Biên bản họp gia đình có vai trò quan trọng trong việc thể hiện ý nguyện của người lập và sự đồng ý của các thành viên trong gia đình. Việc lập biên bản họp gia đình giúp ghi rõ các quyết định liên quan đến phân chia tài sản. Điều này không chỉ làm giảm sự tranh chấp trong gia đình mà còn tạo ra ý kiến thống nhất phân chia tài sản cho phù hợp, đảm bảo quyền lợi pháp lý cho tất cả các bên liên quan. Vậy Biên bản họp gia đình có phải là di chúc không? Các vấn đề cần tư vấn chi tiết hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0963.673.969 (Zalo) để được chúng tôi giải quyết trường hợp riêng của bạn.
MỤC LỤC
Biên bản họp gia đình là gì? Di chúc là gì?
Biên bản họp gia đình là văn bản ghi lại nội dung, kết quả của một cuộc họp giữa các thành viên trong gia đình. Thường được sử dụng khi có những vấn đề quan trọng cần bàn bạc và thống nhất. Chẳng hạn như: việc phân chia tài sản, tranh chấp đất đai, hay quyết định các vấn đề lớn khác trong gia đình.
Biên bản họp gia đình thường được sử dụng để làm căn cứ pháp lý nếu có tranh chấp liên quan xảy ra. Nó giúp đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm của từng thành viên đối với các quyết định chung.
Di chúc là một văn bản pháp lý trong đó người lập di chúc thể hiện ý nguyện về việc phân chia tài sản của mình sau khi qua đời. Di chúc phải được lập dựa trên ý chí tự nguyện, không bị ép buộc và tuân thủ đúng quy định của pháp luật để có giá trị pháp lý.
Di chúc có thể được lập dưới nhiều hình thức khác nhau, như di chúc viết tay, di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, hoặc trong một số trường hợp là di chúc miệng (có giá trị trong những tình huống cấp bách). Việc lập di chúc có vai trò quan trọng trong việc tránh tranh chấp tài sản sau khi người sở hữu qua đời, bảo đảm ý nguyện của họ được thực hiện đúng cách và quyền lợi của những người thụ hưởng được bảo vệ.
Biên bản họp gia đình có phải là di chúc không?
Tình huống
Tôi là Phạm Bình T, đang sinh sống tại Hải Phòng là con cả trong gia đình. Bố mẹ tôi sinh được 4 người con và mới mất năm 2018. Trước đó, năm 2015, bố mẹ tôi đã họp gia đình để phân chia thửa đất đứng tên mình. Nội dung biên bản họp là thống nhất cho tôi được nhận toàn bộ thửa đất của bố mẹ. Biên bản họp có xác nhận của bố mẹ và 4 anh em tôi. Tôi đang thắc mắc, Biên bản họp gia đình có phải là di chúc không? Tôi có thể sử dụng để sang tên thửa đất của gia đình cho tôi được không?
Trung tâm di chúc
Xin chào anh Phạm Bình T. Chúng tôi xác định lĩnh vực anh T thắc mắc liên quan đến di chúc. Dựa theo yêu cầu của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Biên bản họp gia đình của bố mẹ anh T chỉ có xác nhận của các thành viên trong gia đình. Không có xác nhận của người làm chứng trong biên bản. Người làm chứng là những người không liên quan đến tài sản trong biên bản, đã đủ 18 tuổi và không mất năng lực hành vi. Biên bản cũng không được công chứng, chứng thực tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Như vậy, biên bản họp gia đình của anh T không thuộc các lọại di chúc được pháp luật quy định.
Anh T không thể sử dụng Biên bản họp gia đình để thực hiện thủ tục sang tên thửa đất. Để sang tên thửa đất cho mình, anh T thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Trong đó, các đồng thừa kế của bố mẹ anh T sẽ lập văn bản thỏa thuận cho anh T đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ. Trường hợp, các anh em không thể thỏa thuận, thống nhất phân chia được. Anh T có quyền khởi kiện để phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất của bố mẹ. Trong đó, biên bản họp gia đình là một trong những căn cứ để Tòa án giải quyết.
Trường hợp khách hàng còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Biên bản họp gia đình cần đáp ứng điều kiện gì để trở thành di chúc?
Trước hết, nội dung của biên bản họp gia đình phải thể hiện rõ ý chí của người để lại tài sản về việc phân chia di sản. Người lập di chúc phải trực tiếp tuyên bố. Hoặc ghi rõ ý định của mình trong biên bản, không bị ai ép buộc hay lừa dối. Ý chí này cần được xác định rõ ràng về tài sản thừa kế. Có thể thêm người thừa kế và các điều kiện kèm theo (nếu có).
Thứ hai, hình thức của biên bản cần tuân thủ các quy định về di chúc theo pháp luật. Nếu là di chúc bằng văn bản có người làm chứng, biên bản cần được ký bởi người lập di chúc và ít nhất hai người làm chứng. Những người làm chứng phải đảm bảo đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc diện được hưởng thừa kế theo nội dung di chúc. Nếu biên bản được lập theo hình thức di chúc công chứng hoặc chứng thực, cần có sự tham gia của cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân có thẩm quyền.
Cuối cùng, biên bản phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý khác. Như người lập di chúc đủ năng lực hành vi dân sự tại thời điểm lập di chúc. Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội…
Trường hợp còn thắc mắc về Biên bản họp gia đình có phải là di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Di chúc có cần các con ký không?
Câu hỏi
Tôi Phạm Đình L, đang sinh sống tại Tuyên Quang. Tôi và vợ có 2 thửa đất đứng tên mình. Nay, tôi đang có nhu cầu lập di chúc để phân chia 2 thửa đất cho các con khi qua đời. Do ủy ban ở xa nơi tôi sinh sống, tôi định lập di chúc có 2 người làm chứng là hàng xóm. Trong bản di chúc sẽ có xác nhận của các con về nội dung tôi phân chia, tránh trường hợp tranh chấp tài sản sau khi qua đời. Trung tâm pháp luật tư vấn cho tôi Bản di chúc đã có đảm bảo hợp pháp hay không?
Trung tâm pháp luật
Xin chào anh Phạm Đình L. Chúng tôi xác định lĩnh vực anh L thắc mắc liên quan đến di chúc. Dựa theo yêu cầu của anh, chúng tôi tư vấn như sau:
Di chúc 02 người làm chứng về hình thức cần phải lập bằng văn bản, có sự xác nhận của 2 người không liên quan đến tài sản. Người làm chứng của anh L là hàng xóm đã đảm bảo về quy định. Về nội dung di chúc, cần ghi rõ ràng về thửa đất, tờ bản đồ, diện tích, địa chỉ, số giấy chứng nhận, phân chia cho những người nhận thừa kế phải ghi rõ thông tin nhân thân.
Việc các con xác nhận vào Bản di chúc thể hiện các con đã biết về nội dung di chúc nhưng không phản đối. Việc có sự xác nhận của các con không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của di chúc. Nhưng, nếu có cơ sở chứng minh việc lập di chúc bị ép buộc, không đúng với ý nguyện của người để lại tài sản. Bản di chúc có thể bị tuyên vô hiệu.
Mọi thắc mắc về Biên bản họp gia đình có phải là di chúc. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Mẫu bản di chúc gia đình.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay là ngày … tháng … năm …., tại địa điểm ………………………………………………………………………………………………….
Tôi tên là:……………………………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:……………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………………………………
Các thành viên trong gia đình gồm:
1.Họ tên: ……………………………………….……………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………………………………………………………………………………………………………………………………….
2. Họ tên: ……………………………………….……………………………………………………………………………
CMND/CCCD số:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Đăng ký hộ khẩu thường trú tại:………………………………………………………………………………………………………………………………….
Trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, không bị bất kỳ một sự ép buộc hoặc lừa dối nào. Tôi đã tuyên bố nội dung của di chúc cho các thành viên trong gia đình và đánh máy bản di chúci với nội dung như sau:
- Về tài sản:
Tôi là chủ sở hữu, chủ sử dụng các tài sản gồm:
…………………………………………………………………………….……………………………Tôi cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đã cung cấp liên quan đến việc lập di chúc này.
- Nội dung di chúc:
Bằng di chúc này, tôi tuyên bố: Sau khi tôi chết, theo ý nguyện tôi đồng ý để lại tài sản nêu trên cho:
…………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..…
Cụ thể như sau: ……………………………………………………………………….………………
Sau khi tôi chết những người có thông tin nêu trên được thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để nhận tài sản nêu trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung Di chúc của tôi, nội dung của bản Di chúc này đã được tôi suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng.
Tôi lập Di chúc này trong lúc tôi hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt không bị ai đe dọa hoặc ép buộc hay lừa dối.
Tôi công nhận toàn bộ nội dung Di chúc hoàn toàn đầy đủ, chính xác và đúng với ý nguyện của tôi.
Tôi ký tên và điểm chỉ dưới đây làm bằng chứng./.
THÀNH VIÊN TRONG GIA (Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
Quý khách có nhu cầu soạn thảo Bản di chúc gia đình. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Thủ tục lập biên bản họp gia đình là di chúc.
- Bước 1: Tổ chức họp gia đình. Người lập di chúc thông báo các thành viên tổ chức cuộc họp để phân chia tài sản của mình. Tại buổi họp, người để lại di sản công bố ý nguyện về việc phân chia tài sản. Rõ ràng về các phần tài sản sẽ để lại cho từng người thừa kế. Các thành viên trong gia đình có quyền trình bày ý kiến, đồng ý hoặc không đồng ý với nội dung phân chia.
- Bước 2: Lập biên bản họp gia đình. Nội dung ghi rõ thời gian địa điểm lập biên bản. Thông tin người để lại di sản, quyền sở hữu tài sản, phần tài sản phân chia cho những người nhận, thông tin người nhận tài sản. Những thành viên tham gia họp gia đình sẽ kí xác nhận vào Biên bản cuộc họp
- Bước 3: Công chứng, chứng thực biên bản cuộc họp. Người để lại di sản thực hiện công chứng, chứng thực biên bản cuộc họp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Bước 4: Lưu trữ văn bản. Người để lại di sản có thể tìm đến người tin tưởng để lưu giữ Biên bản họp gia đinh đến khi mình qua đời. Hoặc tìm đến trung tâm pháp lí để lưu giữ, công bố Biên bản cuộc họp sau khi qua đời.
Liên hệ tư vấn Biên bản họp gia đình có phải là di chúc qua số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Luật sư hỗ trợ thủ tục di chúc thừa kế.
Trong lĩnh vực thừa kế. Lập di chúc là một giải pháp để đảm bảo quyền lợi và ý chí của người để lại tài sản được thực hiện một cách hợp pháp. Tuy nhiên, việc lập di chúc thường gặp khó khăn. Vì liên quan đến nhiều quy định pháp luật và yêu cầu về hình thức. Vai trò của luật sư là hỗ trợ khách hàng. Từ việc tư vấn, soạn thảo đến công chứng hoặc chứng thực di chúc.
Bên cạnh việc lập di chúc. Luật sư còn tư vấn và đại diện pháp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế. Đặc biệt khi có sự mâu thuẫn giữa các thành viên gia đình. Trường hợp người để lại tài sản đã qua đời mà không để lại di chúc. Luật sư hỗ trợ phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật. Đảm bảo quyền lợi cho tất cả các đồng thừa kế.
Nhờ sự hỗ trợ từ luật sư. Khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, đồng thời giảm thiểu rủi ro pháp lý. Điều này giúp quá trình thừa kế diễn ra thuận lợi, đúng quy định và hạn chế tối đa tranh chấp không đáng có.
Liên hệ hỗ trợ thủ tục di chúc thừa kế qua số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ với chúng tôi theo các phương thức sau:
Trung tâm di chúc là đơn vị có chuyên môn trong lĩnh vực thừa kế tại Việt Nam. Trung tâm Di chúc trực thuộc Công ty Luật TNHH Luật Hùng Bách. Đây là tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên môn. Chúng tôi có thể tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trên nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, chúng tôi có hệ thống Văn phòng tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh… Và đội ngũ cán bộ phụ trách khu vực có thể hỗ trợ khách hàng trên cả nước. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng các Dịch vụ của Trung tâm hoặc cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ qua một trong các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại:Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo)
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: trungtamdichuc.com – luathungbach.vn
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!