Con chết trước cha mẹ có được hưởng thừa kế hay không là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Xung quanh vấn đề này Trung tâm di chúc Việt Nam nhận được rất nhiều câu hỏi. Cụ thể như: Cha mẹ có được hưởng thừa kế nếu con chết trước? Con chết trước cha mẹ thì cháu có được nhận thừa kế không? Làm thừa kế khi con chết trước cha mẹ cần giấy tờ gì? Các bước khai thừa kế khi con chết trước cha mẹ? Bài viết dưới đây, mang đến những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề con chết trước cha mẹ có được hưởng thừa kế không. Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0963.673.969 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng.
MỤC LỤC
Cha mẹ có được hưởng thừa kế nếu con chết trước?
Khi trả lời câu hỏi, cha mẹ có được hưởng thừa kế nếu con chết trước hay không. Cần phải xác định con chết có để lại di chúc hay không. Cụ thể:
Con chết không để lại di chúc
Theo BLDS 2015, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Theo quy định trên, cha mẹ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của con. Khi con chết không để lại di chúc, thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Vì vậy, cha mẹ sẽ được hưởng thừa kế nếu con chết trước.
Con chết để lại di chúc
Con chết để lại di chúc không cho cha mẹ hưởng di sản
Theo khoản 1 Điều 644 BLDS 2015. Con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động, cha, me, vợ, chồng vẫn được hưởng di sản thừa kế nếu không được người lập di chúc cho hưởng. Nếu người lập di chúc cho hưởng thì phải được hưởng ít nhất là hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên cha mẹ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu con chết không cho cha mẹ hưởng di sản. Trừ trường hợp cha mẹ từ chối nhận di sản hoặc cha mẹ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Con chết để lại di chúc cho cha mẹ hưởng di sản
Theo BLDS 2015, người được chỉ định hưởng thừa kế trong di chúc sẽ được hưởng di sản. Nếu di chúc đáp ứng theo quy định pháp luật.
Như vậy, cha mẹ cũng được hưởng thừa kế nếu con chết trước có di chúc để lại di sản cho bố mẹ hưởng thừa kế.
Quý khách hàng cần tư vấn về trường hợp cha mẹ có được hưởng thừa kế nếu con chết trước. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Con chết trước cha mẹ thì cháu có được nhận thừa kế không?
Tình huống
Xin chào Luật sư Trung tâm Di chúc Việt Nam . Luật sư cho tôi hỏi: Chồng tôi là Nguyễn Văn A, năm 2018 chồng tôi mất do mắc bệnh hiểm nghèo. Nay bố mẹ chồng tôi mất, để lại một số tài sản thừa kế. Chồng mất, một mình tôi nuôi con nên rất khó khăn. Vì vậy Luật sư cho tôi hỏi khi bố mẹ chồng tôi mất thì con trai của tôi và anh A có được nhận thừa kế không? Mong được Trung tâm tư vấn, giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!
Trung tâm tư vấn
Trước tiên xin cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cho Trung tâm di chúc Việt Nam. Về vấn đề này, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Để xác định con của chị và anh A có được nhận thừa kế do ông bà để lại không. Cần phải xác định ông bà mất có để lại di chúc hay không. Cụ thể:
Ông bà chết có để lại di chúc và di chúc đó hợp pháp
Nếu trong nội dung di chúc, ông bà cho cháu được hưởng thừa kế thì đương nhiên cháu sẽ được nhận.
Nếu ông bà di chúc không có tên cháu:
- Cháu sẽ được hưởng phần thừa kế thế vị nếu ông bà có chỉ định bố cháu;
- Cháu không được hưởng nếu di chúc chỉ định những người khác.
Ông bà chết không để lại di chúc
Theo quy định pháp luật, nếu người để lại di sản chết không để lại di chúc thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 652 BLDS 2015:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, trường hợp anh A chết trước bố mẹ thì khi ông bà mất không để lại di chúc. Con anh A sẽ được hưởng phần di sản mà anh A được hưởng nếu còn sống của ông bà.
Vì vậy, khi trả lời câu hỏi của khách hàng cũng như trả lời vấn đề con chết trước cha mẹ thì cháu có được nhận thừa kế không. Cần phải xác định ông bà chết có để lại di chúc không để áp dụng theo đúng quy định.
Khách hàng cần tư vấn về quyền thừa kế của con khi bố mẹ mất trước ông bà. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Làm thừa kế khi con chết trước cha mẹ cần giấy tờ gì?
Làm thừa kế khi con chết trước cha mẹ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của VPCC nơi yêu cầu;
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đảm bảo đúng luật định;
- Các giấy tờ tùy thân như: Bản sao Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Giấy khai tử hay giấy chứng tử của người để lại di sản. Trường hợp đã mất giấy tờ này thì ra UBND xã để xin bản trích lục;
- Giấy khai tử hay giấy chứng tử của cha, mẹ. Trường hợp đã mất thì người yêu cầu ra UBND xã để xin bản trích lục;
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất. Hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;
- …
Quý khách hàng cần tư vấn về thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Các bước khai thừa kế khi con chết trước cha mẹ.
Các bước khai thừa kế khi con chết trước cha mẹ:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của VPCC nơi yêu cầu;
- Văn bản khai nhận di sản thừa kế hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đảm bảo đúng luật định;
- Các giấy tờ tùy thân như: Bản sao Căn cước công dân/Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị thay thế;
- Giấy khai tử hay giấy chứng tử của người để lại di sản. Trường hợp đã mất giấy tờ này thì ra UBND xã để xin bản trích lục;
- Giấy khai tử hay giấy chứng tử của cha, mẹ. Trường hợp đã mất thì người yêu cầu ra UBND xã để xin bản trích lục;
- Bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất. Hoặc giấy tờ thay thế được pháp luật quy định;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;
- …
Bước 2: Làm thủ tục tại Văn phòng công chứng
- Đến văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.
- Sau khi công chứng viên kiểm tra hồ sơ đáp ứng đúng quy định. Người thừa kế sẽ ký điểm chí vào văn bản.
Bước 3: Niêm yết tại UBND xã
Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được niêm yết trong thời hạn 15 ngày tại UBND xã theo quy định.
Bước 4: Tiến hành công chứng
Sau khi niêm yết xong và không phát sinh tranh chấp, VPCC tiến hành công chứng, đóng dấu vào hồ sơ.
Bước 5: Đăng ký quyền tài sản tại cơ quan nhà nước
Tùy thuộc vào loại tài sản mà người được nhận thừa kế tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước theo quy định.
Quý khách hàng cần tư vấn về thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Tranh chấp thừa kế khi con chết trước phải giải quyết thế nào?
Tình huống
Chào Luật sư, vợ chồng tôi có một người con, năm nay 14 tuổi. Chồng tôi mắc bệnh hiểm nghèo nên mất sớm. Năm 2024, bố mẹ chồng tôi mất không để lại di chúc. Bố mẹ chồng tôi có một sổ tiết kiệm trị giá 2 tỷ đồng. Hiện các anh em của chồng đang tiến hành phân chia di sản thừa kế nhưng không chia cho con tôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi con tôi có được nhận thừa kế thế vị từ bố cháu không. Hiện con tôi đang 14 tuổi thì có tiến hành khởi kiện để giải quyết được không? Tranh chấp thừa kế khi con chết trước phải giải quyết thế nào? Xin trân trọng cảm ơn!
Trung tâm tư vấn.
Chào bạn, đối với trường hợp của gia đình bạn luật sư tư vấn như sau:
Theo quy định pháp luật, nếu người để lại di sản chết không để lại di chúc thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 652 BLDS 2015:
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Như vậy, trường hợp của gia đình chị thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà bố được hưởng nếu còn sống của ông bà.
Về vấn đề, cháu đang 14 tuổi thì giải quyết tranh chấp thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 189 BLTTDS 2015, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Vì vậy, chị có quyền khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con của mình.
Để giải quyết tranh chấp thừa kế thì phải tiến hành khởi kiện tại Tòa án. Do đó, chị phải chuẩn bị bộ hồ sơ khởi kiện đáp ứng quy định để được Tòa án thụ lý.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế;
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản
- Giấy chứng tử hay giấy khai tử. Trường hợp, không còn giấy tờ này thì người khởi kiện ra UBND để xin trích lục;
- Bản kê khai di sản thừa kế theo đúng luật định;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu của người để lại di sản;
- Các giấy tờ liên quan khác…
Lưu ý: Trong trường hợp người khởi kiện đã thực hiện các biện pháp cần thiết để cung cấp hồ sơ, tài liệu cho Tòa án nhưng không được thì họ có thể nhờ Tòa án hỗ trợ thu thập.
Sau khi bản án có hiệu lực, các bên sẽ thực hiện theo quyết định phân chia di sản của tòa án. Nếu cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu cơ quan chức năng hỗ trợ trong việc thi hành án.
Trường hợp khách hàng cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Luật sư tư vấn thừa kế chuyên sâu.
Trung tâm di chúc Việt nam có đội ngũ Luật sư thừa kế có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp sẵn sàng hỗ trợ khách hàng những công việc sau:
- Tư vấn về quyền thừa kế, điều kiện hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc;
- Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế theo di chúc; thừa kế theo pháp luật;
- Tư vấn pháp luật thừa kế theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp. Hướng dẫn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế;
- Tư vấn; trợ giúp; hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký thừa kế quyến sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất;
- Tư vấn các quy định về quản lý; phân chia; thanh toán giá trị phần thừa được hưởng;
- Tư vấn pháp luật về thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế là đất đai, nhà cửa;
- Tư vấn pháp luật thời hiệu thừa kế.
Quý khách hàng cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế. Vui lòng liên hệ số 0963.673.969 (Zalo) để được Luật sư chuyên về Thừa kế tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ luật sư Tư vấn Thừa kế – Luật Hùng Bách
Để được tư vấn, hỗ trợ về các thủ tục pháp lý, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở, chi nhánh của chúng tôi tại: Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 0963.673.969 (Zalo).
- Email : Trungtamdichuc@gmail.com
- Website: Trung tâm di chúc Việt Nam – Luật Hùng Bách
- Fanpage: Trung tâm di chúc Việt Nam
Trân trọng!