Hiện nay, việc lập di chúc vẫn chưa được phổ biến rộng rãi trên nền tảng văn hóa, xã hội. Dẫn đến khi bố mẹ mất đi, những người con không biết ai được quyền hưởng tài sản, hay tỉ lệ phân chia thế nào? Xảy ra những việc tranh chấp trong gia đình không đáng có, ảnh hưởng đến tình cảm anh em trong nhà. Bài viết này, Trung tâm di chúc chia sẻ cho bạn đọc những nội dung cơ bản về chia tài sản thừa kế không có di chúc thực hiện thế nào? Các vấn đề cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được chúng tôi giải quyết trường hợp riêng của bạn.
MỤC LỤC
Quyền thừa kế tài sản không có di chúc thuộc về ai?
Khi một người qua đời mà không để lại lời chúc, việc phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật về thừa kế. Tài sản của những người đã mất sẽ được phân chia cho những người thuộc quyền kế thừa theo pháp luật. Quyền thừa kế này được xác định dựa trên mối quan hệ hệ thống huyết, hôn nhân hoặc nuôi dưỡng.
Cụ thể, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Vợ hoặc chồng còn sống, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Nếu không có ai thuộc về kế hoạch thứ nhất. Tài sản mới được chuyển sang cho hàng kế thừa thứ hai. Bao gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết. Trong trường hợp thừa kế thứ hai cũng không có ai. Tài sản sẽ được chuyển đến thừa kế thứ ba. Bao gồm các cụ, cô dì, chú bác, cậu mợ và các cháu của người chết.
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống. Ngoài ra, tài sản của người đã mất sẽ được ưu tiên giải quyết các nghĩa vụ tài chính như nợ, thuế, trước khi tiến hành phân chia. Trong các trường hợp đặc biệt như không có người kế thừa, tài sản sẽ thuộc về Nhà nước.
Tỷ lệ chia tài sản thừa kế không có di chúc.
Tình huống chia thừa kế không có di chúc.
Xin chào Trung tâm di chúc. Tôi là Mai Văn T hiện đang sinh sống tại Bắc Giang. Gia đình tôi có 3 anh em, và bố mẹ tôi mới chết năm ngoái, không lập di chúc. Tài sản của bố mẹ để lại là thửa đất tại Bắc Giang, nơi mà 3 anh em chúng tôi sinh sống. Tuy nhiên, 3 anh em đến nay đều không thỏa thuận phân chia thửa đất trên được. Nếu tôi đưa vụ việc này giải quyết theo quy định pháp luật thì cách chia đất thừa kế không có di chúc như thế nào?
Trung tâm di chúc.
Xin chào anh Mai Văn T. Chúng tôi xác định lĩnh vực anh cần tư vấn là tỉ lệ phân chia tài sản là đất thừa kế theo quy định pháp luật. Dựa trên thông tin anh T cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau:
Chúng tôi sẽ xác định những người được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ anh T. Cụ thể: Trường hợp bố mẹ anh T có 3 người con và ông, bà nội ngoại của anh T đều đã chết. Thì 3 anh em của anh T là người duy nhất được hưởng theo kế theo pháp luật.
Trường hợp anh em đều sinh sống, chia tách đất sử dụng trên thực tế. Chúng tôi tư vấn các anh em nên thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Trường hợp các anh em không thống nhất về phân chia tài sản thừa kế. Chúng tôi tư vấn tỉ lệ phân chia thực hiện như sau. Theo quy định pháp luật, di sản thừa kế chia cho những người được quyền hưởng thừa kế bằng nhau. Nghĩa là thửa đất thừa kế sẽ chia làm 3 phần bằng nhau, phân chia đều cho mỗi người. Tuy nhiên, tỉ lệ phân chia có thể thay đổi nếu có căn cứ các anh em có hành vi bất hiếu với người để lại di sản hay ai là người chăm lo, thờ cúng đối với người lập di sản.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về phương án phân chia tài sản thừa kế không có di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Thủ tục chia tài sản thừa kế không có di chúc.
Bước 1: Xác định những người được nhận thừa kế. Hàng kế kế thứ nhất bao gồm vợ chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ và con nuôi. Nếu không có ai thì tài sản được chia cho hàng kế thừa thứ hai. Sau đó là hàng kế thừa thứ ba.
Bước 2: Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Những người nhận thừa kế sẽ tổ chức một cuộc họp để thỏa thuận phân chia di sản. Cuộc hội thảo này có thể diễn ra tại Ủy ban nhân dân phường hoặc phòng công chứng để lập văn bản.
Bước 3: Thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Sau khi các đồng thừa kế lập văn bản thỏa thuận. Những người thừa kế khai nhận di sản tại Ủy ban nơi có tài sản. Hồ sơ bao gồm giấy chứng tử, giấy tờ chứng minh quan hệ thừa kế, giấy tờ về tài sản,…
Bước 4: Đăng ký sang tên tài sản. Sau khi hoàn tất thủ tục khai nhận, những người thừa kế tiến hành thủ tục sang tên tài sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nếu các đồng thừa kế không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản hoặc có khả năng tranh chấp. Các bên nên khởi kiện vụ án phân chia di sản thừa kế tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Phán quyết sẽ được xét xử và đưa ra quyết định phân chia tài sản theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về cách chia tài sản thừa kế không có di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Các khoản phí để chia tài sản thừa kế không có di chúc.
Thứ nhất, thuế thu nhập. Người thừa kế sẽ được miễn nộp nếu thuộc trong các mối quan hệ sau: cha mẹ đẻ/nuôi với con đẻ/nuôi, cha mẹ chồng/vợ với con dâu/rể, ông bà nội/ngoại với cháu nội/ngoại. Trường hợp phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 10% giá trị tài sản nhận được.
Thứ hai, lệ phí trước bạ. Người thừa kế dược miễn nộp nếu thuộc trong các mối quan hệ nếu trên. Trường hợp phải nộp lệ phí trước bạ là 2% đối với tài sản là bất động sản, động sản, ô tô,…
Thứ ba, Phí thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận tài sản. Những người thừa kế sẽ phải chịu chi phí thẩm định hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liên với đất theo quy định của nhà nước đối với tài sản mình nhận được.
Quý khách có nhu cầu tư vấn các chi phí phân chia tài sản thừa kế không có di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Chi phí thực hiện phân chia di sản thừa kế không di chúc trọn gói.
Chi phí, giá thuê Luật sư tại Trung tâm di chúc Việt Nam hỗ trợ thủ tục phân chia tài sản thừa kế không có di chúc cụ thể như sau:
- Phí Luật sư tư vấn về lĩnh vực phân chia di sản thừa kế không di chúc: Miễn phí – liên hệ: 0963.673.969 (Zalo).
- Phí tư vấn trực tiếp với Luật sư tại văn phòng: 500.000 đồng/giờ.
- Đại diện/thay mặt thu thập hồ sơ, giấy tờ còn thiếu: Từ 3.000.000 đồng.
- Luật sư tham gia hỗ trợ toàn bộ thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền: Từ 5.000.000 đồng.
Biểu phí Luật sư nêu trên được điều chỉnh cho phù hợp với từng vụ việc, từng yêu cầu của khách hàng. Và đã bao gồm phí tư vấn pháp luật khi Luật sư trực tiếp tham gia thủ tục phân chia di sản thừa kế không di chúc tại cơ quan có thẩm quyền. Mọi nhu cầu tư vấn về mức giá, phí Luật sư hỗ trợ thủ tục khai nhận di sản thừa kế được tiếp nhận 24/7 qua Hotline: 0963.673.969 (Zalo).
Một số câu hỏi về chia tài sản thừa kế không có di chúc.
Chúng tôi thống kế các câu hỏi về chia tài sản thừa kế không có di chúc. Như sau:
Mất giấy khai sinh có nhận thừa kế được không?
Tình huống pháp lý tư vấn.
Tôi là Nguyễn Phương H. Bố mẹ tôi đã qua đời vì tuổi già trong năm nay. Sinh thời, bố mẹ tôi mua được 2 thửa đất ở Hòa Bình và có 3 người con. Tôi là em út nên sống và chăm lo cho bố mẹ. Nay bố mẹ mất, tôi phát hiện giấy khai sinh của mình không còn. Tôi lo rằng không nhận được di sản thừa kế của bố mẹ. Các anh em trong gia đình không hòa thuận nên sẽ lấy đi phần thừa kế của tôi. Vậy, có cách nào để chứng minh mình được quyền thừa kế nữa không? tôi có thể nhận thừa kế nếu không có giấy tờ đó không?
Trung tâm tư vấn trả lời
Xin chào anh Nguyễn Phương H. Chúng tôi xác định lĩnh vực anh cần tư vấn là giấy tờ chứng minh quyền thừa kế. Dựa trên thông tin anh H cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau:
Để thực hiện thủ tục nhận di sản thừa kế của người chết. Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào giấy tờ theo quy định pháp luật để xác định người thừa kế. Giấy khai sinh là văn bản đầu tiên xác định anh H có phải là người thừa kế hay không.
Ngoài Giấy khai sinh, các văn bản chứng minh quan hệ nhân thân khác như sau:
- Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước về mối quan hệ nhân thân (Trường hợp địa phương biết về quan hệ nhân thân).
- Sổ hộ khẩu.
- Giấy xác nhận thông tin cư trú (Trường hợp cùng hộ khẩu với người để lại di sản).
- Các văn bản khác của cơ quan nhà nước theo quy định.
- Trường hợp cần thiết, anh H cần thực hiện các thủ tục tại Tòa án có thẩm quyền để xác định quan hệ nhân thân.
Trường hợp anh H không có bất kì văn bản xác định được mối quan hệ nhân thân với người để lại di sản. Theo quy định pháp luật, anh H chưa đủ điều kiện để xác định là người nhận di sản thừa kế.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về phương án phân chia tài sản thừa kế không có di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Tự thỏa thuận chia tài sản khi không có di chúc được không?
Thỏa thuận chia di sản khi không có di chúc
Tôi là Phạm Văn H đang sinh sống tại Ninh Bình. Bố tôi mới mất năm ngoái, không lập di chúc. Các anh em tôi đã tự tách thửa đất bố mẹ và sinh sống riêng trên thực tế. Tôi đang đề xuất với các anh em là phân chia theo hiện trạng đang sử dụng thực tế. Vậy chúng tôi có thực hiện được không và quy định thế nào?
Trung tâm pháp luật trả lời
Xin chào anh Phạm Văn H. Chúng tôi xác định lĩnh vực anh cần tư vấn là thỏa thuận phân chia tài sản không di chúc. Dựa trên thông tin anh H cung cấp, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định pháp luật, những người thừa kế có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế. Ngoài các anh em của anh H ra, mẹ và ông bà nội anh H đều có phần quyền nhận di sản của bố anh H. Để thỏa thuận chia tài sản không có di chúc, cần phải có sự xác nhận đồng ý bằng văn bản của toàn bộ những người thừa kế.
Những người thừa kế sẽ đến văn phòng công chứng/Ủy ban nhân dân xã để soạn thảo văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Sau đó, những người thừa kế sẽ kí, xác nhận vào văn bản thỏa thuận phân chia đối với nội dung thỏa thuận. Niêm yết văn bản tại ủy ban nhân dân xã để được công nhận theo quy định pháp luật. Những người thừa kế nhận kết quả niêm yết. Thực hiện các thủ tục đăng kí biến động để chia tách thửa đất theo quy định.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về phương án phân chia tài sản thừa kế không có di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Luật sư tư vấn thủ tục thừa kế.
Hiện nay Trung tâm di chúc đang triển khai dịch vụ thừa kế tận nơi. Quý khách hàng liên hệ Luật sư thừa kế theo quy trình sau:
- Bước 1: Liên hệ để được tư vấn phương án thực hiện thủ qua số:0963.673.969 (Zalo).
- Bước 2: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu thực hiện thủ tục. Tư vấn xác định những người thừa kế theo quy định pháp luật.
- Bước 3: Tư vấn về phương án thực hiện. Kí kết Hợp đồng dịch vụ pháp lí.
- Bước 4: Hỗ trợ soạn thảo các văn bản thực hiện thủ tục thừa kế, đại diện giải quyết.
- Bước 5: Bàn giao kết quả tận nơi cho khách hàng.
Trung tâm di chúc là đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực thừa kế tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… Và đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng trên cả nước.
Trung tâm pháp lí
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: trungtamdichuc.com – luathungbach.vn
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!