:

“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”

Cách chia thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thì di sản sẽ được phân chia theo thứ tự hàng thừa kế. Những người trong hàng thừa kế thứ nhất sẽ được ưu tiên hưởng di sản thừa kế bằng nhau.

Trường hợp những người ở hàng thừa kế trước đó không còn ai do đã chết; không có quyền hưởng di sản; bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Thì những người ở hàng thừa kế sau mới được hưởng di sản.

Ngoài ra, một trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 652 BLDS 2015 về thừa kế thế vị. Nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà đáng ra bố hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; Trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Liên hệ tư vấn hậu quả pháp lý di chúc không có hiệu lực qua số điện thoại 0963.673.969 (Zalo) 

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế khi di chúc không có hiệu lực

Sau đây chúng tôi xin khái quát thủ tục chia tài sản thừa kế khi di chúc không có hiệu lực thành các bước như sau:

Bước 1: Xác định những người được hưởng tài sản thừa kế khi di chúc không có hiệu lực

Để phân chia di sản thừa kế khi di chúc không có hiệu lực; cần xác định được những người được hưởng tài sản thừa kế theo hàng thừa kế. Trên cơ sở đó, chúng ta mới xác định được mức hưởng di sản thừa kế của từng người.

Bước 2: Tổ chức họp mặt những người thừa kế

Theo quy định tại Điều 656 BLDS 2015 thì những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận việc:

  • Cử người quản lý di sản; người phân chia di sản; xác định quyền, nghĩa vụ của những người này.
  • Cách thức phân chia di sản.

Sau khi những người thừa kế đã thỏa thuận được việc phân chia di sản thì những người này cần lập thành văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 và Khoản 4 Điều 57 Luật công chứng 2014; đối với văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.

Liên hệ Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ lập di chúc.

Bước 3: Chuyển giao tài sản cho những người thừa kế.

  • Đối với di sản thừa kế không phải là quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Sau khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì những người thừa kế tiến hành giao nhận tài sản thừa kế theo như thoả thuận đã lập.
  • Đối với di sản thừa kế là quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được công chứng và niêm yết theo quy định của pháp luật. Thì người thừa kế phải làm thủ tục đăng ký biến động ở tại Văn phòng đăng ký đất đai.

Xem thêm: THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục di chúc thừa kế.

Trung tâm di chúc Việt nam có dội ngũ Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những công việc sau:

  • Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế tài sản là đất đai;
  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật, di sản thừa kế;
  • Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến về thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai; tặng cho nhà đất là di sản thừa kế…
  • Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thừa kế quyến sử dụng nhà đất (công chứng; chứng thực; khai nhận di sản…)
  • Tư vấn các quy định về quản lý; phân chia; thanh toán di sản thừa kế là quyền sử dụng đất đai;
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;…

Liên hệ Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn về di chúc.

Liên hệ luật sư Tư vấn Thừa kế – Luật Hùng Bách

Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 (1 Review)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *