Thủ tục làm thừa kế đất đai là một trong các thủ tục hành chính khá phổ biến hiện nay. Tuy là thủ tục phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm rõ quy định để thực hiện. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết “Các bước làm thủ tục thừa kế đất đai” của Trung tâm di chúc Việt Nam để hiểu rõ hơn về thủ tục này. Mọi vấn đề cần tư vấn liên quan đến thừa kế đất đai hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
MỤC LỤC
Có những cách làm thủ tục thừa kế đất đai nào?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 2 loại thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Thủ tục thừa kế đất đai theo di chúc.
Để thực hiện được thủ tục này, điều kiện đầu tiên là người để lại di sản phải lập di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý chí, quan điểm của người để lại di sản muốn chuyển giao phần tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc phải được lập theo đúng quy định pháp luật, không trái đạo đức, xã hội.
Các loại di chúc theo quy định pháp luật hiện nay.
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằn văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực;
- Di chúc miệng.
Thủ tục thừa kế đất đai theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo quy định của pháp luật.
Thủ tục này được thực hiện trong trường hợp:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Người được hưởng di sản thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản;
- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở di chúc;
- Những người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc nhưng không được quyền hưởng di chúc hoặc từ chối nhận di chúc.
Ngoài ra thừa kế theo pháp luật còn được áp dụng đối với trường hợp:
- Phần di sản chưa được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần di chúc không hợp pháp;
- Phần di sản có liên quan đến người được hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, không có quyền nhận thừa kế, từ chối nhận thừa kế.
Liên hệ hỗ trợ thủ tục thừa kế đất đai không có di chúc qua hotline 0963.673.969 (Zalo)
Làm thủ tục thừa kế đất đai tại đâu?
Tình huống tư vấn: Chào Luật sư, tôi cần tư vấn về vấn đề thừa kế của mẹ tôi. Mẹ tôi vừa mất được 1 tháng, bà có 1 thửa đất rộng 1000m2 để lại cho con cháu. Gia đình tôi có 2 anh chị em, chúng tôi thống nhất chia mỗi người 1 nửa. Nay chị em tôi muốn làm thủ tục thừa kế đất đai của mẹ để lại nhưng không biết làm tại đâu. Mong luật sư tư vấn hỗ trợ. Xin trân trọng cảm ơn và mong sớm nhận được phản hồi từ quý luật sư.
Luật sư giải đáp chia thừa kế đất đai:
Chào bạn, trường hợp của bạn luật sư xin tư vấn như sau. Mẹ bạn mất không để lại di chúc, các đồng thừa kế sẽ tự thỏa thuận thống nhất phân chia di sản. Người được hưởng thừa kế đến UBND xã hoặc tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành lập Văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Sau đó, sẽ tiến hành thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản. Sau khi thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện xong, các bên có thể thực hiện thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mọi thắc mắc về thủ tục làm thừa kế quyền sử dụng đất hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo)
Cách chuẩn bị hồ sơ thừa kế đất đai.
Chào Trung tâm di chúc, tôi đang thực hiện thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ để lại. Tôi không nắm rõ quy định về thủ tục này, luật sư cho tôi hỏi cần chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục này được đầy đủ và chính xác. Mong luật sư tư vấn và hỗ trợ. Xin cảm ơn.
Hồ sơ thừa kế đất đai cần cung cấp những giấy tờ sau:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (CCCD, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, xác nhận thông tin cư trú…);
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế;
- Giấy chứng tử của cha mẹ người để lại di sản (nếu cha mẹ đã mất);
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản;
- Di chúc (nếu có).
- ……
Tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể chuẩn bị thêm một số loại giấy tờ khác liên quan. Để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác cho trường hợp của bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng.
Thủ tục thừa kế đất đai tại văn phòng công chứng.
Căn cứ vào Luật Công chứng năm 2014, thủ tục thừa kế đất đai tại Văn phòng công chứng tiến hành theo các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng tử của cha mẹ người để lại di sản (nếu cha mẹ đã mất);
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế ;
- Di chúc (nếu có);
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản;
- Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản);
- Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (nếu có);
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (CCCD, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, xác nhận thông tin cư trú…);
- …..
Hồ sơ trên sẽ được nộp tại tổ chức hành nghề công chứng. Đối với những giấy tờ nộp bản sảo quý khách hàng cần mang theo bản chính để tiến hành đối chiếu.
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra hồ sơ công chứng
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung các giấy tờ còn thiếu.
- Trường hợp hồ sơ không có cơ sở để giải quyết thì Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý hồ sơ công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
Tiến hành niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong thời hạn 15 ngày. Trường hợp di sản bao gồm: Bất động sản và động sản hoặc có bất động sản ở nơi khác với nơi cư trú, thì sẽ thực hiện niêm yết sẽ được thực hiện thêm tại Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản.
Nội dung niêm yết cần nêu rõ các thông tin sau:
- Họ, tên của người để lại di sản;
- Họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế;
- Quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế;
- Danh mục di sản thừa kế.
Khi thực hiện thủ tục niêm yết, nếu có khiếu nại, tố cáo sẽ gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết để giải quyết. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận và bảo quản việc niêm yết trên.
Bước 4: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
Hết thời gian niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo gì, tổ chức hành nghề công chứng tiến hành công chứng văn bản thỏa thuận phân chia hoặc văn bản khai nhận di sản của người yêu cầu.
Văn bản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Thủ tục thừa kế đất đai tại Ủy ban nhân dân.
Tình huống tư vấn:
Chào Luật sư, bố mẹ tôi đã mất được 5 năm, gia đình tôi có 4 anh chị em. Bố mẹ để lại 2 thửa đất tại xã X, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bố mẹ tôi mất vì tai nạn giao thông quá đột ngột nên không để lại di chúc. Nay, các anh chị em đều trưởng thành nên quyết định phân chia tài sản của bố mẹ để lại. Chúng tôi đã thống nhất phương án chia cho từng người và không ai có ý kiến gì. Tôi được biết có thể làm thủ tục thừa kế đất đai tại Ủy ban nhân dân. Mong luật sư tư vấn hướng dẫn thủ tục này. Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư giải đáp:
Chào bạn. Đối với trường hợp bố mẹ mất không để lại di chúc, các đồng thừa kế tự thống nhất phân chia tài sản có thể thực hiện tại UBND. Gia đình có thể thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
- Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản (CCCD, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, xác nhận thông tin cư trú…);
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy chứng tử của cha mẹ người để lại di sản (nếu cha mẹ đã mất);
- ….
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân.
Người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ tại bước 1 đến Ủy ban nhân dân để tiến hành thủ tục chứng thực việc khai nhận thừa kế. Cán bộ tiếp nhận sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ sẽ phải hướng dẫn người yêu cầu bổ sung các giấy tờ còn thiếu để tiến hành yêu cầu.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo yêu cầu, các đồng thừa kế minh mẫn, sáng suốt, có mặt đầy đủ tại Ủy ban nhân dân để thực hiện việc chứng thực, cán bộ xử lý sẽ tiến hành thủ tục chứng thực việc khai nhận thừa kế.
Các đồng thừa kế cần ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Trong trường hợp, người thừa kế không biết chữ sẽ tiến hành lăn tay và có ít nhất 02 người làm chứng. Người làm chứng cần đáp ứng yêu cầu: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có quyền lợi, nghĩa vụ gì liên quan đến quyền thừa kế trên.
Người thực hiện chứng thực tiến hành các công việc còn lại theo đúng quy định về chứng thực.
Bước 4: Bàn giao Văn bản khai nhận di sản thừa kế đã chứng thực cho người yêu cầu.
Bạn đọc đang cần hỗ trợ về thủ tục thừa kế đất đai hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tư vấn, giải đáp.
Dịch vụ hỗ trợ thủ tục thừa kế nhà đất trọn gói.
Trung tâm Di chúc với đội ngũ luật sư, cán bộ với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thừa kế, di chúc. Chúng tôi hỗ trợ pháp lý một cách chuyên nghiệp, uy tín và bảo mật thông tin của khách hàng. Luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn khách hàng về pháp luật thừa kế khi khách hàng có nhu cầu. Bạn đọc có thể tham khảo một số dịch Luật sư thừa kế phổ biến như sau:
- Tư vấn, hỗ trợ pháp luật về thừa kế, di chúc cho khách hàng.
- Dịch vụ trọn gói tư vấn, soạn thảo, lập di chúc theo yêu cầu đảm bảo an toàn pháp lý. Ngoài ra Trung tâm còn cung cấp Mẫu di chúc đánh máy, di chúc viết tay và di chúc có hai người làm chứng đúng chuẩn theo quy định;
- Kiểm tra, rà soát nội dung, hình thức di chúc;
- Dịch vụ lưu trữ, Công bố di chúc;
- Dịch vụ hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế;
- Hỗ trợ lập di chúc trực tiếp tại nhà trên phạm vi Toàn quốc;
- Cử Luật sư, cán bộ tư vấn và tham gia giải quyết bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong những vụ việc liên quan như: Tranh chấp di sản thừa kế, tranh chấp đất đai, … Và còn rất nhiều những dịch vụ khác tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Bạn đọc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hỗ trợ thủ tục thừa kế đất đai trọn gói vui lòng liên hệ Luật sư Thừa kế, Di chúc theo số 0963.673.969 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Trung tâm di chúc Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần Hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Liên hệ làm việc trực tiếp tại văn phòng;
- Tư vấn qua các kênh: hotline, zalo, email, fanpage……;
- Liên hệ đặt lịch tư vấn tại nhà.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm vui lòng liên hệ:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: trungtamdichuc.com – luathungbach.vn
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!
PTN.